Hỏi đáp

[Giải Đáp Chi Tiết] Bệnh Thận Yếu Có Nguy Hiểm Không?

Thận yếu là một căn bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Việc nắm rõ mức độ nguy hiểm và phát hiện để điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không và có ảnh hưởng như thế nào? Hãy theo dõi giải đáp từ chuyên gia về vấn đề này và tham khảo một số phương pháp chữa hiệu quả, an toàn trong bài viết dưới đây.

Thận yếu có nguy hiểm không?

Thận yếu (hay còn gọi là suy thận) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm. Thận yếu là bệnh lý nguy hiểm bởi diễn biến phát triển của nó vô cùng chậm. Thông thường, khi người bệnh phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng, rất khó để điều trị dứt điểm.

Thận yếu có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
Thận yếu có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Tình trạng này khi mới khởi phát sẽ chỉ gây ra các triệu chứng như đau lưng, đi tiểu nhiều, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt… nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời, thận yếu có thể dẫn đến bệnh lý khác như đái tháo đường, cao huyết áp, viêm nhiễm bàng quang và bệnh tim mạch.

Ở trường hợp nam giới, tình trạng thận yếu còn có các biểu hiện như dương vật khó cương cứng, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… ảnh hưởng đến đời sống tình dục của nam giới.

Cụ thể, những biến chứng nguy hiểm do thận yếu gây ra là:

  • Tràn dịch màng: Tình trạng này là dịch trong cơ thể sẽ len lỏi khắp nơi gây ra hiện tượng phù, sau đó tràn dịch đa màng bao gồm cổ trướng, tràn dịch màng tinh hoàn, tim hoặc phổi.
  • Nhiễm trùng: Điều trị thận hư bằng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng nặng và khó kiểm soát. Các dạng nhiễm khuẩn thường gặp là viêm phúc mạc hoặc viêm mô tế bào.
  • Loét dạ dày tá tràng, loãng xương: Đây là biến chứng do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị thận yếu gây ra.
  • Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Thận yếu dẫn đến tình trạng protein trong máu giảm, khiến gan phải tăng cường chức năng tổng hợp lipoprotein, khiến lipid trong máu tăng theo.
  • Tắc mạch: Suy thận khiến albumin máu giảm nặng, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch, thận cấp tính hoặc mãn tính.
  • Suy thận cấp hoặc mạn tính: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng thận yếu bởi thận hư khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, làm giảm các chức năng thận. Đối với biến chứng này, bệnh nhân có thể phải thay thận hoặc chạy thận để điều trị.
  • Đái máu đại thể hoặc vi thể: Thận bị tổn thương khiến tình trạng nước tiểu có màu nâu và đỏ, đôi khi còn nhìn thấy máu khi đi tiểu.
  • Suy dinh dưỡng: Protein bị mất quá nhiều qua đường nước tiểu nên cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt nếu không được điều trị sớm.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, rối loạn tâm thần, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn điện giải, hội chứng giả cushing… Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, bệnh nhân cần điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt.

Thận yếu và cách điều trị hiệu quả cao

Chính vì thận yếu là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh nên việc phát hiện bệnh và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định một cách toàn diện, chính xác thì mới có thể chữa khỏi được. Tùy vào mức độ suy thận của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị thận yếu bằng Đông y

Phương pháp chữa thận yếu bằng Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên nên vô cùng an toàn, lành tính. Các bài thuốc này tác động sâu vào tạng phủ bên trong giúp cân bằng âm dương, điều trị bệnh tận gốc và tăng cường sức khỏe cho thận.

Một số bài thuốc Đông y chữa thận yếu bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Bổ cốt chỉ, hồ đào nhục, đỗ trọng, đại táo đầu khứ ý. Đem các nguyên liệu này, mỗi loại 160g đi tán thành bột mịn. Sau đó dùng kết hợp với rượu nóng, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 12g và nên dùng khi bụng đói.
  • Bài thuốc 2: 12g hoài sơn, 12g từ thạch, 8g đan bì, 16g thục địa, 8g sơn thù nhục, 8g ngũ vị tử, 12g phục linh, 8g trạch tả. Người bệnh sắc mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần và dùng trong ngày.
  • Bài thuốc 3: 100g thục địa, hà tử sa 1 bộ kết hợp cùng 48g mỗi loại gồm mạch môn, đỗ trọng, ngưu tất, thiên môn, quy bản và hoàng bá.

Thuốc Đông y thường phát huy tác dụng từ từ, thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh nhân cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Điều trị thận yếu bằng thuốc Tây

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc Tây điều trị thận yếu khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn triệu chứng bùng phát mạnh. Thuốc Tây thường có đặc tính dược lý mạnh nên mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Các nhóm thuốc chữa thận yếu bao gồm:

Điều trị thận yếu bằng thuốc Tây
Điều trị thận yếu bằng thuốc Tây
  • Nhóm thuốc lợi tiểu giúp kích thích bài tiết độc tố qua đường tiết niệu, tránh để cơ thể bị tích nước như lasilix, lasix…
  • Nhóm thuốc chống rối loạn calci – phospho như calcitriol, calci-D, calcinol…
  • Thuốc chống rối loạn toan kiềm là Natri bicarbonat
  • Thuốc chống thiếu máu là Epo beta (neorecormon), Epo alpha (epokin, epogen).
  • Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định thêm một số loại vitamin như vitamin E, vitamin C giúp bồi bổ thận và phục hồi chức năng thận.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị cũng như hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Trong trường hợp thấy tác dụng phụ sau khi dùng thuốc, người bệnh cần ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án khắc phục nhanh chóng.

Cách khắc phục thận yếu tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây và các bài thuốc Đông y để chữa thận yếu, bệnh nhân cũng có thể chữa trị tại nhà với các vị thuốc tự nhiên. Cách chữa thận yếu tại nhà thường áp dụng với các trường hợp bệnh mới khởi phát.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là đơn giản, tiết kiệm, an toàn và lành tính. Kim tiền thảo, cây cỏ xước là một trong những bài thuốc chữa thận yếu tại nhà vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa thận yếu từ cây cỏ xước
Bài thuốc dân gian chữa thận yếu từ cây cỏ xước
  • Kim tiền thảo: Theo dân gian, kim tiền thảo có tác dụng thanh lọc cơ thể, phá vỡ kết cấu mỡ, giảm tình trạng thừa cân, béo phì giúp thận hoạt động tốt hơn. Để điều trị thận yếu bằng kim tiền thảo, người bệnh chỉ cần đun 500gr kim tiền thảo với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì lọc lấy nước, để nguội và uống trong ngày.
  • Cây cỏ xước: Cây cỏ xước có tác dụng thải độc, hoạt huyết, nên thường được sử dụng để điều trị thận yếu. Người bệnh cần chuẩn bị rễ cỏ xước 20g với rễ cỏ tranh, lá móng tay, mộc thông, huyền sâm và huyết dụ, mỗi vị 15g. Sau đó đem tất cả thảo dược này sắc với 600ml nước đến khi cạn còn ⅓ thì dừng lại. Lọc lấy nước, chia ra uống làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc điều trị thận yếu tại nhà, bệnh nhân cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp tăng hiệu quả đào thải độc tố. Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho chức năng thận (cá, rau củ, rau xanh, thịt nạc…) và hạn chế ăn các thức ăn gây hại cho thận như thực phẩm nhiều muối, nhiều dầu mỡ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh thận yếu có nguy hiểm không. Đồng thời cung cấp thông tin về cách chữa thận yếu hiệu quả. Tuy nhiên, tốt nhất các bạn vẫn nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị.

Có thể bạn chưa biết:

Câu hỏi thường gặp
Các bệnh lý liên quan tới thận luôn là nỗi lo lắng lớn của cánh mày râu, bởi nó có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, khả năng tình dục và thậm chí là cản trở tới khả năng sinh sản ở nam giới. Chính vì vậy, nhiều người luôn băn khoăn về […]
Thận là cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, giúp lọc, loại bỏ độc tố, lượng nước dư thừa ra ngoài và nhiều chức năng khác. Chính vì vậy, khi chức năng của thận bị suy giảm, nó sẽ không thể thực hiện tốt được vai trò của mình, đồng […]
Thận yếu là căn bệnh không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe tổng thể mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề thận yếu có chữa khỏi được không, nên chữa bằng cách nào cho an toàn, […]
Thận yếu là một căn bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Việc nắm rõ mức độ nguy hiểm và phát hiện để điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không và có ảnh hưởng […]
Thận yếu hay bất cứ các vấn đề, bệnh lý liên quan tới thận đều ít nhiều gây ảnh hưởng tới khả năng tình dục của người bệnh. Không chỉ vậy, khi phát hiện những bất ổn trong cơ thể, người bệnh thường lo lắng, bất ổn, thiếu tự tin trước đối tác, gây nên […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *