Cách chữa

Chữa Chàm Sữa Bằng Lá Trầu Không Có Hiệu Quả? Cách Thực Hiện

Chàm sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy liên tục, nổi mẩn đỏ hay mụn nước vô cùng khó chịu. Trong dân gian vốn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa chàm sữa khác nhau. Trong đó, cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không được lựa chọn, áp dụng phổ biến hàng đầu.

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Khi bị chàm sữa, trên cơ thể trẻ sơ sinh thường xuất hiện những nốt sần đỏ, mụn nước li ti, sờ vào có cảm giác đau rát. Bên cạnh đó, do da của bé bị khô, kéo căng nên thường ngứa ngáy, khiến bé khó chịu, quấy khóc, ăn kém.

Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không là cách thức được nhiều mẹ áp dụng bởi loại thảo dược này vốn xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da. Theo các tài liệu Đông y, lá trầu mang vị cay nồng, tính ấm, có mùi thơm nhẹ với khả năng sát trùng, diệt khuẩn. Bởi thế, đây là nguyên liệu được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa…. Đặc biệt, cả người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng nguyên liệu này bởi độ an toàn khá cao.

Chữa tràm sữa bằng lá trầu không là mẹo lưu truyền trong dân gian
Chữa tràm sữa bằng lá trầu không là mẹo lưu truyền trong dân gian

Bên cạnh đó, nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng trong 100gr lá trầu không có chứa khoảng 2,5 % tinh dầu. Trong lượng tinh dầu này lại gồm nhiều thành phần khác nhau như các chất chống oxy hóa, các hóa chất cho khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại cho da. Bởi thế mà lá trầu không có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.

Thêm nữa, trong lá trầu không còn có chứa các hợp chất phenol, tanin và vitamin có công dụng cải tạo và phục hồi tổn thương do chàm gây ra, kích thích tế bào da mới phát triển, trả lại làn da mịn màng như ban đầu.

Với tất cả những công dụng trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa và cảm nhận hiệu quả vô cùng nhanh chóng.

Khám phá 5 công thức chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Để loại bỏ chàm sữa trên da bằng lá trầu không, các bạn có thể thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau. Ngoài việc sử dụng lá trầu không riêng biệt, bạn còn có thể kết hợp cùng với các nguyên liệu khác để phát huy hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 5 cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không cực kỳ hiệu quả mà các bạn không nên bỏ qua.

Sử dụng nước cốt lá trầu không trị chàm sữa

Trong lá trầu không tự nhiên có chứa rất nhiều dưỡng chất, cần thiết cho việc điều trị chàm sữa cũng như giúp da phục hồi hiệu quả. Do đó để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất này, bạn có thể sử dụng lá trầu không độc vị với cách thực hiện vô cùng đơn giản sau đây

  • Trước tiên bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá trầu vào cối, thêm chút muối hạt rồi giã nhuyễn.
  • Chắt lấy nước cốt lá trầu và dùng một chiếc khăn mềm chấm nước cốt và thoa lên vùng da bị chàm sữa.
  • Bạn nên áp dụng công thức này vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.

Hãy kiên trì thực hiện công thức này thường xuyên mỗi ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng chàm sữa thuyên giảm rõ rệt.

Sử dụng nước cốt lá trầu không giúp phát huy hiệu quả khá tốt
Sử dụng nước cốt lá trầu không giúp phát huy hiệu quả khá tốt

Trị chàm sữa bằng lá trầu không kết hợp một số dược liệu

Theo các tài liệu Đông y, sử dụng lá trầu không kết hợp với một số loại dược liệu như ô liên rô, mò trắng và ích nhĩ tử sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị chàm sữa ở trẻ. Bởi lẽ những nguyên liệu này khi kết hợp với nhau sẽ tăng cường thêm khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm mềm da.

  • Với bài thuốc này, bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu gồm lá trầu không, mò trắng, ô liên rô, ích nhĩ tử có tỉ lệ bằng nhau rồi cho vào nồi, thêm nước vào đun sôi trong thời gian từ 5 đến 10 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc, để nguội bớt rồi dùng thoa lên vùng da bị chàm.
  • Bạn cũng nên thoa thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ và làm sạch da vào sáng hôm sau. Hãy thực hiện phương pháp này cho đến khi các vết chàm biến mất.

Tắm với nước lá trầu không

Trong trường hợp vết chàm xuất hiện nhiều trên da, bạn nên sử dụng nước lá trầu không để tắm cho trẻ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Cách thức này sẽ giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, giảm đi triệu chứng của bệnh.

  • Trước tiên bạn cũng cần chuẩn bị một nắm lá trầu không nhỏ, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trong vòng 20 phút.
  • Sử dụng nước lá trầu không pha với nước lạnh sao cho nước có độ ấm vừa phải và dùng nước này để tắm cho bé. Trong quá trình tắm, bạn hãy dùng bã lá trầu không để chà sát lên vùng da bị chàm.
  • Bạn cần kiên trì áp dụng cách thức này trong vài ngày liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Tắm với nước cốt lá trầu giúp giảm ngứa trên da
Tắm với nước cốt lá trầu giúp giảm ngứa trên da

Chữa chàm sữa bằng lá trầu kết hợp dầu dừa

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu làm đẹp vô cùng quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có chàm sữa. Với việc có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, khi kết hợp dầu dừa với lá trầu không, công dụng trị chàm sữa sẽ được gia tăng gấp bội.

  • Với bài thuốc này, bạn hãy chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch rồi đem giã nát.
  • Chắt lấy nước cốt lá trầu không, thoa lên vùng da bị chàm, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Bạn tiếp tục thoa dầu dừa lên da, để qua đêm và rửa lại mặt vào sáng hôm sau.

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không này cũng đòi hỏi sự kiên trì của người thực hiện. Do đó, các bạn hãy cố gắng thực áp dụng từ một đến hai tuần để nhận thấy hiệu quả.

Sử dụng lá trầu không kết hợp với phèn chua

Một trong những cách thức chữa chàm sữa bằng lá trầu không nữa mà các bạn có thể tham khảo chính là kết hợp với phèn chua. Theo đó, đây là một dược liệu Đông y quen thuộc, có vị chua và chát cho khả năng giải độc và sát trùng da vô cùng hữu hiệu. Khi kết hợp với lá trầu xanh, chàm sữa ở trẻ sẽ sớm thuyên giảm trong thời gian ngắn.

  • Bạn hãy chuẩn bị khoảng 10 – 20 lá trầu không tươi, 2 viên phèn chua.
  • Hãy rửa sạch lá trầu không rồi vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước và 2 viên phèn chua.
  • Sau khoảng 5 phút, bạn tắt bếp lọc lấy nước và dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm.
  • Thời gian ngâm rửa thường từ 15 – 20 phút cho đến khi nước nguội.
  • Hãy kiên trì áp dụng mẹo này khoảng 3 lần một tuần sẽ thấy vùng da bị bệnh được cải thiện rõ rệt.
Công thức với phèn chua cho hiệu quả rõ rệt
Công thức với phèn chua cho hiệu quả rõ rệt

Một số lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không cho trẻ

Khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau giúp nguyên liệu này phát huy hiệu quả tốt nhất cũng như tránh được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra:

  • Trước tiên, bạn hãy thử thoa nước trầu lên vùng da nhỏ của bé, nếu không xuất hiện dấu hiệu kích ứng, bạn có thể áp dụng lên những vùng da khác.
  • Nên chọn những lá trầu bánh tẻ và tươi, không nên chọn lá quá non hoặc quá già để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Lá trầu không nên được rửa và ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn tồn tại trên lá.
  • Lá trầu không có tính cay nồng nên bạn cần tránh sử dụng ở những vị trí như mắt, miệng, tay.
  • Giữ cho vùng da bị chàm trong trạng thái sạch sẽ, thoáng mát. Cùng với đó, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo bổ sung cho trẻ đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu giúp cường sức đề kháng của trẻ.

Về cơ bản, chữa chàm sữa bằng lá trầu không có thể phát huy hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của trẻ. Do đó trong quá trình điều trị, nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, các bạn cần dừng ngay phương pháp này và đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *