Bệnh học

Thận Dương Yếu Là Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?

Tình trạng thận dương yếu ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh không quá nguy hiểm, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể hồi phục bình thường. Ngược lại nó sẽ có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây thận hư, suy giảm chức năng thận hoặc phải ghép thận, lọc máu. Vậy nguyên nhân dẫn đến thận dương suy yếu là gì, có nguy hiểm không, nên điều trị như thế nào, mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Thận dương yếu là gì?

Thận có hai loại là thận âm và thận dương, mỗi loại đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể. Trong đó, chức năng của thận dương hướng về nhu cầu sinh lý của mỗi người.

Thận dương tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt và nhu cầu ham muốn tình dục sẽ nhiều hơn.

Thận dương yếu là gì?
Thận dương yếu là gì?

Thận dương hư (hay còn gọi là mệnh môn hỏa suy) là biểu hiện lâm sàng của tình trạng  nguyên dương bất túc. Thận dương suy khiến thận mất chức năng khí hóa làm giảm tác dụng sưởi ấm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thủy thấp thịnh ở trong, gây ra tình trạng suy nhược.

Vì vậy, bệnh nhân bị thận dương suy luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp và ảnh hưởng đến chuyện chăn gối.

Triệu chứng

Dấu hiệu nhận biết thận dương hư ở phụ nữ và nam giới thường khác nhau. Cụ thể:

Ở phụ nữ, triệu chứng thận dương suy đặc trưng thường là:

  • Đại tiện lỏng
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, ít hoặc bị bế kinh
  • Phụ nữ mãn kinh sớm
  • Ngũ canh tiết tả
  • Tiểu đêm nhiều, tiểu són, tiểu không hết, tiểu rất ít
  • Tử cung lạnh ảnh hưởng đến việc thụ thai
Giảm nhu cầu sinh lý là một trong những biểu hiện của tình trạng thận dương suy ở nam giới
Giảm nhu cầu sinh lý là một trong những biểu hiện của tình trạng thận dương suy ở nam giới

Trong khi đó, nam giới bị thận yếu thường gặp các triệu chứng như:

  • Triệu chứng chân tay lạnh và cảm giác sợ lạnh
  • Lưng, đầu gối, eo đau mỏi
  • Dương suy, tinh lạnh, hoạt tinh hoặc tảo tiết tinh
  • Lưỡi nhợt nhạt, xuất hiện rêu trắng
  • Dương vật khó cương cứng, thời gian “yêu” bị rút ngắn
  • Tóc bạc sớm, khô, xơ và dễ gãy rụng

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thận dương suy có thể là do tuổi tác, cơ thể bị lão hóa hay cường độ sinh hoạt tình dục không khoa học.

  • Tuổi tác: Những người tuổi càng cao thì thận sẽ bị lão hóa, dẫn đến các chức năng của thận bị suy yếu, khiến dương suy.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi: Quan hệ tình dục không khoa học, điều độ, quan hệ quá độ, quan hệ với nhiều người và quan hệ không an toàn là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thận dương suy.
  • Các bệnh lý khác: Người bệnh mắc một số bệnh lâu ngày và không được điều trị sớm khiến thể trạng yếu, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng thận làm suy thận. Những bệnh lý này có thể là hư lao, thủy lũng, tiết tả, đau cột sống thắt lưng…

Thận dương yếu có nguy hiểm không?

Thận dương hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng của tình trạng thận dương hư có thể là:

Thận dương hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Thận dương hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
  • Suy dinh dưỡng: Bệnh nhân suy thận dương khiến thận bài tiết quá nhiều protein trong máu vào nước tiểu, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Người bệnh sẽ bị giảm cân, giảm lượng canxi, lượng vitamin và lượng tế bào hồng cầu.
  • Huyết áp cao: Thận dương hư khiến các độc tố và các chất thải tích tụ trong máu, gây tổn thương cầu thận và làm tăng huyết áp.
  • Suy thận cấp: Bị  tổn thương cầu thận dẫn đến tình trạng các chức năng thận bị suy giảm, mất khả năng lọc máu khiến các chất thải có thể tích tụ nhanh chóng trong máu.
  • Bệnh thận mãn tính: Thận dương hư nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng thận hư, thận bị suy giảm chức năng và có thể phải ghép thận hoặc lọc máu.

Chính vì vậy mà khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị thận dương yếu như thế nào?

Tùy vào tình trạng suy thận của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp này có thể là áp dụng các mẹo dân gian nếu tình trạng bệnh còn nhẹ, chữa Đông y hoặc can thiệp bằng các loại thuốc Tây để điều trị.

Mẹo dân gian chữa thận dương yếu

Với tình trạng thận dương yếu nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa thận dương yếu đơn giản tại nhà. Đây đều là những bài thuốc an toàn, dễ kiếm, dễ thực hiện và giá thành thấp.

Rau ngổ, kim tiền thảo, rau diếp cá và một số bài thuốc dân gian khác có tác dụng điều trị thận dương suy hiệu quả.

  • Rau diếp cá

Diếp cá không chỉ được biết đến là rau ăn sống thường ngày mà còn là bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả, trong đó có chứng thận dương suy.

Rau diếp cá có vị chua và tính hàn, có tác dụng chỉ khái, tiêu thũng, lợi thấp và thanh nhiệt hiệu quả. Trong loại rau này còn chứa nhiều hoạt chất như quercetin, myrcene, hyperin, capric acid, reynountrin… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng bài tiết nước tiểu trong cơ thể.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g rau diếp cá dạng khô, rửa sạch rồi cho vào ấm, đổ thêm lít nước vào, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sử dụng như nước lọc hàng ngày giúp điều trị chứng thận dương yếu hiệu quả.

  • Kim tiền thảo

Kim tiền thảo hay còn gọi là mắt trâu, là một trong những vị thuốc Nam phổ biến giúp điều trị thận dương yếu hiệu quả. Thảo dược này có tính bình hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Áo dụng bài thuốc từ cây kim tiền thảo để điều trị
Áo dụng bài thuốc từ cây kim tiền thảo để điều trị

Ngoài ra, trong kim tiền thảo còn chứa lượng soyasaponin dồi dào, hoạt chất có khả năng giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Hoạt chất này còn giúp tăng cường chức năng hoạt động thận và phục hồi tế bào hư hại, hỗ trợ điều trị thận dương yếu.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20 – 30g kim tiền thảo, rửa sạch với nước muối loãng rồi thêm 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lọc lấy nước rồi chia uống nhiều lần trong ngày.

  • Rau ngổ

Đây là vị thuốc Nam quen thuộc có tác dụng làm mát máu, lợi tiểu, cầm máu và thông hoạt trung tiện. Đồng thời, rau ngổ chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như collulose, Lipid, vitamin B, C… có khả năng tăng cường chức năng lọc của cầu thận và tăng lưu lượng nước tiểu đào thải ra ngoài.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 30g rau ngổ, rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nát. Sau đó thêm 150ml nước sôi để nguội vào khuấy đều rồi gạn lấy nước, chia uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị thận dương suy

Bài thuốc Đông y thận khí hoàn theo kim quỹ yếu lược có tác dụng bổ thận dương và cải thiện các triệu chứng của bệnh như chứng thận hư ở người già, liệt dương, viêm thận mạn… Người bệnh cần chuẩn bị 16 – 32g thục địa, 8 – 12g trạch tả, 8 – 16g sơn thù, 8 – 16g sơn dược, 4g phụ tử chế, 2 – 4g nhục quế, 8 – 12g đơn bì. Mỗi ngày sắc 1 thang uống.

Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc này cho các đối tượng bị hội chứng thận âm hư bất túc như mạch tế sác, mỏi gối, ra mồ hôi trộm, đau lưng.

Thuốc Tây chữa thận dương suy

Sử dụng thuốc Tây để điều trị tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc Tây là phương pháp điều trị phù hợp đối với các triệu chứng cấp tính. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau đây:

Phương pháp chữa bệnh theo Tây y sử dụng các loại thuốc
Phương pháp chữa bệnh theo Tây y sử dụng các loại thuốc
  • Thuốc cân bằng axit uric như Allopurinol hoặc Colchicin, có tác dụng cân bằng lượng axit uric trong máu.
  • Thuốc điều hòa huyết áp như Quinapril, Amlodipin, Perindopril, Felodipin, Atenolol… giúp cho huyết áp ổn định.
  • Thuốc lợi tiểu như nhóm thuốc Thiazid và Furosemid… có tác dụng đào thải nước, độc tố và giảm áp lực cho thận.
  • Thuốc tăng sản sinh máu như Sắt, alpha và Darbe epo beta… giúp chống thiếu máu và các triệu chứng do thiếu máu gây ra.

Lưu ý khi bị thận dương yếu

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị thận dương yếu, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Bệnh nhân thận dương yếu nên bổ sung các thực phẩm bổ thận như thịt bò hầm, cá trạch, đậu đũa luộc… giúp bổ thận, tráng dương, cố tinh và cải thiện các triệu chứng thận dương hư hiệu quả.
  • Nên kiêng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chứa nhiều muối, nội tạng, chất kích thích và đồ uống có chứa cồn.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là các bài tập vùng cơ giúp hệ bài tiết hoạt động tốt.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm tình hình bệnh và điều trị kịp thời.

Thận dương yếu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng khả nghi về bệnh lý này, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm nhất có thể.

Click đọc ngay:

Câu hỏi thường gặp
Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không là vấn đề mà hầu hết “cánh mày râu” đều lo lắng khi bị yếu thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và cung cấp thông tin về những phương pháp chữa bệnh thận yếu hiệu quả.  Thận yếu có […]
Thận yếu là căn bệnh không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe tổng thể mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề thận yếu có chữa khỏi được không, nên chữa bằng cách nào cho an toàn, […]
Các bệnh lý liên quan tới thận luôn là nỗi lo lắng lớn của cánh mày râu, bởi nó có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, khả năng tình dục và thậm chí là cản trở tới khả năng sinh sản ở nam giới. Chính vì vậy, nhiều người luôn băn khoăn về […]
Thận yếu hay bất cứ các vấn đề, bệnh lý liên quan tới thận đều ít nhiều gây ảnh hưởng tới khả năng tình dục của người bệnh. Không chỉ vậy, khi phát hiện những bất ổn trong cơ thể, người bệnh thường lo lắng, bất ổn, thiếu tự tin trước đối tác, gây nên […]
Thận là cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, giúp lọc, loại bỏ độc tố, lượng nước dư thừa ra ngoài và nhiều chức năng khác. Chính vì vậy, khi chức năng của thận bị suy giảm, nó sẽ không thể thực hiện tốt được vai trò của mình, đồng […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *