Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Thận Yếu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Bệnh học

Thận Yếu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Thận là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, được ví như “cửa ngõ sinh mệnh” của cơ thể mỗi người. Vì vậy khi thận yếu sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ không tốt đến hoạt động của các cơ quan khác và nguy cơ người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm là rất cao. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này và các dấu hiệu nhận biết, mời độc giả theo dõi phần nội dung trong bài viết dưới đây.

Thận yếu là gì, có nguy hiểm không?

Việc chức năng của thận gặp vấn đề sẽ gây ra nhiều hệ quả đến cả các cơ quan khác trong cơ thể. Để trang bị được bí quyết chữa trị và phòng tránh, trước hết bạn đọc cần nắm rõ được bản chất của chứng thận yếu. 

Thận yếu là gì?

Giải thích về vấn đề này, lương y Tuấn cho biết, trong cơ thể, thận là cơ quan đặc biệt quan trọng trong ngũ tạng tâm – can – tỳ – phế – thận. Thận giữ vai trò đào thải độc tố, cặn bã và nước dư thừa ra ngoài qua đường nước tiểu. Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của cơ thể, thận còn giúp cơ thể kiểm soát tốt huyết áp, nồng độ chất điện giải và kích thích sản sinh hồng cầu thường xuyên. Đồng thời tái hấp thu nước cho cơ thể, tham gia quá trình sản sinh axit amin và hoocmon điều hòa chức năng các hệ cơ quan.

Có rất nhiều người thắc mắc về hội chứng thận yếu là gì? Theo lý giải của các lương y và bác sĩ, thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm một cách đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng chức năng riêng của thận mà còn liên quan tới nhiều bệnh lý khác: yếu sinh lý, suy giảm chất lượng tinh trùng, tiểu đêm, tiểu không tự chủ,…

Thận yếu là hội chứng suy giảm chức năng thận, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng
Thận yếu là hội chứng suy giảm chức năng thận, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng

Thận yếu có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi này, các tài liệu y khoa khẳng định bệnh thận yếu rất nguy hiểm. Nguyên nhân do chứng thận yếu không chỉ làm suy giảm chức năng của thận mà còn liên quan tới chức năng của nhiều hệ cơ quan khác. Kéo theo việc suy giảm chức năng thận trầm trọng là tình trạng các độc tố có cơ hội tích tụ lâu ngày trong cơ thể người bệnh. Từ đó gây ra loạt bệnh lý liên quan:

  • Suy giảm chức năng tim

Tâm – can – tỳ – thận – phế có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau. Khi thận yếu, tốc độ lọc suy giảm làm tồn đọng lượng lớn kali và độc tố trong máu. Lượng kali này sẽ làm rối loạn hoạt động co bóp của tim, dễ gây bệnh lý về tim mạch.

  • Ảnh hưởng khả năng phòng the

Thận yếu tác động vào nhu cầu sinh lý của nam và nữ cũng theo những mức độ khác nhau:

Với nữ giới: So với nam giới, nhu cầu “chuyện ấy” của phụ nữ bị tác động bởi thận yếu rõ rệt hơn. Ham muốn ở phụ nữ sẽ giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng hàng ngày.

Với nam giới: Việc suy giảm về chức năng sinh lý và chất lượng tinh trùng ở đàn ông bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu là thận yếu. Lúc này, quá trình sản xuất các hoocmon bị gián đoạn gây mất cân bằng nội tiết làm giảm ham muốn tình dục. Đồng thời lưu lượng máu tới dương vật suy giảm, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chậm hoặc không thể xuất tinh,…

  • Ảnh hưởng đến xương khớp

Bệnh suy thận kéo dài được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về xương khớp như loãng xương, đau mỏi lưng trầm trọng.

  • Ảnh hưởng đến phổi

Thận bị suy giảm chức năng lọc khiến nước tích tụ ở phổi nhiều. Do đó gây ra tình trạng phù nề chân, tay, mặt cho người bệnh.

Các giai đoạn của bệnh thận yếu

Bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của hội chứng thận yếu, các triệu chứng thường không biểu hiện ra rõ ràng. Khi đi khám, các chỉ số về tốc độ lọc của thận vẫn tương đối ổn định nên đa số người bệnh không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn mới khởi phát này.

  • Giai đoạn 2

Đây cũng là giai đoạn khó nhận biết, chỉ ở một số trường hợp mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng nhưng còn khá mờ nhạt. Tuy nhiên các triệu chứng lặp lại với tần suất rất thấp.

  • Giai đoạn 3

Các bác sĩ chuyên khoa gọi đây là giai đoạn mang tính chất là “bản lề” để đánh dấu bước chuyển biến nặng hơn của thận yếu. Ở giai đoạn này, tốc độ lọc của cầu thận bắt đầu suy giảm từ 30 – 50ml/phút. Do đó bệnh nhân thận yếu ở giai đoạn 3 bắt đầu phù chân tay, rối loạn tiểu tiện và cảm thấy đau lưng thường xuyên hơn.

  • Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 được đánh giá là thận yếu ở mức độ nặng, tốc độ lọc của cầu thận suy giảm tới 90%. Các biểu hiện của người bệnh ở giai đoạn này ngày càng rõ rệt hơn do chức năng thận suy giảm mạnh, sức khỏe người bệnh cũng sa sút nhiều.

Bên cạnh những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, bệnh nhân còn gặp các bệnh lý liên quan như xương khớp, cao huyết áp, thiếu máu trầm trọng,… Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định lọc máu để loại bỏ độc tố cho người bệnh.

  • Giai đoạn 5

Ở giai đoạn 5, chức năng thận yếu ở mức cuối cùng, cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Lúc này các chức năng của thận gần như đã mất hoàn toàn. Người bệnh có khả năng phải xem xét 2 trường hợp cấy ghép thận hoặc lọc máu định kỳ suốt đời để duy trì được sự sống. 

Nguyên nhân thận yếu ai cũng nên biết

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng thận yếu. Theo tổng hợp từ các tài liệu y khoa, có 4 nguyên nhân cơ bản nhất tác động tới bệnh lý này:

Thừa cân

Một cuộc khảo sát mới nhất năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc thận yếu ở những người thừa cân, béo phì cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Lý giải kết quả này, các chuyên gia cho rằng lượng mỡ thừa tích tụ quá nhiều cản trở quá trình lưu thông máu.

Điều này dẫn đến không có đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động đào thải cặn bã của thận. Tình trạng này kéo dài làm bắt đầu các giai đoạn suy giảm chức năng thận.

Do mắc một số bệnh lý nền

Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận yếu. Trong đó có một số bệnh lý thường gặp nhất như:

  • Tiểu đường: 

Đây là bệnh lý điển hình nhất gây suy giảm chức năng thận. Mạch máu trong thận thu hẹp hơn bình thường, nếu bị tiểu đường sẽ càng làm cản trở lưu thông máu tới thận. Từ đó là nguyên nhân làm thận yếu.

  • Sỏi thận: 

Đây là bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng của thận. Các viên sỏi là tác nhân cản trở quá trình đào thải làm tích tụ độc tố trong thận. Sỏi thận không được điều trị kịp thời sẽ gây suy giảm nghiêm trọng chức năng thận.

  • Viêm bàng quang: 

Bệnh lý này làm đọng nước tiểu nhiều trong thận. Lâu ngày, làm tăng áp lực lên bể thận khiến chức năng thận suy giảm đáng kể.

Lạm dụng thuốc Tây

Nếu bạn từng lạm dụng vào thuốc Tây và sử dụng không theo chỉ dẫn thì không bất ngờ gì khi chức năng thận ngày càng suy giảm. Thuốc vào cơ thể và được đào thải ra ngoài qua thận. Việc lạm dụng một số loại thuốc giảm đau như Advil, NSAIDs, Motrin,… khiến co mạch máu, tổn thương đến mô thận gây thận yếu.

Lạm dụng thuốc Tây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận yếu
Lạm dụng thuốc Tây là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận yếu

Lối sống không lành mạnh

Việc duy trì các thói quen sống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh thận yếu. Trong đó phải kể tới một số thói quen điển hình như:

  • Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu: 

Việc hút thuốc lá dù trực tiếp hay thụ động đều khiến chức năng thận yếu đi. Đồng thời việc sử dụng quá nhiều bia rượu hay các chất kích thích làm gia tăng chất độc hại trong cơ thể và thận phải xử lý. Điều này thậm chí còn có thể khiến thận bị nhiễm độc

  • Lười vận động: 

Thói quen lười vận động khiến cơ thể không đào thải được độc tố, là nguyên nhân gây ra bất cứ căn bệnh nào. Do đó thận yếu cũng không phải là ngoại lệ.

  • Lười uống nước: 

Cơ thể thiếu nước sẽ khiến hoạt động của thận gặp nhiều khó khăn, dần dần tích tụ độc tố và ngày càng suy yếu.

  • Nhịn tiểu thường xuyên: 

Thói quen này khiến nước tiểu bị tích tụ lâu trong bàng quang, gây áp lực cho thận. Theo thời gian sẽ làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận hư, thận yếu.

Triệu chứng thận yếu bạn nên cảnh giác

Việc nhận biết được các giai đoạn diễn biến của thận yếu có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Cơ sở để phân biệt các giai đoạn thận yếu chính là những triệu chứng rất dễ nhận biết sau đây:

  • Tiểu đêm

Tiểu đêm là triệu chứng đầu tiên của bệnh khiến bạn cảm thấy buồn tiểu nhiều, bàng quang căng tức. Tần suất tiểu đêm thường từ 2 – 5 lần/ đêm, lượng nước tiểu về đêm tăng gấp 1/4 so với lượng cả ngày gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh

  • Nước tiểu khác thường

Các nghiên cứu cho thấy trạng thái của nước tiểu có thể dự báo các vấn đề về thận. Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, màu trong khi cơ thể dư thừa nước và vàng sậm khi cơ thể thiếu nước. Tuy nhiên khi chức năng thận suy giảm, nước tiểu sẽ có những dấu hiệu khác thường như: nước tiểu đổi màu, nhiều bọt khí.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp tình trạng bàng quang căng tức, buốt, đau và đi tiểu hết sức khó khăn.

  • Khó thở

Nếu bạn bất ngờ xuất hiện cảm giác hụt hơi, khó thở rất có thể là triệu chứng thận hư vì: Thận không còn thực hiện được chức năng kích thích sản sinh hồng cầu kịp thời. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu, máu chậm lưu thông, ảnh hưởng đến hô hấp. Hoặc cũng có thể do cầu thận suy giảm tốc độ lọc nên tích nước ở phổi, là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

  • Hay rùng mình, tứ chi lạnh

Triệu chứng thận yếu thường biểu hiện ra ngoài một cách đột ngột khiến người bệnh có cảm giác ớn lạnh, rùng mình, lạnh buốt chân tay, thậm chí lan xuống khuỷu tay và đầu gối. Đồng thời có thể đi kèm các biểu hiện như nhức mỏi gối, đau nhức lưng kéo dài,…

  • Mệt mỏi thường xuyên

Thận yếu là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi do các hệ cơ quan không thực hiện được chức năng vốn có. Thận khỏe mạnh kích thích sản sinh hormon Ertthropoietin giúp sản sinh hồng cầu để vận chuyển oxy đến trung ương thần kinh và các hệ cơ quan. Khi thận yếu sẽ ít sản sinh được hormon này khiến quá trình lưu thông máu và oxy kém. Điều này khiến đầu óc bạn nhanh chóng bị mệt mỏi, uể oải khi làm việc.

  • Hơi thở có mùi amoniac

Khi thận yếu dần sẽ không thực hiện được chức năng lọc độc tố thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Vì vậy lượng độc tố tích tụ và ảnh hưởng các hệ cơ quan của cơ thể, trong đó có hệ hô hấp. Do đó dễ xuất hiện mùi khí amoniac trong hơi thở.

  • Suy giảm chức năng sinh lý

Thận có mối liên quan cực kỳ chặt chẽ tới chưcs năng sinh lý. Theo Đông y, thận giữ vai trò duy trì chức năng sinh lý bình thường. Khi thận âm và thận dương mất cân bằng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh lý, đặc biệt ở đàn ông. Nam giới mắc thận yếu chắc chắn sẽ gặp các vấn đề như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,… 

  • Đau lưng

Đau lưng là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng thận yếu nhưng lại hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số người chủ quan, cho rằng đau lưng chỉ do làm việc nhiều hay khuân vác quá nặng. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của các giai đoạn thận yếu. Cụ thể, ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh thường xuyên khó khom lưng, đứng thẳng, vận động mạnh. Còn ở các giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể gặp các cơn đau nặng hơn, thậm chí lan tới bàn chân và gót chân.

Đau lưng dữ dội là triệu chứng thường gặp của thận yếu
Đau lưng dữ dội là triệu chứng thường gặp của thận yếu

Top 3 giải pháp điều trị thận yếu triệt để nhất

Để chấm dứt các triệu chứng kể trên, hỗ trợ người bệnh chữa khỏi thận yếu một cách hiệu quả, các bạn nên tham khảo top x phương pháp trị thận yếu được đánh giá cao nhất hiện nay.

Chữa thận yếu bằng thuốc Tây

Một liệu pháp điều trị nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất mà đa số bệnh nhân nghĩ tới là điều trị bằng thuốc Tây. Các nhóm thuốc điều trị thận yếu đã được các chuyên gia kiểm chứng độ an toàn bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ thận đào thải độc tố và lượng nước dư thừa ra ngoài nhằm giảm áp lực cho bể thận. Một số thuốc lợi tiểu hiệu quả nhất bác sĩ khuyên dùng: Thiazid, Furosemid,… và nhóm thuốc giảm kali trong máu,…

  • Thuốc điều hòa huyết áp

Việc sử dụng thuốc điều hòa huyết áp giúp người bệnh ổn định chức năng thận tốt hơn. Một số thuốc kiểm soát huyết áp tốt bạn nên tham khảo: Atenolol, Felodipin, Quinapril, Perindopril, Calci phospho,…

  • Thuốc kiểm soát acid uric

Thận suy yếu là nguyên nhân khiến lượng acid uric không thể đào thải ra ngoài, Để kiểm soát được nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn có thể sử dụng một số loại thuốc như Colchicin, Allopurinol,…

  • Thuốc kích thích sản sinh máu

Như đã phân tích, thận yếu dễ khiến bệnh nhân bị đau đầu, mệt mỏi thường xuyên do quá trình lưu thông máu kém. Nếu những triệu chứng này gia tăng, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ sản sinh hồng cầu như Darbe epo alpha, beta,…

Lưu ý: Một số loại thuốc Tây tiềm ẩn nguy cơ để lại tác dụng phụ rất nguy hiểm. Do đó các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi được cho phép và tuyệt đối tuân thủ liều lượng thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng.

Chữa thận yếu bằng mẹo vặt dân gian

Do thuốc Tây dễ có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là những người mẫn cảm với các thành phần kháng sinh. Do đó khá nhiều bệnh nhân thận yếu tìm đến các phương pháp chữa bằng mẹo dân gian đã được lưu truyền từ lâu đời. 

  • Bài thuốc với cỏ xước

Nguyên liệu của bài thuốc gồm cỏ xước, rễ cỏ tranh, lá móng tay, huyết dụ, mộc thông, huyền sâm. Sau khi sơ chế các thảo dược đem sắc với khoảng 500 – 600ml nước. Đun lửa nhỏ liu riu cho đến khi cạn còn 200ml là hoàn thành bài thuốc. Người bệnh hòa thuốc với nước cao ban long để uống. Nên kiên trì sử dụng bài thuốc trong khoảng 1 tháng để thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

  • Bài thuốc với râu ngô và kim tiền thảo

Đây là 2 loại thảo dược rất lành tính giúp trị bệnh thận yếu. 2 nguyên liệu trên rửa sạch, đun sôi cùng nước dùng để uống hàng ngày. Tác dụng bài thuốc nhằm giúp lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố cho thận.

Râu ngô và kim tiền thảo giúp lợi tiểu
Râu ngô và kim tiền thảo giúp lợi tiểu
  • Bài thuốc với rau ngổ

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần luộc rau ngổ để ăn hàng ngày. Hoặc cũng có thể giã nát lấy nước cốt để uống. Phương pháp dân gian này giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng thận yếu.

Lưu ý: Chỉ sử dụng mẹo dân gian chữa thận yếu khi được sự cho phép của bác sĩ.

Giải pháp phòng ngừa chứng thận yếu

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng suy giảm chức năng thận ngày càng phổ biến. Những thông tin sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc top giải pháp hữu ích nhất để phòng ngừa bệnh thận yếu:

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn không khoa học là tác nhân đầu tiên dễ dẫn đến nguy cơ thận yếu. Một trong những giải pháp phòng ngừa thận yếu hàng đầu là xây dựng một chế độ ăn khoa học:

  • Thay đổi thói quen ăn mặn sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thận yếu. Sự hấp thụ nhiều muối là nguyên nhân gây tích nước, tăng áp lực cho thận, huyết áp và hệ cơ quan tim mạch. Nếu vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh lý nghiêm trọng.
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ
  • Tăng cường hấp thụ vitamin A từ cà rốt, khoai lang, bí đỏ,..
  • Bổ sung sắt để chặn đứng nguy cơ bị thiếu máu, tránh ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu
  • Bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng tạng phế
  • Hạn chế tiêu thụ những gia vị quá chua hoặc cay, giảm tiêu thụ trái cây nhiều kali để giảm áp lực cho cầu thận khi lọc độc tố.
  • Tuyệt đối nói không với rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác để giảm việc tích tụ độc tố cho thận.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa thận yếu hiệu quả
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa thận yếu hiệu quả

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc thay đổi chế độ sinh hoạt là giải pháp thiết thực nhất để phòng ngừa căn bệnh thận yếu. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để bạn chủ động phòng ngừa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh:

  • Tăng cường tập thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện tốc độ lưu thông thông máu và quá trình trao đổi chất. Nhờ đó các hệ cơ quan trong cơ thể sẽ phát huy tốt được chức năng của mình, trong đó có thận.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng béo phì: Kiểm soát tốt được cân nặng giúp điều hòa lượng mỡ máu, tránh cản trở tốc độ lưu thông máu. Việc này giúp quá trình lọc và đào thải chất cặn bã của thận diễn ra được trơn tru hơn, giảm áp lực cho thận.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Nếu duy trì được thói quen sinh hoạt tình dục khoa học, điều độ sẽ góp phần giảm áp lực cho thận, tránh gây hại thận.
  • Tuyệt đối không cố nhịn tiểu: Việc này giúp hạn chế lượng nước tiểu tích tụ quá nhiều trong bàng quang, tạo áp lực cho bể thận. Nếu duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương đáng kể khiến thận suy giảm chức năng.
  • Uống nước đủ: Đây là 1 giải pháp quan trọng để phòng ngừa chứng thận yếu. Tuy nhiên lượng nước hàng ngày của mỗi người còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng và cường độ lao động.
  • Giữ huyết áp ổn định: Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được huyết áp nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt và ăn uống. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên giữ mức huyết áp ổn định dưới 130/80 để góp phần làm chậm sự suy giảm các chức năng của thận.

Hy vọng với những thông tin thiết thực bài viết vừa chia sẻ, bạn đọc sẽ trang bị cho gia đình mình đầy đủ kiến thức về bệnh thận để chủ động có biện pháp phòng ngừa. Chúc bạn và gia đình sẽ có chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học nhất!

Câu hỏi thường gặp
Thận yếu là một căn bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Việc nắm rõ mức độ nguy hiểm và phát hiện để điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không và có ảnh hưởng […]
Thận là cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, giúp lọc, loại bỏ độc tố, lượng nước dư thừa ra ngoài và nhiều chức năng khác. Chính vì vậy, khi chức năng của thận bị suy giảm, nó sẽ không thể thực hiện tốt được vai trò của mình, đồng […]
Thận yếu hay bất cứ các vấn đề, bệnh lý liên quan tới thận đều ít nhiều gây ảnh hưởng tới khả năng tình dục của người bệnh. Không chỉ vậy, khi phát hiện những bất ổn trong cơ thể, người bệnh thường lo lắng, bất ổn, thiếu tự tin trước đối tác, gây nên […]
Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không là vấn đề mà hầu hết “cánh mày râu” đều lo lắng khi bị yếu thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và cung cấp thông tin về những phương pháp chữa bệnh thận yếu hiệu quả.  Thận yếu có […]
Các bệnh lý liên quan tới thận luôn là nỗi lo lắng lớn của cánh mày râu, bởi nó có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, khả năng tình dục và thậm chí là cản trở tới khả năng sinh sản ở nam giới. Chính vì vậy, nhiều người luôn băn khoăn về […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *