Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị
Một trong những bệnh lý da liễu phổ biến nhưng có mức độ nguy hiểm cao, cần được phát hiện và điều trị kịp thời chính là viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự nắm rõ bản chất, các tác nhân gây bệnh, nhận biết kịp thời triệu chứng để điều trị đúng cách. Hiểu rõ điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin từ tổng quan về căn bệnh này.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là bệnh gì? Bệnh có lây không?
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một dạng của viêm da tiếp xúc nhưng ở mức độ nặng hơn và đã xuất hiện sự nhiễm trùng da. Tình trạng này xảy ra do sự tấn công của các nhóm virus, vi khuẩn, vi nấm vào đúng vị trí đang có tổn thương trước đó.
Có thể chia bệnh lý này thành 2 giai đoạn chính:
- Viêm da thông thường: Biểu hiện là tình trạng nổi đỏ mẩn ngứa, khó chịu ngoài da. Nguyên nhân có thể do tác nhân gây kích ứng từ môi trường ngoài.
- Viêm da bội nhiễm: Giai đoạn nặng hơn khi tác nhân virus, vi khuẩn và vi nấm lại tiếp tục tấn công vào vị trí viêm da sẵn có. Gây ra các biểu hiện cấp tính nặng khiến người bệnh đau rát, thậm chí có mủ trắng gây nhiễm trùng da.
Vậy viêm da tiếp xúc bội nhiễm có lây không? Nhiều người cho rằng sự bội nhiễm liên quan đến quá trình tấn công của virus, vi khuẩn và nấm nên có thể lây lan. Theo các chuyên gia, bệnh này KHÔNG LÂY LAN từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền, nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh thì con cái có nguy cơ mắc cao hơn.
XEM THÊM: Nguyên nhân viêm da tiếp xúc ở mặt và cách điều trị
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm thực chất là giai đoạn biến chứng của viêm da tiếp xúc thông thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này, có thể xuất phát từ những tác nhân cơ địa bên trong cơ thể hoặc các dị nguyên bên ngoài môi trường như: Không khí, khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm, kem dưỡng da, côn trùng đốt,…
Cụ thể một số tác nhân, nguyên nhân chính gây bệnh có thể kể đến như:
- Vệ sinh ngoài da không đúng cách: Vệ sinh da không đúng cách, không vệ sinh hàng ngày là nguy cơ hàng đầu gây bội nhiễm, nhiễm trùng và các bệnh lý ngoài da. Đặc biệt, với các trường hợp bị viêm da bội nhiễm, bệnh nặng nếu không được xử lý tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm.
- Tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Các biểu hiện ngoài da xuất hiện khi có tác nhân gây kích ứng. Nếu không loại bỏ các yếu tố dị nguyên này khỏi môi trường sống thì việc điều trị không thể hiệu quả được và gây nhiễm trùng .
- Suy giảm sức đề kháng: Ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,….khả năng chống đỡ của cơ thể cũng yếu hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn và nấm tấn công.
- Gãi gây trầy xước ngoài da: Gãi là cách thức nhiều người áp dụng để cải thiện các biểu hiện ngứa ngáy ngoài da. Tuy nhiên, chà xát quá mạnh có thể gây xước da, tạo môi trường thuận lợi cho sự tấn công của virus, vi khuẩn, gây bội nhiễm.
- Lạm dụng các bài thuốc bôi da: Dùng thuốc bôi ngoài da giảm triệu chứng ngứa rát, nóng đỏ là cách điều trị phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không dùng theo chỉ định của bác sĩ, tự ý tăng liều. Đây là nguyên nhân gây ra sự suy giảm sức đề kháng tự nhiên của da, tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm bất kỳ lúc nào.
- Tự ý dùng thuốc dị ứng: Các biểu hiện ngoài da của tình trạng này khá giống với bệnh lý dị ứng thông thường. Do đó, nhiều người thường tự mua thuốc dị ứng về sử dụng. Dùng thuốc không đúng bệnh làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại nhiều biến chứng không lường trước.
Có thể thấy, giai đoạn viêm da thông thường chuyển sang viêm da tiếp xúc bội nhiễm xuất hiện do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Đa số là những nguyên nhân chủ quan, có thể kiểm soát được. Bản thân người bệnh nên chủ động và lưu ý trong quá trình điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nặng sang tình trạng bội nhiễm
Triệu chứng điển hình viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Khác với triệu chứng của viêm da tiếp xúc thông thường, viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, rất nguy hiểm. Sớm phát hiện các triệu chứng bất thường trên da là các tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Biểu hiện của viêm da tiếp xúc bội nhiễm rất dễ nhận biết như:
Triệu chứng ngoài da thông thường
Các biểu hiện tương tự như viêm da tiếp xúc thông thường nhưng diễn tiến ở mức độ nghiêm trọng hơn
- Phát ban, mẩn đỏ trên da, gây tổn thương da nặng nề, nổi hẳn lên thành vết có ranh giới
- Vùng da bị tổn thương dày hẳn lên, đóng vảy, có biểu hiện bong tróc
- Ngứa kèm theo biểu hiện đau rát, nóng đỏ kể cả khi không chạm vào
- Xuất hiện mụn nước, mụn có mủ, có thể kèm theo biểu hiện chảy mủ, chảy dịch
- Vùng da lành xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng, đau nhức và phù nề ngoài da (dù không mẩn đỏ)
Triệu chứng toàn thân
Đặc trưng hơn, bệnh lý này đi kèm các triệu chứng ảnh hưởng toàn thân như sau:
- Có sốt (thường là sốt nhẹ). Một số trường hợp đặc biệt còn bị giảm thân nhiệt
- Hạn chế khả năng vận động do tình trạng viêm nhiễm ngoài da gây đau nhức nghiêm trọng
- Cổ họng luôn có cảm giác khô, thường xuyên có cảm giác khát và muốn uống nước
- Chán ăn, bỏ ăn, người mệt mỏi
- Suy hô hấp (trường hợp nặng), nguy cơ tử vong cao
Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, tốt nhất người bệnh nên đi khám từ sớm để có hướng xử lý phù hợp.
Bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng biến chứng của viêm da tiếp xúc. Do đó, có thể khẳng định, đây là tình trạng nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng khác ngoài da. Nếu để bệnh diễn tiến nặng, điều trị sai cách có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Để lại sẹo thâm: Bội nhiễm thường xảy ra kèm theo sự tấn công sâu vào da của các tác nhân gây kích ứng. Nếu không điều trị dứt điểm thì sẹo thâm vĩnh viễn, sẹo lõm,… không thể khắc phục ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
- Viêm mô tế bào: Nguyên nhân gây bội nhiễm thường do các nhóm vi khuẩn, virus, vi nấm ngoài da. Trong đó, viêm mô tế bào xảy ra do sự ảnh hưởng của các nhóm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn ngoài da,… gây rối loạn các tổ chức liên kết dưới da. Bệnh không xử lý kịp thời có thể gây ra hoại tử, áp xe ngoài da, nhiễm trùng máu,…
- Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Tình trạng bội nhiễm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và gây nhiễm trùng nếu không điều trị tốt có thể gây suy hô hấp, các bệnh lý tim mạch khác và có nguy cơ tử vong.
Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh lý này còn trực tiếp ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Các thương tổn ngoài da khiến họ mất tự tin, hạn chế khả năng vận động, làm việc kém hiệu quả và luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm như thế nào?
Khi vùng da viêm nhiễm đã xuất hiện tình trạng bội nhiễm, việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt. Bản thân người bệnh nên chủ động đi khám tại các chuyên khoa da liễu để tiến hành điều trị theo phác đồ.
Cần lưu ý, bệnh này được coi là tình trạng diễn tiến nặng nên thời gian điều trị thường kéo dài. Người bệnh không nên nóng vội, kiên trì điều trị theo phác đồ để giảm các tổn thương ngoài da và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Uống thuốc gì điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Đầu tiên, người bệnh cần kiểm soát được sự bội nhiễm đang xảy ra, loại bỏ được tác nhân kích ứng kết hợp các phương pháp giảm triệu chứng, chăm sóc tại nhà.
Thuốc Tây y là lựa chọn hàng đầu cho tình trạng viêm nhiễm đã xuất hiện bội nhiễm. Các loại thuốc được chỉ định cho tình trạng này, bao gồm:
- Các thuốc kháng sinh: Kiểm soát tình trạng bội nhiễm, kìm hãm sự phát triển nhân lên của vi khuẩn, virus,…Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định nhóm kháng sinh nặng/nhẹ cho phù hợp. Một đợt dùng thuốc sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa tái phát
- Thuốc sát trùng, sát khuẩn: Có tác dụng làm sạch vùng da bị tổn thương, đặc biệt là trường hợp da có mụn lở loét, mụn nước, chảy dịch mủ,…Nhóm thuốc này thường được chỉ định dưới dạng dung dịch, bôi ngoài da như hồ nước, dung dịch Jarish,…
- Thuốc giảm đau: Kê với mục đích cải thiện triệu chứng đau nhức ngoài da do tình trạng viêm nhiễm nặng. Loại thuốc thông dụng thường dùng là Paracetamol,….Thuốc này cũng có thể dùng khi thân nhiệt tăng trên 38,5 độ. Cần thận trọng khi dùng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng gan, thận, dạ dày,…
- Thuốc kháng viêm: Có thể dùng dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống, có thể kết hợp cả hai khi tình trạng diễn tiến nặng.
- Thuốc kháng vi nấm, virus: Một số ít trường hợp, sự bội nhiễm gây ra bởi vi nấm hoặc virus. Khi xác định được cụ thể nguyên nhân và chủng virus, vi nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp
Tất cả các nhóm thuốc trên, người bệnh cần lưu ý điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc cũ (nếu đã từng bị viêm da tiếp xúc trước đó). Tùy thể trạng và mức độ của mỗi người, bác sĩ có thể kê thêm các nhóm thuốc phù hợp.
XEM THÊM: Tổng hợp các cách điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà không dùng thuốc
Các bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả
Một số người lựa chọn phương pháp Đông y trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm giai đoạn đầu. Các vị thuốc trong Đông y sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi kết hợp đúng cách với nhau và đúng liều lượng.
Do đó, người bệnh không được tự ý tăng giảm hoặc thay đổi thành phần trong bài thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
Một số bài thuốc thông dụng đã được chứng minh về hiệu quả với viêm da tiếp xúc bội nhiễm như sau:
- Bài thuốc số 1: Nguyên liệu sài đất; bồ công anh; kim ngân; thương nhĩ tử; cam thảo. Người bệnh đun lấy nước uống hàng ngày, kết hợp các biện pháp làm sạch, chăm sóc da giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng
- Bài thuốc số 2: Nguyên liệu phòng phong, đương quy, kinh giới, khổ sâm, ngưu bàng tử, tri mẫu, thạch cao, cam thảo, thuyền thoái, kim ngân hoa, hương truật, sinh địa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất, rau má. Tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước uống hàng ngày, không để thuốc qua đêm giảm hiệu quả điều trị.
Với phương pháp Đông y, điều quan trọng là sự kiên trì của người bệnh. Dùng đủ liều, đủ thời gian sẽ giúp việc điều trị hiệu quả, dứt điểm tận gốc. Tuy nhiên, cũng không nên tiếp tục lạm dụng nếu các biểu hiện ngoài da diễn tiến nặng hơn trong thời gian dùng thuốc.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm kiêng ăn gì? Phòng tránh như thế nào?
Thực hiện kiêng khem trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây biến chứng. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cũng tác động một phần đến hiệu quả phương pháp điều trị mà người bệnh đang áp dụng
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn, cụ thể như sau:
- Hạn chế ăn đồ nếp, rau muống: Đây là những yếu tố gây mưng mủ, gây sẹo ở những vết thương hở ngoài da. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng trong thời gian có tổn thương trên da
- Hạn chế các nhóm thịt đỏ: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều sắc tố có thể gây tối da và để lại thâm sẹo khi bị nhiễm trùng ngoài da. Hàm lượng protein trong thịt cũng là nguyên nhân gây kích ứng và gây ngứa ngoài da
- Hạn chế hải sản: Đặc biệt nhóm hải sản có vỏ, tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng cao như tôm, sò, ngao, cua,…Sử dụng nhóm thực phẩm này có nguy cơ gây diễn tiến trầm trọng các biểu hiện ngoài da như mẩn đỏ, ngứa ngáy
- Hạn chế đồ ăn tẩm ướp nhiều gia vị: Nên chế biến tối giản nhất có thể, hạn chế thêm nhiều muối, gia vị cay nóng,….Sử dụng món hấp, luộc, hạn chế dầu mỡ là một cách hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Là khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương da. Ngoài ra, còn có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch vùng da bị thương tổn
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega-3: Cụ thể là những món ăn từ cá hồi, cá thu, cá trích, hàu,…có tác dụng giảm sưng đau, kích thích sản sinh collagen, tái tạo làn da mới
- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi: Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch ngăn ngừa các chứng bệnh ngoài da tái phát
XEM THÊM: Người bị viêm da tiếp xúc kiêng những gì để cải thiện bệnh
Các biện pháp phòng tránh bệnh
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm gây nhiều biểu hiện ngoài da khó chịu. Không chỉ vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ngoài da nguy hiểm. Phòng tránh bệnh là cách tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng không tốt, theo đó người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da gây các vết tổn thương hở
- Mang mặc trang phục thoải mái với chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi, tránh bó sát vào vùng da bị tổn thương
- Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị thương tổn, lựa chọn sản phẩm lành tính, dịu nhẹ, hạn chế những thành phần gây kích ứng
- Mang mặc trang phục bảo hộ thích hợp nếu thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói bụi ô nhiễm
- Sử dụng kem chống nắng và mang đồ chống nắng khi ra ngoài sau 9h sáng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia UV
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, đặc biệt là khu vực nghỉ ngơi, chăn gối,…
- Mang bao tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt,…
- Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh do côn trùng cắn
- Gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có các biểu hiện bệnh ngoài da để có biện pháp xử lý kịp thời
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng bệnh lý ngoài da thể nặng với các biểu hiện cấp tính, nghiêm trọng ngoài da. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, chủ động cân bằng lối sống, cân đối nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!