Bệnh học

Thận Âm Yếu Là Gì, Các Vấn Đề Sức Khỏe Mà Bạn Cần Cảnh Giác?

Thận âm yếu là bệnh lý nguy hiểm, chúng sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện riêng. Do đó, người bệnh cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ tình trạng bệnh cụ thể, đặc biệt là khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu để tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn nguyên nhân, cách điều trị cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Tình trạng thận âm yếu

Thận âm và thận dương là bộ phận quan trọng trong cơ thể giữ các chức năng khác nhau. Nếu một trong hai bộ phận hoạt động không tốt, thận yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của người bệnh.

Thận âm là chủ về tinh huyết, có vai trò tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, cung cấp âm khí đảm bảo độ cương cứng và kéo dài thời gian quan hệ. Thận âm yếu là tình trạng âm dịch của 2 tạng không đủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh lý của bệnh nhân.

Triệu chứng thận âm yếu

Thận âm hư ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của cả nam và nữ giới. Ở mỗi đối tượng nam và nữ sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Đối với nam giới, các triệu chứng thường gặp sẽ là:

  • Dị tinh, hoạt tinh hoặc mộng tinh
  • Khí lực và tinh lực kém
  • Chất lượng tinh trùng kèm
  • Một số biểu hiện khác như đau mỏi lưng, đau đầu, bốc hỏa, hay cáu gắt
Đau lưng là một trong những biểu hiện của tình trạng thận âm yếu
Đau lưng là một trong những biểu hiện của tình trạng thận âm yếu

Đối với nữ giới, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện đặc trưng sau đây:

  • Mệt mỏi, đau mỏi lưng, đầu gối
  • Cảm thấy nhạt miệng, ăn uống kém
  • Thở yếu, nói ít và tinh thần mệt mỏi
  • Mắc chứng chân tay lạnh, hay bị rùng mình

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thận âm yếu ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự suy giảm âm dịch ở thận không đủ, quan hệ tình dục quá độ, sử dụng thuốc điều trị bệnh không đúng cách.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận âm yếu thường là:

  • Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận âm yếu vì tuổi tác càng cao sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa và suy giảm chức năng, trong đó có thận.
  • Những người có tâm lý bất ổn, chịu ảnh hưởng của chấn thương tâm lý và căng thẳng, lo âu thường có nguy cơ mắc bệnh thận âm yếu cao hơn.
  • Ngoài ra, một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận âm yếu là các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

Thận âm yếu báo hiệu bệnh lý gì?

Thận âm yếu không những gây ra hàng loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục của bệnh nhân mà còn báo hiệu một số bệnh lý khác như:

Thận yếu là báo hiệu của tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới
Thận yếu là báo hiệu của tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới
  • Táo bón: Thận âm yếu khiến quá trình loại bỏ độc tố bị giảm sút và tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng táo bón, nóng trong người.
  • Mãn kinh sớm ở nữ giới: Thận âm yếu ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của phụ nữ, khiến nội tiết tố bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và xảy ra tình trạng mãn kinh sớm.

Cách chữa thận âm yếu hiệu quả

Để kiểm soát các triệu chứng do thận yếu gây ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, áp dụng phương pháp điều trị Đông y hoặc uống thuốc Tây.

Mẹo dân gian

Cây mã đề, cây bòng bong, rễ cau… là các dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị thận âm yếu hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện các bài thuốc dân gian này dưới đây:

  • Rễ cau

Trong rễ cau chứa ancaloit có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt và chứng bệnh thận âm hư hiệu quả. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tiêu đờm, cải thiện tình trạng tóc bạc và chứng mất ngủ.

Rượu rễ cau hỗ trợ điều trị chứng bệnh về thận
Rượu rễ cau hỗ trợ điều trị chứng bệnh về thận

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1kg rễ cau và 5l rượu trắng. Rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng, sau đó cho rễ cau vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trong khoảng 2 tháng. Uống mỗi ngày từ 1 đến 2 ly rượu để đạt được hiệu quả điều trị cao.

Lưu ý: Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên sử dụng rễ cau trên 5 năm.

  • Cây bòng bong

Bòng bong có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thải độc, thủy thũng, bổ thận hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy loại dược phẩm này còn có công dụng hỗ trợ hoạt động của thận và đánh tan sỏi thận rất tốt. Để điều trị tình trạng thận âm yếu, bệnh nhân nên kết hợp bòng bong với bìm bịp và râu ngô.

Cách thực hiện: Chuẩn bị bòng bong 15g, râu ngô 15g, hạt bìm bịp 25g. Đem hạt bìm bịp đi sao vàng rồi cho 800ml nước vào, sắc cùng với các nguyên liệu còn lại cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Khi nước nguội, chắt lấy nước cốt, chia uống thành 2 lần trong ngày.

  • Cây mã đề

Các thành phần Rinatin, Aucubin, Aucubozit, Carotin, Vitamin C, K có tác dụng thúc đẩy quá trình thanh lọc và thải độc ra ngoài cơ thể. Đồng thời, mã đề còn có tính hàn, giúp lợi tiểu, lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị thận âm suy tốt hơn.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 2g cam thảo và 10g mã đề. Đem các nguyên liệu này đun cùng với 600ml nước đến khi cạn còn ⅓ thì lọc lấy nước chia uống thành 3 lần trong ngày.

Bài thuốc Đông y chữa thận âm yếu

Phương pháp chữa thận yếu bằng Đông y thường an toàn, lành tính, điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần áp dụng trong một khoảng thời gian dài vì các bài thuốc này mang lại hiệu quả chậm. Tùy vào từng triệu chứng khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:

Một số bài thuốc Đông y chữa thận âm yếu hiệu quả
Một số bài thuốc Đông y chữa thận âm yếu hiệu quả
  • Bài thuốc trị đau lưng và đau chân: 16g thục địa, 12g hoài sơn, 12g cao quy bản, 12g cẩu kỷ tử, 12g lộc giác giao, 6g sơn thù, 4 gram ngưu tất, 12g thỏ ty tử. Đem tất cả các vị thuốc này sắc và chia uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc trị chứng hư lao: 240g qui bản, 160g tri mẫu, 160g hoàng bá, 160g tủy trong cột sống của lợn và 240g thục địa. Tán tất cả các vị thuốc này thành bột mịn và hoàn mật thành mỗi viên 5g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 viên. Sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng cho đến khi giảm các triệu chứng do thận âm suy gây ra.
  • Thận âm hư gây bế kinh: 8g sơn thù, 12g cẩu kỷ tử, 26g thục địa, 8g đương quy, 12g đỗ trọng, 12g phục linh, 12g thỏ tỷ tử và 12g hoài sơn. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống thành 3 lần trong ngày, nên uống sau khi ăn.

Điều trị thận âm yếu theo Tây y

Đối với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán rồi đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh. Một số loại thuốc Tây trị thận âm yếu là:

Thuốc Tây chữa bệnh
Thuốc Tây chữa bệnh
  • Thuốc ức chế quá trình miễn dịch như corticoid, cyclosporin, methotrexate.
  • Các loại thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide, methylchlorothiazide, chlorothiazide, indapamide.
  • Thuốc tăng cường miễn dịch, các loại vitamin như vitamin C, vitamin K.
  • Thuốc chống tụ – đông máu như Heparin, Coumadin, Pindione, Sintrom.
  • Thuốc ức chế men chuyển và chẹn như ACE, Angiotensin.
  • Thuốc giảm nồng độ cholesterol nhóm niacin, nhóm fibrat, nhóm statin.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, Với bất cứ tác dụng nào của thuốc, bệnh nhân nên báo ngay với bác sĩ để được khắc phục sớm và kịp thời.

Lưu ý khi bị thận yếu

Người mắc bệnh thận âm yếu cần lưu ý cả về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe.

  • Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thận như thịt vịt, thịt lợn, trai, hến, quả dâu tằm chín.
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho thận âm như thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm giàu protein, các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc, lá.
  • Sinh hoạt tình dục điều độ giúp cơ thể cân bằng và không gây ảnh hưởng đến thận và sức khỏe.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan giúp người bệnh có thể tham khảo và hiểu rõ hơn tình trạng thận âm yếu. Việc phát hiện sớm để có các biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết, vì để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Click đọc ngay:

Câu hỏi thường gặp
Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không là vấn đề mà hầu hết “cánh mày râu” đều lo lắng khi bị yếu thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và cung cấp thông tin về những phương pháp chữa bệnh thận yếu hiệu quả.  Thận yếu có […]
Thận yếu là một căn bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Việc nắm rõ mức độ nguy hiểm và phát hiện để điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không và có ảnh hưởng […]
Thận yếu hay bất cứ các vấn đề, bệnh lý liên quan tới thận đều ít nhiều gây ảnh hưởng tới khả năng tình dục của người bệnh. Không chỉ vậy, khi phát hiện những bất ổn trong cơ thể, người bệnh thường lo lắng, bất ổn, thiếu tự tin trước đối tác, gây nên […]
Thận yếu là căn bệnh không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe tổng thể mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề thận yếu có chữa khỏi được không, nên chữa bằng cách nào cho an toàn, […]
Thận là cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, giúp lọc, loại bỏ độc tố, lượng nước dư thừa ra ngoài và nhiều chức năng khác. Chính vì vậy, khi chức năng của thận bị suy giảm, nó sẽ không thể thực hiện tốt được vai trò của mình, đồng […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *