Bị Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không? 4 Cách Hạn Chế Sẹo
Một trong những thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất chính là: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề nguy cơ sẹo thiếu thẩm mỹ, đồng thời cung cấp những cách chăm sóc, điều trị hạn chế tối đa tổn thương da để bệnh nhân viêm da tiếp xúc tham khảo.
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Viêm da tiếp xúc là hiện tượng da bị tấy đỏ, nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy và nóng rát do tiếp xúc với một số chất dễ gây kích ứng.
Bên cạnh việc gây tổn thương da, bệnh lý này cũng gây ra một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ và sưng hạch. Vậy bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Đặc tính làn da
Đối với người có làn da khỏe, tình trạng viêm da có thể thuyên giảm nhanh và không để lại sẹo chỉ sau thời gian ngắn điều trị.
Ngược lại, ở những người có làn da mỏng, nhạy cảm, các tổn thương trên da rất khó điều trị, có thể để lại sẹo ở bề mặt da.
- Chế độ điều trị, chăm sóc
Nếu bệnh nhân điều trị và chăm sóc ngay khi bệnh vừa xuất hiện, tổn thương da còn nhẹ, thì việc kiểm soát triệu chứng của bệnh sẽ rất nhanh chóng.
Những vùng da tổn thương cũng sẽ được chữa lành dần dần, các tổn thương sẽ tự mất không để lại vết sẹo.
Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp bệnh nhân không nghiêm túc điều trị. Cụ thể, người bệnh thường xuyên gãi, cào sẽ khiến vùng da viêm càng lan rộng.
Hơn thế nữa việc làm này có thể gây nhiễm trùng cho da và nguy cơ để lại sẹo sau điều trị là rất khó tránh khỏi.
Đặc biệt, thói quen gãi lên vùng da bị tổn thương có thể gây bội nhiễm da. Lúc này vấn đề không chỉ dừng lại ở việc để lại tham sẹo mà nguy hiểm hơn người bệnh không được kiểm soát kịp thời, từ đó khiến da bị hoại tử.
Lúc này để bảo vệ sức khỏe và loại bỏ vết sẹo lớn trên da, bệnh nhân thường phải tìm đến các giải pháp như phẫu thuật hoặc bắn laser mới có thể cải thiện được tình trạng sẹo của da.
Do đó, để phòng tránh và hạn chế các vết thương để lại sẹo, bạn cần chủ động điều trị kết hợp cùng chế độ chăm sóc đúng cách để kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, rút ngắn quá trình phục hồi của da và giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Cách chữa viêm da tiếp xúc ngăn ngừa vết sẹo
Việc để lại sẹo thâm ảnh hưởng khá lớn đến vẻ thẩm mỹ trên làn da. Chính vì thế, bạn nên chủ động chăm sóc và điều trị đúng cách để làn da được phục hồi và ngăn ngừa sẹo.
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng thuốc Tây
Điều trị trong thời gian sớm giúp bạn kiểm soát được mức độ tổn thương trên da, hạn chế nguy cơ sẹo thâm.
Việc này còn giúp bạn thuyên giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát hiệu quả.
- Khi da bị viêm đỏ, nổi mụn nước hoặc sưng tấy: Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng như kẽm oxide, Jarish,…
- Nếu mụn nước khô và bong vảy: Bạn có thể được bác sĩ chỉ định thuốc bôi kháng sinh hoặc thuốc bôi corticoid,.. để kiểm soát nhiễm trùng.
- Khi da bị ngứa nhiều: Dùng các thuốc kháng histamin như Loratadin, Chlorpheniramine, Cetirizin,…để làm giảm cơn ngứa.
- Trong trường hợp bội nhiễm: Sử dụng thuốc tím để sát khuẩn kết hợp cùng uống thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng.
Lưu ý: Để an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
Vệ sinh da và chăm sóc đúng cách
Ngoài sử dụng thuốc, việc chăm sóc da và vệ sinh da đúng cách cũng góp phần giúp tình trạng bệnh được thuyên giảm, hạn chế tình trạng sẹo thâm.
- Bỏ thói quen chà xát, giã lên vùng da bị tổn thương để tránh bội nhiễm.
- Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Tia UV có trong ánh nắng sẽ kích thích da sản sinh sắc tố melanin, dẫn đến hình thành vết thâm sạm. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn nên hạn chế các hoạt động ngoài trời.
- Ngưng sử dụng các loại hóa mỹ phẩm gây kích ứng cho da.
Ngăn ngừa sẹo thâm từ nguyên liệu tự nhiên
Khi da có dấu hiệu thuyên giảm và phục hồi, bạn có thể áp dụng những công thức từ thiên nhiên để ngăn ngừa sẹo thâm.
Nghệ và mật ong giảm hình thành sẹo thâm
Trong bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin và lượng vitamin A dồi dào. Trong đó, Curcumin có tác dụng tiêu viêm, giảm lượng sắc tố melanin và giảm hình thành sẹo thâm.
Vitamin A giúp loại bỏ các tế bào hư tổn và hình thành các tế bào mới. Bên cạnh đó, mật ong lại giúp da được dưỡng ẩm, làm dịu các tổn thương trên bề mặt da do côn trùng gây ra.
Do đó, việc thường xuyên sử dụng mật ong và nghệ sẽ giúp da trở nên khỏe hơn và ngăn ngừa sẹo thâm.
Thực hiện:
- Trộn đều 1 thìa bột nghệ cùng 2 thìa cà phê mật ong.
- Làm sạch da và thoa hỗn hợp lên vùng da viêm trong 15 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Thực hiện từ 3 – 4 lần/ tuần.
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không nếu sử dụng yến mạch
Công thức sữa tươi và yến mạch rất phù hợp với làn da khô ráp và ngứa ngáy nhiều. Nhờ hoạt chất avenanthramide, yến mạch có tác dụng giảm ngứa và kháng viêm.
Ngoài ra, công thức này còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và ngăn ngừa sẹo thâm ở bề mặt da.
Thực hiện:
- Trộn đều 1 thìa yến mạch cùng 2 thìa sữa tươi không đường.
- Vệ sinh da rồi thoa hỗn hợp này lên da.
- Dùng tay massage nhẹ nhàng trên da trong 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Nha đam giúp làm dịu và tái tạo da
Nha đam có tác dụng giữ ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào bị hư tổn hiệu quả. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da và ngừa thâm hiệu quả.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 lá nha đam, cắt vỏ bên ngoài.
- Ngâm với muối loãng để làm sạch phần mủ, tránh gây kích ứng da.
- Dùng thìa cạo phần gel của nha đam.
- Làm sạch da, sau đó thoa gel và giữ nguyên trong vòng 10 phút. Rửa sạch lại cùng nước ấm.
Vì các công thức đều từ tự nhiên nên sẽ có tác dụng khá chậm. Ngoài ra, cách này chỉ cải thiện rõ rệt với trường hợp viêm da ở mức nhẹ, trung bình.
Nếu da bị tổn thương nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định thuốc đặc trị.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Chế độ sinh hoạt lành mạnh cùng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo:
- Tránh ăn các thực phẩm hoặc đồ uống dễ gây dị ứng và hình thành sẹo: rau muống, hải sản, đậu phộng, thịt bò, nếp, cà phê và rượu bia.
- Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày, việc này sẽ giúp da được cấp ẩm và giảm khô ráp.
- Hạn chế các đồ ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cay. Các món ăn này có thể khiến da đổ nhiều dầu, gây nhiễm trùng và ngứa ngáy da.
- Bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, trái cây nhiều vitamin C,..
Nhìn chung, viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý. Do đó, bạn nên điều trị sớm và chăm sóc đúng cách để giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!