Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Viêm da tiếp xúc ở mặt là một bệnh ngoài da phổ biến gây nên nhiều triệu chứng khó chịu như da khô nứt nẻ, ngứa rát, sưng tấy và nổi mẩn đỏ,… Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết là gì? Bài viết sẽ cung cấp câu trả lời cho vấn đề này bên cạnh cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.
Viêm da tiếp xúc ở mặt là bệnh gì?
Viêm da tiếp xúc ở mặt xảy ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng bên ngoài hoặc do hệ miễn dịch không ổn định. Biểu hiện lâm sàng của bệnh xuất hiện vùng da bị sưng tấy, ban dát đỏ, mụn viêm, gây ngứa khó chịu ở vùng da mặt.
Viêm da tiếp xúc ở mặt có thể là dấu hiệu của 4 bệnh lý điển hình như sau:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, nhựa cây, kim loại,… Khiến da mặt xuất hiện nổi mẩn, mụn nước, sưng tấy da, nhiều trường hợp da bị lở loét. Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh có công việc đặc thù như nhân viên làm móng, thợ xây,…
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Người bệnh tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất,.. gây kích ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng ở mặt.
- Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Da mặt nhạy cảm và bị viêm da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bệnh không chỉ xuất hiện trên mặt, mà lây lan ra nhiều bộ phận khác và toàn thân. Khi bị viêm da bội nhiễm, vùng da bị sưng tấy, đau nhức, ngứa, kèm theo triệu chứng sốt, chán ăn.
Bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt có khuynh hướng tái phát khi bệnh tiếp tiếp xúc với dị nguyên dị ứng. Biểu hiện của bệnh khá gần gũi với bệnh ngoài da khác, nên người bệnh cần nhận biết, thăm khám và điều trị đúng cách.
XEM THÊM: Viêm da tiếp xúc bội nhiễm nguy hiểm không? Cách chữa tốt nhất
Nguyên nhân, triệu chứng viêm da tiếp xúc ở mặt
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc ở mặt có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố dưới đây:
- Dị ứng mỹ phẩm do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng gây dị ứng hoặc bị kích ứng với thành phần trong mỹ phẩm.
- Tiếp xúc với dị nguyên dị ứng như bụi mạt, phấn hoa, lông thú, gây kích ứng và viêm da tiếp xúc
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm gây kích ứng viêm da tiếp xúc ở mặt, ngoài ra còn xuất hiện ở vùng da đầu, chân tay, lưng,…
- Một số người bệnh kích ứng với chất liệu vải bông quần áo, chăn, đệm,…
- Người bệnh kích ứng với hóa chất: chất tẩy rửa, sữa tắm, dầu gội,…
- Do dị ứng nhựa hoặc mủ thực vật, côn trùng cắn.
- Bạn cần xác định nguyên nhân để giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc tránh bệnh tái phát và nghiêm trọng hơn
Dấu hiệu thường viêm da tiếp xúc điển hình nhất là:
- Xuất hiện các đốm, ban dát đỏ, sưng tấy. Sau khoảng vài giờ có thể xuất hiện mụn viêm, mụn nước
- Kích thước đa dạng từ từ vài mm đến vài cm
- Có ranh giới rõ ràng so với vùng da xung quanh
- Khi bị bệnh nặng, vùng da bị tổn thương lan rộng, xuất hiện bọng nước, có mủ, tỷ lệ viêm nhiễm cao
- Ở một số trường hợp do tiếp xúc với hóa chất, nọc côn trùng có thể gây kích ứng nổi mề đay, dị ứng phạm vi rộng toàn thân
XEM THÊM: Trẻ em bị viêm da tiếp xúc nguyên nhân do đâu?
Viêm da tiếp xúc ở mặt có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm da tiếp xúc ở mặt là căn bệnh KHÔNG NGUY HIỂM, tuy nhiên, bệnh gây tổn thương da, ảnh hưởng thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
Tùy thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc của người bệnh, tốc độ phục hồi có thể nhanh hay chậm. Trường hợp, người bệnh không điều trị kịp thời, thời gian điều trị kéo dài có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ, để lại sẹo: Với trường hợp người bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt, thường xuyên gãi, chà xát gây tổn thương trên da, tỷ lệ cao để lại sẹo vĩnh viễn trên mặt. Ngoài ra ,vùng da bị tổn thương có thể lở loét, gây viêm nhiễm.
- Nhiễm trùng da: Bệnh gây ngứa, khó chịu, đau rát trên da khiến người bệnh có thói quen, gãi và chà xát trên mặt tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Khi gặp biến chứng này, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị thuốc kháng sinh và sát trùng. Ngược lại để bệnh kéo dài vi khuẩn, virus xâm nhập đến vùng mô mềm, máu. Ngoài ra người bệnh không vệ sinh da mặt sạch sẽ là cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da
- Viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh là dấu hiệu sẩn ngứa khi trú sẩn ngứa khu trú Darier/ bệnh liken giản đơn mãn tính. Người bệnh bị viêm da tiếp xúc kéo dài, dẫn đến gãi ngứa tần suất nhiều, khiến da mặt bị tổn thương dày sừng, liken hóa, ảnh hưởng mỹ, vùng da trên mặt.
Ngoài ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe viêm da tiếp xúc ở mặt ảnh hưởng đến tâm lý đặc biệt với viêm da tiếp xúc ở mặt. Nhiều trường hợp để lại sẹo, vết thâm trên da khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Hiện nay, viêm da tiếp xúc thường được điều trị từ 1- 4 tuần và tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh thời gian điều trị ngắn hoặc kéo dài hơn.
Với trường hợp người bệnh có da mặt nhạy cảm, tiếp xúc dị nguyên dị ứng khiến vùng da bị tổn thương lan rộng, bệnh kéo dài. Ngược lại với da khỏe mạnh bệnh có thể chấm dứt sau khoảng 2-3 ngày.
Bị viêm da tiếp xúc ở mặt nên kiêng gì, ăn gì?
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm da tiếp xúc khỏi nhanh hay chậm. Nếu người bệnh bổ sung những thực phẩm lành mạnh, tốt cho da và sức khỏe, giúp cải thiện triệu chứng và vùng da bị tổn thương.
Ngược lại, nếu người bệnh dung nạp những thực phẩm chứa chất kích ứng khiên triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, điều trị lâu khỏi, bệnh kéo dài, dai dẳng.
Bị viêm da tiếp xúc ở mặt nên kiêng gì?
- Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích khác, hút thuốc lá
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê…) do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng, hàm lượng protein quá cao trong thực phẩm này dễ gây kích ứng khiến tình trạng viêm tiếp xúc nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn nên bổ sung thực phẩm chứa protein thấp như thịt cá, thịt gà, thịt lợn.
- Đồ ăn cay nóng chứa nhiều dầu mỡ vì khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, gây ngứa, đau rát khó chịu. Ngoài ra axit béo còn ức chế quá trình hồi phục, dễ gây nhiễm trùng, gián đoạn quá trình điều trị và thời gian điều trị lâu dài.
- Hải sản (tôm, cua, mực) vì nhóm thực phẩm này khiến vùng da bị tổn thương lâu lành, gây ngứa và tỷ lệ để lại sẹo cao. Bên cạnh đó thực dễ gây dị ứng nguyên nhân gây bệnh ngoài da như nổi mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa.
Thực phẩm tốt cho người bị viêm da tiếp xúc
- Thực phẩm giàu kẽm: Thực phẩm này giúp quá trình phục hồi nhanh chóng, tái tạo vùng da bị tổn thương. Nên sử dụng thực phẩm như: các loại hạt, ngũ cốc, các loại rau,…
- Bổ sung đầy đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước giúp làm mềm da, cải thiện vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Thực phẩm Omega3: Người bệnh bổ sung thực phẩm omega 3 như cá hồi, rau xanh, tăng sinh collagen và thúc đẩy tốc độ phục hồi tế bào da tổn thương. Ngoài ra thực phẩm còn giúp giảm sưng và ức chế vi khuẩn có hại.
- Ngoài ra bạn nên bổ sung rau xanh, trái cây,… trong thực đơn.
Cách điều trị viêm da dị ứng ở mặt phổ biến
Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở y tế. Tại đây bạn được chẩn đoán bệnh bằng triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Người bệnh tham khảo một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Với trường hợp người bệnh nhẹ mới khởi phát, bạn nên sử dụng thuốc bôi để điều trị như:
- Hồ nước: Thành phần chính của hồ nước là kẽm Oxyd, Glycerin và bột Talc giúp sát khuẩn nhẹ, bảo vệ da. Ngoài ra hồ nước sản phẩm dị nhẹ không kích ứng, ức chế lan rộng vùng da bị tổn thương
- Thuốc bôi chứa corticoid: Người bệnh sử dụng thuốc bôi corticoid với trường hợp viêm da tiếp xúc lan rộng tình trạng nghiêm trọng. Giúp giảm ngứa, sưng tấy trên da. Tuy nhiên không sử dụng với vùng da còn chảy dịch, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Thuốc kháng sinh histamin: Sử dụng thuốc với trường hợp ngứa dai dẳng, vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Thuốc tác dụng giảm ngứa, nổi mẩn đỏ và chống dị ứng.
- Thuốc corticoid đường uống: Người bệnh sử dụng thuốc này với trường hợp nghiêm trọng và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh với trường hợp người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng trên da. Thuốc giúp điều trị, ức chế sự phát triển vi khuẩn, tránh viêm nhiễm và vùng da bị tổn thương lan rộng.
- Dung dịch Jarish: Dung dịch chứa nước nước cất, Glycerin, Acidum boricum, cùng nhiều hoạt chất khác giúp làm dịu da, cải thiện triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc
Bài thuốc Đông y
Trong Đông y, viêm da tiếp xúc ở mặt là bệnh lý mãn tính ngoài da. Khi tiếp xúc với dị nguyên, dẫn tới khí huyết ứ không thông, độc tố tích tụ và gây lên hiện tượng nổi mụn, sưng tấy, ngứa và đau rát trên da mặt. Ngoài ra còn xuất hiện ở cổ, vùng da đầu, lưng, chân tay.
Bài thuốc Đông y giúp giải độc, những yếu tố gây kích ứng trên cơ thể. Bên cạnh đó bồi bổ, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tái phát.
Người bệnh tham khảo sử dụng bài thuốc với thảo dược Bạch linh, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Sa sâm, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đan sâm, … giúp giải độc, thanh lọc cơ thể và loại bỏ dị nguyên dị ứng, nguyên nhân gây bệnh.
Hơn nữa, các thảo dược này còn tăng cường chức năng gan thận, bồi bổ cơ thể. Người bệnh sắc thảo dược và sử dụng hằng ngày.
Ngoài ra bạn tham khảo thảo dược Mò trắng, Trầu không, Sài đất, Ích nhĩ tử, Đơn đỏ… ngâm rửa và vệ sinh vùng da bị tổn thương
Bài thuốc Đông y được đánh giá lành tính, an toàn được nhiều người bệnh sử dụng. Phương pháp này điều trị căn nguyên của bệnh nên hiệu quả chậm, thời gian điều trị lâu dài.
Người bệnh cần thăm khám cơ sở Đông y uy tín, sử dụng liều lượng và điều trị theo chỉ định.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Biện pháp chăm sóc tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Người bệnh tham khảo một số biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây:
- Chườm lạnh: Bạn có thể chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương giúp giảm sưng, ngứa, đau rát. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm tiếp xúc và không sử dụng đá chườm trực tiếp.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Người bệnh sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ giảm sưng, ngứa, triệu chứng khác của bệnh. Hơn nữa, kem dưỡng cẩm còn giúp tái tạo vùng da bị tổn thương.
- Lá chè xanh: Trong lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại, hạn chế la rộng vùng da bị tổn thương. Bạn sử dụng lá chè đun nước uống hằng ngày, hoặc sử dụng nước chè rửa sạch vùng da bị viêm tiếp xúc trên mặt. Biện pháp này giảm ngứa, chống viêm và cải thiện vùng da bị tổn thương.
- Lá trầu không: Tương tự như lá chè xanh bạn sử dụng lá trầu không đun sôi và rửa sạch vùng da trên mặt. Phương pháp này giảm ngứa, sưng, viêm trên da
- Sử dụng sữa chua và nghệ ngăn ngừa sẹo: Hoạt chất curcumine, beta-carotene trong nghệ kích thích sản sinh collagen cải thiện độ đàn hồi và giảm thâm sẹo trên da mặt. Kết hợp nghệ và sữa chua cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc ở mặt. Bạn sử dụng hỗn hợp bột nghệ và sữa chua thoa lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc ở mặt
Bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt thường cải thiện triệu chứng sau 1-4 tuần. Tuy nhiên bệnh dễ tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên dị ứng. Để phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh, tránh để lại sẹo người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Hạn chế gãi, chà xát gây trầy xước vùng da mặt bị tổn thương, tránh gây tình trạng viêm nhiễm, để lại sẹo và thâm trên da mặt
- Không tiếp xúc với dị nguyên dị ứng, nguyên gây bệnh và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Vệ sinh da thường xuyên đúng cách đặc biệt vùng da bị viêm da tiếp xúc trên mặt
- Trong thời gian bị viêm da tiếp xúc không nên trang điểm. Bên cạnh đó sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh gây kích ứng trên da mặt.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ da mặt, sử dụng khẩu trang biện pháp khỏi ánh sáng mặt trời và dị nguyên gây bệnh.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress
- Chế độ ăn uống khoa học bổ sung thực phẩm tốt, cải thiện vùng da bị viêm da tiếp xúc. Hạn chế thực phẩm không lành, không sử dụng rượu bia, chất kích thích khác
- Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào cần ngưng sử dụng thuốc và thăm khám lại tìm phương pháp điều trị phù hợp hơn
Bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt có thể khởi phát bất kỳ đối tượng nào. Căn bệnh này khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Vì thế, người bệnh cần chủ động trang bị thông tin cần thiết để có biện pháp phòng, ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!