Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì Để Nhanh Lành Bệnh?
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bên cạnh cách chăm sóc luôn là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị và tốc độ phục hồi sức khỏe. Do đó, vấn đề “bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và nên làm gì nhanh khỏi” được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp chi tiết thắc mắc này của bạn đọc.
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả?
Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh xuất hiện sau khi da bị tấn công bởi tác nhân gây kích ứng, dị ứng từ môi trường ngoài.
Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này như: nổi đỏ, nổi mề đay với hình thù không xác định, ngứa rát, nóng đỏ ngoài da,…
Các thương tổn ngoài da do bệnh lý này không quá nguy hiểm, ảnh hưởng trên da với diện tích nhỏ, không đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không giữ gìn, kiêng khem trong quá trình điều trị có thể khiến bệnh kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng và tái phát thường xuyên.
Vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? Dưới đây là một vài lưu ý về chế độ kiêng khem mà người bệnh bị viêm da cần lưu ý.
Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị, một số thực phẩm có nguy cơ kích ứng triệu chứng viêm da, vùng da tổn thương khó liền và để lại sẹo.
Để đẩy nhanh quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý nhóm thực phẩm sau:
- Đồ nếp: Đồ ăn từ gạo nếp có tính nóng, khi cơ thể có vết thương hở ăn các thực phẩm này sẽ khiến các vết loét lâu lành và diễn tiến nặng hơn. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên ăn những món như xôi, bánh chưng, cơm nếp,…
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu): Ăn nhiều đồ ăn chế biến từ thịt đỏ có nguy cơ làm thay đổi sắc tố da, khiến vết thương để lại sẹo thâm, mất thẩm mỹ.
- Rau muống: Ăn rau muống có thể khiến các vết viêm loét, mưng mủ và để lại sẹo.
- Đồ ăn nhiều gia vị: Trong thời gian điều trị viêm da, người bệnh nên hạn chế sử dụng những món ăn chế biến cầu kỳ, tẩm ướp nhiều gia vị (nhất là vị mặn, vị cay nóng) để ngăn ngừa bệnh nặng hơn.
- Hải sản (đặc biệt loại hải sản có vỏ): Nhóm hải sản như tôm, cua, cá được đưa vào danh sách các món ăn dễ gây dị ứng và gây ra các triệu chứng ngoài da thời kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, ho,….
- Đồ lên men, muối chua: Nhóm thực phẩm này ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự đào thải độc tố của gan khiến tình trạng viêm nhiễm trên da nặng hơn.
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Kiêng dùng mỹ phẩm
Mỹ phẩm là câu trả lời phù hợp cho vấn đề Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?. Trong mỹ phẩm chứa nhiều hoạt chất với tác dụng làm trắng, chống lão hóa, trị thâm nám,… và gây ra sự tác động tương đối mạnh trên da.
Làn da khi bị viêm trở nên nhạy cảm hơn và cần được hạn chế những tác động mạnh. Nếu có dùng mỹ phẩm, chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm với thành phần dịu nhẹ, tốt nhất là chiết xuất từ thiên nhiên, không gây kích ứng
Hạn chế trang điểm những ngày có bệnh lý ngoài da. Các vết viêm loét ngoài da tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm có thể gây loét nặng hơn, nhiễm trùng ngoài da.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có thành phần tia UV gây độc hại cho da. Tương tự như vậy, gió lạnh đôi khi là gió độc, tiếp xúc với vết viêm da gây kích ứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, ánh nắng mặt trời.
Để ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt đến tình trạng viêm da, người bệnh nên mặc quần áo dài tay, che kín vùng da tổn thương nhưng phải đảm bảo thấm hút mồ hôi, không gây bí.
Tốt nhất, nên hạn chế ra ngoài vào buổi trưa (sau 9 giờ sáng) và những ngày trời nổi gió. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giảm triệu chứng bệnh.
Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích
Đồ uống có cần và chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…không chỉ gây kích ứng các vết tổn thương trên da mà còn suy giảm lượng macrophage trong cơ thể.
Macrophage là đại thực bào đóng vai trò miễn dịch quan trọng, giúp cơ thế chống lại các tác nhân gây kích ứng xâm nhập. Chức năng miễn dịch suy giảm khi lượng tế bào này suy giảm do sự tác động của bia rượu.
Ngoài ra, đồ uống có cồn, chất kích thích như thuốc lá, cà phê có thể gây cản trở tới sự hấp thu, chuyển hóa các nhóm thuốc điều trị, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? – Hạn chế chất tẩy rửa
Các chất tẩy rửa có nhiều thành phần hóa chất độc hại, gây kích ứng ngoài da và là nguyên nhân khiến tình trạng viêm da tiếp xúc nghiêm trọng hơn. Nên mang đầy đủ đồ bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với chất tẩy rửa để tránh vết viêm loét nặng hơn.
Một số chất tẩy rửa cần tránh như:
- Hóa chất trong công nghiệp: Toluen, methanol, acetone,…
- Chất dùng trong xây dựng: Vôi, sơn, xi măng,….
- Sản phẩm tẩy rửa: nước rửa bát, nước rửa tay, nước tẩy rửa nhà tắm,…
- Sản phẩm làm sạch: sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội đầu,…
Tránh mặc quần áo bó sát
Trong quá trình điều trị, vùng da bị tổn thương phải luôn được thông thoáng và giữ sạch, tránh ứ đọng mồ hôi. Do đó, người bệnh nên lựa chọn trang phục rộng rãi, chất liệu mỏng hoặc thấm hút mồ hôi tốt.
Đặc biệt nếu bị mắc viêm da vào mùa hè, người bệnh cần lưu ý vệ sinh cơ thể thường xuyên, tắm rửa tối thiểu 1 lần/ngày. Thay quần áo thường xuyên trong ngày đảm bảo cơ thể luôn giữ sạch sẽ, giúp việc điều trị nhanh chóng hơn.
Kiêng gãi, cọ xát ngoài da
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để không ảnh hưởng đến vết viêm loét? Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, người bệnh cần kiêng gãi, cọ xát da khi bị bệnh.
Gãi, cọ xát khi bị mẩn đỏ ngoài da là cách giảm biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, đây chính là yếu tố gây viêm loét vết thương nặng hơn và lâu lành
Khi gãi, vùng da có thể bị trợt, loét sâu và tạo thành vết thương hở. Tình trạng này khiến việc điều trị phức tạp hơn do một số loại thuốc bôi ngoài viêm da không thể điều trị cho vết thương hở.
Để giảm ngứa ngáy trên da, người bệnh có thể dùng khăn mềm ẩm lau nhẹ ngoài da, không tác động trực tiếp bằng móng tay hoặc các đồ vật khác tránh gây tổn thương.
Hạn chế làm việc căng thẳng, áp lực
Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh nên cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý. Căng thẳng, áp lực quá mức cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến triệu chứng ngoài da trầm trọng hơn
Người bệnh nên hạn chế suy nghĩ tiêu cực, làm việc quá sức trong thời gian này để bệnh nhanh chóng khỏi, không kéo dài.
Người bị viêm da tiếp xúc nên làm gì?
Trả lời được câu hỏi “Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?”, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Yếu tố vệ sinh rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý ngoài da. Tắm rửa tối thiểu 1 lần/ngày bằng nước ấm hoặc nước lá (lá chè xanh, lá khế)
- Đi khám chuyên gia da liễu: Đi khám từ sớm để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị chính, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
- Bổ sung nhiều nước: Nên uống nhiều nước khoáng, nước ép rau củ quả, nước canh,…
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều rau củ, nhóm thực phẩm giàu vitamin C,E vào bữa ăn hàng ngày,…
- Không tự ý dùng các loại kem bôi: Bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng đều phải được bác sĩ chuyên môn thông qua. Sử dụng thuốc không đúng là nguy cơ gây dị ứng nặng hơn
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày: Cung cấp thành phần dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cơ thể là biện pháp cải thiện các triệu chứng ngoài da hiệu quả.
- Tập luyện thể thao hàng ngày: Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày là biện pháp tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?” và một số biện pháp phòng ngừa nên áp dụng. Quan trọng nhất là sự chủ động giữ gìn, phối hợp điều trị của người bệnh, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để bệnh nhanh chóng dứt điểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!