Sỏi Tiết Niệu Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Chữa Trị Triệt Để
Sỏi tiết niệu là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chưa hiểu hết về căn bệnh này, vì thế chủ quan và không kịp thời điều trị. Chính vì vậy, ngay trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin cơ bản về chứng bệnh này, cũng như hướng dẫn cách chữa trị tận gốc.
Sỏi tiết niệu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi tiết niệu gây những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên hầu hết người bệnh đều chưa hiểu rõ về bệnh, dẫn tới chủ quan và không điều trị kịp thời. Vậy đâu mới là bản chất của sỏi đường tiết niệu?
Sỏi tiết niệu là gì?
Đường tiết niệu gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là hệ cơ quan giữ vai trò lọc chất độc hại dư thừa để đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Sỏi tiết niệu (sỏi đường tiết niệu) là thuật ngữ chỉ việc sỏi hình thành trong bất cứ cơ quan nào của đường tiết niệu. Các khoáng chất có trong nước tiểu không được đào thải hết kết tinh lại thành sỏi. Khoảng 85% sỏi là kết tủa canxi, 15% còn lại gồm nhiều hợp chất khác nhau như axit uric, photphat, cystine hoặc struvite.
Các viên sỏi kẹt lại có thể gây đau đớn dữ dội ở khu vực tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản. Một số trường hợp sỏi chặn dòng nước tiểu sẽ gây đau thắt quặn thận và bí tiểu.
XEM THÊM: Triệu chứng sỏi bàng quang và phương pháp điều trị
Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, bệnh sỏi tiết niệu có thể để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Những viên sỏi quá lớn làm tắc nghẽn đường nước tiểu lâu ngày sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm:
- Thận bị ứ nước ở niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Suy giảm chức năng của thận, dần dần sẽ dẫn đến suy thận cấp/mạn tính
- Thận ứ mủ
Phân loại sỏi đường tiết niệu
Việc phân loại sỏi đường tiết niệu có vai trò quan trọng trong việc xác định hướng điều trị thích hợp nhất. Phụ thuộc vào vị trí và tính chất viên sỏi tiết niệu mà có những cách phân loại sau:
Theo vị trí sỏi: Căn cứ vị trí hình thành sỏi mà chúng ta có thể gọi tên các dạng là sỏi thận (chiếm 40%), sỏi niệu quản (28%), sỏi bàng quang (26%), sỏi niệu đạo (4%).
Theo kích thước sỏi: Kích thước các viên sỏi đặc trưng bởi vị trí sỏi hình thành. Sỏi có thể dao động kích thước từ vài mm đến vài chục mm. Thông thường, sỏi ở niệu quản, bàng quang (sỏi nhỏ) có kích thước nhỏ hơn sỏi ở thận (sỏi lớn).
Theo hình dạng: Các nghiên cứu y khoa chia các dạng sỏi san hô, mỏ vẹt,…
Theo thành phần hóa học: Chia thành 2 nhóm sỏi vô cơ (sỏi photphat canxi, cacbanat canxi, oxalat canxi) và sỏi hữu cơ (sỏi Truvic, Urat, Systin).
Theo nguyên nhân hình thành sỏi: Có nhiều nhóm nguyên nhân hình sỏi tiết niệu. Theo các tài liệu y khoa, có 2 nhóm chính là:
- Sỏi cơ thể: Hình thành do sự rối loạn chức năng và quá trình chuyển hóa các chất trong đường tiết niệu. Điển hình có thể kể đến như viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, suy giảm lượng nước tiểu, rối loạn nồng độ pH trong nước tiểu,… Đa số các ca sỏi tiết niệu đều thuộc dạng này.
- Sỏi cơ quan: Dạng sỏi hình thành do dị dạng hoặc những tổn thương ở hệ thống đường tiết niệu do bẩm sinh, di truyền, chấn thương, biến chứng sau phẫu thuật,…. Trong các trường hợp này, muối bị giữ lại ở hệ tiết niệu lâu ngày, kết tinh và tạo sỏi.
Tác nhân gây bệnh sỏi tiết niệu
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi đường tiết niệu, gây nhiều khó khăn cho việc phân loại. Nhìn chung, có thể nhận định do một số nguyên nhân như:
- Nước tiểu quá đặc do cơ thể không bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Điều này dẫn đến không đào thải được các khoáng chất dư thừa ra ngoài.
- Thay đổi nồng độ pH của nước tiểu nên không thể hòa tan hết được khoáng chất để đưa ra ngoài.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tình trạng tích tụ sỏi
- Thiếu chất ức chế tạo sỏi, ví dụ như Citrate – chất ức chế việc tạo kết tủa canxi. Nếu thiếu chất này sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi trong hệ tiết niệu.
- Lạm dụng thuốc điều trị liều cao lâu ngày khiến bài tiết canxi tăng, dễ tạo sỏi.
- Rối loạn chuyển hóa và nội tiết gây ảnh hưởng đến việc lọc và đảo thải các chất trong cơ thể. Do đó sỏi tiết niệu dễ hình thành.
- Đã từng thực hiện các cuộc giải phẫu ở khu vực đường tiết niệu.
- Người mắc nhiều bệnh lý nền như bệnh tiểu khung, dị dạng đường tiểu béo, phì, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, tiểu đường, u đường tiết niệu,…
Cảnh giác với triệu chứng sỏi tiết niệu
Việc phát hiện sớm được các dấu hiệu sẽ giúp mọi người nhận định chính xác được loại sỏi niệu để phục vụ cho quá trình điều trị sau này. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mọi người có thể cảm nhận được những triệu chứng khác nhau như:
- Cơn đau quặn thận
Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi các viên sỏi làm tắc nghẽn đường nước tiểu ở thận hoặc bàng quang gây ra. Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống bẹn, hạ vị và cơ quan sinh dục. Triệu chứng sẽ chỉ giảm bớt khi bạn đi tiểu được. Bệnh càng ở giai đoạn nặng thì các cơn đau diễn ra với tần suất càng nhiều.
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu
Do sỏi chặn đường nước tiểu nên người bệnh thường tiểu rắt. Quá trình tiểu đau buốt, thậm chí ra máu do sỏi cọ sát với niệu quản.
- Buồn nôn và nôn
Các cơn đau quặn thận ảnh hưởng đến sự co bóp ở vùng bụng, khiến người bệnh buồn nôn và nôn.
- Sốt
Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phát sốt cao do nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, mỗi dạng sỏi tiết niệu cũng đi kèm những triệu chứng đặc trưng khác như:
- Sỏi thận: Người bị sỏi thận sẽ bị tổn thương nhiều ở thận khiến nước tiểu đổi màu và có sự thay đổi về hơi thở.
- Sỏi niệu quản: Loại sỏi này xuất hiện các cơn đau quặn thận ở vùng lưng và bụng dưới.
- Sỏi bàng quang: Trường hợp này thường có dấu hiệu đau vùng hạ vị, tiểu ngắt quãng. Người mắc loại sỏi này có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu rất cao.
- Sỏi niệu đạo: Người bệnh gặp triệu chứng đau buốt niệu đạo. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng được sự xuất hiện của loại sỏi này.
XEM THÊM: Sỏi niệu đạo là gì? Cách điều trị bệnh tốt nhất
Top 3 giải pháp hàng đầu điều trị sỏi tiết niệu dứt điểm
Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở nước ta chiếm khoảng 2 – 12% dân số. Đây không phải là con số nhỏ. Điều đáng quan ngại, bệnh sỏi đường tiết niệu ở người trẻ cũng gia tăng và tái phát lại nhiều lần.
Trước thực trạng đó, các giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu dứt điểm là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Căn cứ vào tình trạng sỏi và sức khỏe người bệnh, lương y Tuấn mang tới một số phương pháp thường được sử dụng hiện nay như sau:
Điều trị y khoa chuyên sâu
Theo y học hiện đại, những viên sỏi nhỏ chưa gây tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên người bệnh có những viên sỏi lớn (trên 5mm) và những viên gần thận khó đào thải sẽ được tư vấn các liệu trình điều trị như:
- Điều trị giảm đau bằng thuốc
Thuốc NSAID có thể làm thuyên giảm hiệu quả các cơn đau quặn thận. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, có thể dùng opioid.
Ngoài ra, 1 số loại thuốc có thể hỗ trợ quá trình thoát sỏi nhỏ là Nephedipine và Temsulosin.
- Tán sỏi xung kích
Dưới tác động của các sóng xung kích đưa vào cơ thể, viên sỏi sẽ vỡ vụn và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Độ hiệu quả của phương pháp này lên đến 70%.
- Tán sỏi qua da
Phương pháp này sẽ áp dụng được cho các viên sỏi có hình dạng và kích thước khác nhau. Bác sĩ rạch 1 vết nhỏ ở lưng, tiến hành khoanh vùng phạm vi sỏi để loại bỏ.
- Tán sỏi nội soi
Bác sĩ sẽ nội soi để tiếp cận viên sỏi, dùng sóng laser tán vụn sỏi và lấy ra ngoài. Độ thành công của phương pháp này lên đến 90%.
Chữa sỏi tiết niệu hiệu quả nhanh bằng Đông y
Theo Đông y, sỏi tiết niệu thuộc chứng bệnh Thạch lâm, chia thành 2 thể là thấp nhiệt và thận hư.
Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có triệu chứng đau tức vùng thắt lưng, người trì trệ, nước tiểu vàng sậm hoặc đỏ, có cặn sỏi. Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên để điều trị.
Chuẩn bị thảo dược:
- Mộc thông, biển súc, sa tiền tử, hoạt thạch, cù mạch, sơn chi tử: 12g mỗi vị
- Kê nội kim, hạt chuối hột: 10g mỗi vị
- Đại hoàng (8g), cam thảo (6g).
Các nguyên liệu sao vàng đem sắc uống liên tục 2 – 3 tháng.
Thể thận hư: Ngoài các biểu hiện của thể thấp nhiệt, người bệnh còn ù tai, di tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Chuẩn bị thảo dược:
- Tơ hồng, tỳ giải, hoài sơn: 30g mỗi vị
- Thổ phục linh, liên nhục: 20g mỗi vị
- Mã đề, sơn thù: 16g mỗi vị
- Thạch vĩ, quy bản, kê nội kim, hạt chuối hột: 10g mỗi vị
- Cam thảo: 6g
Cách thực hiện:
- Tất cả các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, đem sao vàng rồi hạ thổ.
- Cho vào ấm nước với 4 bát nước, đun còn 2 bát thì chắt ra. Sau đó cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát. Trộn chung cả 3 lần để chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc Đông đều từ thảo dược tự nhiên nên phát huy dược tính khá chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng ít nhất 2 – 3 tháng để cải thiện tình trạng sỏi đường tiết niệu.
Điều trị sỏi tiết niệu triệt để bằng thuốc Nam
Chữa sỏi đường tiết niệu bằng thuốc Nam đang là xu hướng ngày càng được nhiều người bệnh quan tâm vì tính hiệu quả và an toàn cao. Tuy nhiên việc lựa chọn được đơn vị uy tín, bài thuốc chất lượng lại không phải điều dễ dàng.
Hiện nay, 1 trong số ít các đơn vị đáp ứng được những điều kiện khắt khe của việc chữa sỏi bằng thuốc nam là nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường – Top 20 thương hiệu uy tín nhất năm 2020, đạt cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng 2017”. Tên tuổi của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường gắn liền với bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu gia truyền 150 năm – Đỗ Minh Bài Thạch Khang.
Qua những thông tin về sỏi tiết niệu bệnh học mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng bạn đọc có thể trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức để xử lý khi không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Để phòng bệnh và phát hiện các triệu chứng sớm nhất, mọi người nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn có biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất.
TÌM HIỂU THÊM:
- Tổng hợp các bài thuốc nam trị sỏi thận tốt nhất
- Bật mí 5 cách trị sỏi thận bằng đông y tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!