Tin tức

Gợi Ý 10 Cách Chế Biến Củ Mài Bổ Dưỡng Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Củ mài hay hoài sơn là sản vật núi rừng rất được người Việt ưa chuộng. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là bài thuốc tuyệt vời. Học ngay 10 cách chế biến củ mài đơn giản và bổ dưỡng trong bài viết dưới đây. 

Cách chế biến củ mài thành món ăn ngon miệng

Củ mài hay hoài sơn có chứa thành phần chính là tinh bột cùng nhiều hoạt chất, khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Lưu lại ngay các cách nấu củ mài ngon dưới đây để thưởng thức nhé.

Củ mài luộc

Đây là món ăn dân dã rất đơn giản nhưng ngon miệng được nhiều người ưa thích.

  • Củ mài rửa sạch, ngâm với nước muối hoặc xát muối trực tiếp lên củ để làm sạch phần nhớt và vị chát khó ăn.
  • Xếp củ mài vào nồi, đổ nước cao hơn mặt củ khoảng 1 đốt ngón tay. Sau đó luộc và hạ nhỏ lửa khi nước sôi.
  • Luộc củ mài cho đến khi vỏ nứt ra, dùng đũa xiên qua thân củ để kiểm tra độ chín.
  • Củ mài luộc chín có mùi thơm, bùi bùi, có thể chấm cùng đường hoặc mật mía sẽ ngon hơn.

Bài đọc thêm: 7 Bài Thuốc Cây Lược Vàng Chữa Viêm Xoang Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Củ mài luộc bùi béo được nhiều người ưa chuộng
Củ mài luộc bùi béo được nhiều người ưa chuộng

Cách nấu chè củ mài ấm nóng ngọt bùi hấp dẫn

Chè củ mài là một trong những món ăn được ưa thích hàng đầu của người dân vùng nông thôn Việt Nam. Cách làm tương đối đơn giản, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian sẽ có món ngon cho cả gia đình.

  • Rửa sạch lớp bùn đất bên ngoài, gọt vỏ củ mài cho sạch dịch nhầy và không bị chát. Sau đó cắt củ mài làm đôi để luộc cho dễ chín.
  • Xếp củ mài vào nồi, đổ nước ngập mặt, luộc với lửa vừa trong khoảng 20 – 30 phút cho đến khi chín mềm. Sau đó vớt ra và để nguội, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Bắc nồi và thêm vào 2 tô nước, thêm 200gr đường vào khuấy đều cho tan. Thêm phần củ mài cắt nhỏ vào đun cùng lửa nhỏ trong khoảng 15 phút cho đường ngấm.
  • Đồng thời dùng 2 muỗng bột bắp hoà tan cùng 3 muỗng nước lọc. Sau khi chè chín thì thêm nước bột bắp vào, vừa đổ vừa khuấy để tránh vón cục.
  • Đun sôi thêm khoảng 2 – 3 phút nữa đến khi chè củ mài sánh lại thì tắt bếp.

Chè củ mài có vị ngọt thanh, bùi béo, dẻo ngọt vừa dễ nấu vừa ngon miệng. Bạn có thể thêm một chút mật ong khuấy đều để chè thơm bùi và có màu đẹp mắt hơn.

Cách chế biến củ mài cùng vừng đen

Một trong những cách chế biến củ mài bổ dưỡng chính là nấu cháo kết hợp cùng vừng đen. Món ăn này dành cho người cao tuổi, người mắc bệnh gan, tiểu đường, ho,… đều được.

  • Ngâm gạo trong khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra và rang thơm.
  • Rửa sạch củ mài, gọt vỏ và thái hạt lựu đều tay.
  • Cho gạo, củ mài, vừng đen đã rang thơm, sữa tươi và ít nước vào trộn đều tay. Sau đó xay nhuyễn tất cả thành bột nước, lọc lấy phần bột ướt.
  • Thêm nước và đường phèn vào đun sôi cho đường tan hết. Tiếp tục dùng vải để lọc thêm một lần nữa.
  • Đổ vào nồi đun sôi lại, thêm bột ướt vừa làm vào và khuấy đều tay cho đến khi sền sệt lại như hồ. Sau đó nêm nếm gia vị cho cháo củ mài và bày ra bát, ăn khi còn nóng.

Công thức cách nấu củ mài với xương ngon miệng

Củ mài bùi bở, thơm thơm hầm cùng xương béo ngậy là cách chế biến ngon miệng nên thử.

Tìm hiểu ngay: Cây Chìa Vôi Là Cây Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh

Cách chế biến củ mài nấu xương béo bở bổ dưỡng
Cách chế biến củ mài nấu xương béo bở bổ dưỡng
  • Rửa sạch 1 – 2 củ mài, gọt vỏ sau đó cắt thành các miếng vừa ăn. Trước khi nấu ngâm củ mài trong nước muối loãng khoảng 15 phút để sạch nhớt.
  • 200g sườn non chặt thành miếng vừa ăn, chần qua với nước sôi và rửa lại sạch sẽ. Sau đó đem hầm lấy nước với lửa nhỏ trong khoảng 40 – 50 phút cho chín mềm.
  • Phi thơm hành tím, cho củ mài vào đảo và đổ phần nước hầm sườn vào. Đun thêm khoảng 20 phút cho củ mài chín mềm, nêm gia vị vừa miệng là được.

Củ mài nấu món gì ngon – Củ mài kho nghệ vàng

Thêm một cách chế biến củ mài độc đáo mà bạn không nên bỏ lỡ chính là củ mài kho nghệ.

  • Củ mài rửa sạch lột vỏ, cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn.
  • Bắc nồi, thêm dầu ăn đun nóng, phi tỏi và thêm bột nghệ vào đảo cùng cho đến khi dậy mùi thơm thì thêm củ mài vào. Nêm thêm ⅓ thìa muối cùng 1 thìa hạt nêm chay.
  • Đổ 2 bát nước vào nồi, thêm 1 thìa mạch nha vào đảo đều tay trên lửa liu riu trong khoảng 20 phút.

Bày món ăn củ mài kho nghệ ra đĩa và dùng với cơm nóng. Lưu ý không kho củ mài quá lâu tránh củ bị bở, không dẻo mất ngon.

Cách làm bột củ mài

Nước bột củ mài cùng bột gạo là món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể và dễ ăn mà bạn có thể tham khảo.

  • Dùng 400g gạo nếp ngâm qua đêm, sau đó vo sạch, để khô, đem rang chín và tán nhỏ thành bột mịn.
  • 100g củ mài sau khi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó đem sao vàng và tán nhuyễn, chế thành bột củ mài.
  • 15g xuyên tiêu cũng đem tán thành bột.
  • Trộn đều hỗn hợp củ mài, gạo nếp và xuyên tiêu sau đó hoà với nước sôi để uống.

Cách chế biến củ mài thành các bài thuốc chữa bệnh

Bên cạnh cách chế biến thành các món ăn bổ dưỡng thì củ mài cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

Bài thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em bằng củ mài

Trẻ em gầy yếu, suy dinh dưỡng phụ huynh có thể cho con sử dụng bài thuốc sau.

Không nên bỏ lỡ: 5 Cách Dùng Cây Lược Vàng Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Bất Ngờ

Dược liệu rất tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, gầy yếu
Dược liệu rất tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, gầy yếu
  • Chuẩn bị 100g củ mài, 50g phòng đẳng sâm, 50g bạch truật, 25g hạt cau, 15g vỏ quýt và 100g mạch nha.
  • Các nguyên liệu đem sao vàng và tán nhuyễn thành bột mịn, bảo quản trong lọ thuỷ tinh đậy nắp kín.

Mỗi ngày dùng 16 – 20g bột thuốc hoà với nước cho trẻ bị suy dinh dưỡng uống.

Cách chế biến củ mài chữa tiêu chảy lâu ngày

Khi bị tiêu chảy nhiều ngày không dứt do tỳ vị hư nhược, bạn có thể sử dụng bài thuốc dưới đây.

  • Thang thuốc gồm có 180g ngũ vị tử, 120g nhục thung dung, 90g đỗ trọng sao vàng, 60g củ mài, 30g ba kích, 30g thần phục, 30g ngưu tất, 30g xích thạch, 30g trạch tả, 30g thục địa.
  • Tất cả đem tán thành bột mịn rồi trộn với hồ, vo thành các viên nhỏ có kích thước bằng hạt đỗ đen. Mỗi ngày sử dụng 20 – 25 viên.

Hoặc trong trường hợp không chuẩn bị được các vị thuốc trên, bạn có thể lấy củ mài mang sao vàng, tán bột mịn. Sau đó dùng bột củ mài thêm nước cơm, muối hạt trộn thành hỗn hợp để sử dụng.

Cách ngâm rượu củ mài giúp cải thiện sinh lý

Đây cũng là một loại rượu thuốc giúp kích thích tiêu hoá, tăng cường sinh lý, chống xuất tinh sớm, chống suy nhược.

Bài đọc thêm: Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Hoài sơn cắt khúc ngâm rượu tốt cho tiêu hoá, tăng cường sinh lực
Hoài sơn cắt khúc ngâm rượu tốt cho tiêu hoá, tăng cường sinh lực
  • 400g củ mài rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc, xếp vào bình thuỷ tinh.
  • Đổ 3 lít rượu gạo vào bình sao cho ngập mặt dược liệu, ủ ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được.

Mỗi ngày nam giới sử dụng 1 – 2 chén nhỏ vào bữa cơm, không nên lạm dụng.

Bài thuốc dùng củ mài chữa tiểu đường

Với người bị tiểu đường, dùng bài thuốc từ củ mài sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm 350g ngũ vị tử, 350g thỏ ty tử, 180g củ mài, 90g liên tử, 40g phục linh.
  • Tán thành bột mịn tất cả vị thuốc, sau đó trộn bột cùng với rượu và hồ để vo thành các viên nhỏ như hạt đậu.

Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên uống viên hoàn với nước nấu cơm sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là các cách chế biến củ mài thành các món ăn bổ dưỡng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù là thực phẩm quen thuộc tuy nhiên không nên quá lạm dụng và sử dụng một cách điều độ.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Dây thìa canh là một trong những “dược liệu vàng” của Đông y Việt Nam. Thảo dược có tính mát, hương thơm cùng vị ngọt tự nhiên có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, thanh nhiệt, giải độc và mát gan. Với những tác dụng đặc biệt, dây thìa canh […]
Cà gai leo là dược liệu được dùng nhiều trong y học với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan và các bệnh về xương khớp. Cà gai leo rất dễ trồng nên nhiều người thường có xu hướng mua dược liệu này về trồng để dùng dần. Vậy nên mua giống cây cà […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *