Bệnh Thận Yếu Có Chữa Khỏi Được Không, Cách Chữa Hiệu Quả?
Thận yếu là căn bệnh không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe tổng thể mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề thận yếu có chữa khỏi được không, nên chữa bằng cách nào cho an toàn, nhanh chóng và hiệu quả được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như cung cấp các phương pháp chữa bệnh thận yếu tốt nhất.
Bệnh thận yếu có chữa khỏi được không?
Thận yếu là căn bệnh gây suy giảm các chức năng của thận. Thận yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và gây ra những vấn đề như rối loạn tiểu tiện, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mệt mỏi.
Theo nghiên cứu y học, bệnh thận tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau. Vậy bệnh thận yếu có chữa khỏi được không? Thận yếu ở giai đoạn đầu chỉ là tình trạng suy giảm chức năng của thận kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.
Do đó, thận có thể hoàn toàn hồi phục hoặc phục hồi được một phần chức năng nếu được điều trị đúng hướng trong vài tuần. Ở giai đoạn đầu khi chữa bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và chế độ ăn uống hàng ngày. Như thế, bệnh thận yếu sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Tuy nhiên, thận yếu là căn bệnh không dễ nhận biết, đôi khi người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi thận yếu đã bước sang giai đoạn mãn tính và khó chữa trị dứt điểm.
Quá trình chữa bệnh sẽ không phục hồi được chức năng của thận mà chỉ làm giảm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, thận yếu có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh. Khi bệnh mới khởi phát, bệnh nhân đến bệnh viện và điều trị ngay thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao.
Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy đến bác sĩ thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách.
Bệnh thận yếu và cách điều trị hiệu quả
Hiện nay, bệnh thận yếu có rất nhiều cách để điều trị. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bạn áp dụng cách chữa bệnh cho phù hợp.
Chữa thận yếu bằng Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh thận yếu xảy ra do khí huyết không thông, tà khí xâm nhập gây nên những tổn thương ở thận, khiến thận mất đi các chức năng như bình thường.
Nguyên tắc chữa bệnh thận yếu trong Đông y là chữa tận gốc bệnh, giúp bổ khí, lưu thông huyết, giảm các triệu chứng và phục hồi chức năng của thận. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng như:
- Bài thuốc số 1: Nhục quế 8g, sơn thù nhục 10g, thục địa 20g, đỗ trọng, hoài sơn, lộc giác giao, đương quy, kỷ tử, thỏ ty tử mỗi vị 12g, phụ tử (chế) 8g. Bạn tán nhuyễn các vị thuốc, trộn với mật và nặng thành viên (mỗi viên 5g). Uống mỗi lần 2 viên với nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần
- Bài thuốc số 2: Long cốt, liên tu, liên tử, khiếm thực, tật lê, mẫu lệ mỗi vị thuốc 40g. Sắc lấy nước uống và mỗi ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc số 3: Thục địa 100g, ngưu tất 60g, tử hà sa 1 bộ, thiên môn, đỗ trọng, quy bản, hoàng bá, mạch môn mỗi vị 48g. Cách thực hiện như bài thuốc 1.
Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn thuốc Tây y nên bệnh nhân cần kiên trì uống trong một thời gian dài. Bạn nên đến phòng khám y học cổ truyền để thăm khám và có bài thuốc cho phù hợp, không nên tự ý mua thuốc.
Sử dụng thuốc Tây y chữa thận yếu
Các loại thuốc Tây y có công dụng hỗ trợ điều hòa các chức năng của thận và loại bỏ những triệu chứng như đi tiểu khó, đau lưng, mệt mỏi… Bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân một số loại thuốc như:
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc có chức năng giúp thận đào thải các chất cặn bã, lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Những loại thuốc thường được sử dụng là: Furosemid, Thiazid và thuốc giảm kali máu.
- Thuốc điều hòa huyết áp: Khi thận yếu, huyết áp sẽ bị mất kiểm soát và có thể tăng cao đột ngột. Các loại thuốc huyết áp sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể. Một số loại thuốc huyết áp phổ biến như Atenolol, Perindopril…
- Thuốc hỗ trợ sản sinh máu: Khi thận yếu, lượng máu sẽ không thể sản sinh đủ để nuôi cơ thể. Lúc này, bệnh nhân cần phải sử dụng các loại thuốc sản sinh máu như Darbe epo alpha và beta…
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc Tây uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc Tây y vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận.
Các mẹo dân gian chữa bệnh thận yếu tại nhà
Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà thường được nhiều người áp dụng vì cách này thường an toàn, ít gây ra tác dụng phụ mà còn tiết kiệm chi phí. Theo dân gian, một số loại thảo dược thiên nhiên có công dụng chữa thận yếu như sau:
Đậu đen: Đậu đen có tác dụng bổ thận, bổ huyết, lợi tiểu và giải độc hiệu quả. Vì thế, đậu đen thường được sử dụng để chữa bệnh thận yếu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một lượng đậu vừa đủ với nước
- Cho đậu lên chảo rang đến khi có mùi thơm và chuyển sang màu vàng thì tắt lửa
- Lấy đậu đã rang cho vào ấm nước và đun sôi trong vòng 10 phút
- Tiếp tục hãm đậu trong một thời gian nữa. Khi nước đậu nguội, bạn cho nước vào cốc và uống như uống nước trà.
Đu đủ xanh: Ít ai biết rằng đu đủ xanh là một vị thuốc giúp chữa bệnh thận yếu hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất trong đu đủ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và hỗ trợ phục hồi chức năng thận.
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ luôn phần ruột và hột, rửa lại với nước
- Cho một ít muối vào bên trong đu đủ và mang chưng cách thủy
- Khi đu đủ chín mềm, bạn lấy ra ăn
- Áp dụng trong 10 ngày liên tục bệnh sẽ sớm thuyên giảm
Rau răm: Rau răm có tính mát và giúp cải thiện tình trạng suy giảm chức năng của thận rất tốt
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một lượng rau răm vừa đủ, khoảng 300g và rửa sạch
- Giã nhuyễn với muối
- Lấy phần nước cốt và uống
Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh đã diễn biến nặng, bạn nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị là tốt nhất.
Bài tập chữa thận yếu tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các bài tập thể dục tại nhà cũng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng, phục hồi các chức năng của thận và duy trì sự dẻo dai cho cơ thể. Bạn có thể áp dụng những bài tập đơn giản như sau:
Bài tập yoga Bhujangasana: Bài tập này giúp giảm áp lực lên thận, kích thích các cơ quan bên trong cơ thể và giảm căng thẳng mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp xuống sàn nhà để mu bàn chân, lòng bàn tay và trán tiếp xúc trực tiếp lên mặt sàn
- Hai chân đặt sát vào nhau, gót chân chạm nhẹ vào nhau
- Hít sâu, từ từ nâng đầu, ngực và bụng lên cao, phần thân dưới vẫn tiếp xúc với sàn
- Thở nhẹ ra và đưa cơ thể về vị trí như lúc đầu
Bài tập yoga Paschimottanasana: Bài tập này giúp kích thích các cơ quan ở vùng bụng và xương chậu, hỗ trợ điều tiết hoạt động của thận và giảm các cơn đau lưng.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt sát vào nhau và chạm trên mặt sàn, hai tay thả lỏng
- Hít thở vào, nâng hai tay lên đầu và duỗi thẳng
- Thở nhẹ ra, cúi người về phía trước và giữ nguyên phần hông
- Đưa tay ra phía trước, dùng hai tay nắm chặt hai bàn chân và cúi gập người xuống sát hai chân
- Giữ nguyên động tác từ 20 – 60 giây và lặp lại từ 2 – 3 lần.
Bài tập yoga Naukasana: Bài tập này có lợi ích kích thích các hoạt động của thận và các cơ quan ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, bài tập còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa lên sàn, hai chân đặt sát vào nhau và hai tay thả lỏng
- Hít sâu và thở ra, nâng đầu và ngực lên khỏi sàn, hai tay duỗi thẳng hướng về chân
- Mắt, bàn tay và chân phải nằm trên một đường thẳng
- Sau đó, bạn nâng hai chân lên, có lưng làm điểm tựa
- Thở sâu nhẹ nhàng và giữ tư thế trong vài giây
- Đưa cơ thể trở về tư thế lúc đầu.
Khi tập các bài tập tại nhà, bệnh nhân không nên tập luyện quá sức tránh khiến cơ thể mệt mỏi và căng cơ quá mức. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Chạy thận và ghép thận
Khi bệnh thận yếu ở giai đoạn cuối, thận gần như hoàn toàn mất đi các chức năng hoạt động trong cơ thể. Do đó, lượng chất cặn bã tích trữ nhiều bên trong mà không thể loại bỏ ra ngoài.
Biện pháp điều trị hữu hiệu nhất lúc này là chạy thận hoặc ghép thận.
- Chạy thận: Cách điều trị này giúp loại bỏ tất cả những chất cặn bã, chất thải ứ đọng trong cơ thể mà thận không thải ra được. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng những máy lọc chất thải, chất lỏng dư thừa từ máu ra bên ngoài.
- Ghép thận: Khi thận đã hoàn toàn mất đi các chức năng hoạt động trong cơ thể, để duy trì sự sống, bệnh nhân phải tiến hành ghép thận càng sớm càng tốt. Theo đó, ghép thận là phương pháp sử dụng quả thận khỏe mạnh của người khác hiến tặng để ghép vào cơ thể thay cho quả thận đã mất đi chức năng. Sau khi ghép thận thành công, người bệnh cần duy trì uống thuốc suốt đời để quả thận mới thích nghi với cơ thể.
Do đó, tránh để bệnh tiến triển nặng và gây nguy hiểm cho bản thân, bệnh nhân nên đến bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bệnh.
Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc thận yếu có chữa khỏi được không cùng với những biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời và có một phác đồ điều trị bệnh đúng cách để bệnh sớm thuyên giảm.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!