Điều Trị Sỏi Thận Bằng Thuốc Đông Y Có Ưu Điểm Gì? Bật Mí 5+ Cách
Sỏi thận là bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải hiện nay, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Để chữa trị và ngăn sỏi không phát triển lớn hơn có rất nhiều phương pháp. Trong đó, điều trị sỏi thận bằng Đông y vẫn được ưa chuộng hơn cả bởi đem đến hiệu quả tốt, chi phí lại phải chăng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn 5 bài thuốc được đánh giá cao hơn cả.
Nguyên nhân phát sinh sỏi thận theo quan điểm Đông y
Bệnh sỏi thận gọi là thạch lâm, được hiểu như đá trong thận, hình thành do thấp nhiệt dồn nén ở hạ tiêu làm ngưng kết sỏi trong nước tiểu mà sinh bệnh. Tác nhân chính gây ra bệnh là do ăn nhiều thức ăn tính nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn dần xuống bàng quang, khí hóa trì trệ không thông mà ngưng tụ thành sỏi.
Một nguyên nhân khác, do lao lực quá độ mà thận âm hao tổn, âm hỏa động ảnh hưởng đến khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất trong nước tiểu kết thành sỏi. Từ nguyên nhân đó, Đông y chia hội chứng sỏi thận thành 3 thể là thể thấp nhiệt hạ tiêu và thể thận hư.
- Bệnh sỏi thận theo thể thấp nhiệt hạ tiêu
Theo lương y Tuấn giải thích, tình trạng thấp nhiệt kéo dài khiến nhiệt tà xâm nhập vào hạ tiêu (viêm đường tiết niệu), nhiệt kết bàng quang khiến thủy dịch lắng cặn lại sinh ra sỏi. Người bệnh ở thể này có biểu hiện đau lưng lan xuống đùi, sốt cao, người ớn lạnh, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu vàng sậm hoặc đỏ đục, miệng khô đắng,…
- Bệnh sỏi thận theo thể thận hư
Sỏi thận theo thể thận hư làm thủy hỏa mất cân bằng, uất kết đi xuống hạ tiêu, kết tinh trong nước tiểu tạo thành thạch (giống nư đun nấu lâu ngày có cặn kết ở đáy nồi). Thể thận hư sinh ra nội nhiệt, làm hư hao tân dịch nên nước tiểu ít đi.
Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, bụng hơi trướng, phù thũng, tiểu tiện ít, sốt âm ỉ kéo dài, có rêu trắng trên lưỡi,…
- Bệnh sỏi thận theo thể khí huyết ứ trệ
Người bệnh sỏi thận theo thể này có triệu chứng tiểu tiện bị đau tức, thậm chí có thể đi tiểu ra sỏi lẫn máu. Đồng thời trên lưỡi xuất hiện các điểm ứ huyệt do khí huyết bị ngưng trệ trầm trọng.
Dù ở thể bệnh nào, Đông y luôn chú trọng điều trị tận gốc. Các bài thuốc không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng mà còn bổ thận, dưỡng huyết, tăng cường chức năng tạng thận.
Chữa sỏi thận bằng Đông y triệt để tận căn nguyên bệnh
Với cơ chế y học cổ truyền trị bệnh từ gốc đến ngọn như đã bàn ở trên, sau đây chuyên trang chúng tôi xin giới thiệu Top 5 bài thuốc hiệu quả nhất, được áp dụng nhiều từ xưa tới nay.
Bài thuốc 1: Điều trị sỏi thận theo thể thấp nhiệt
Người bệnh theo thể này có biểu hiện nặng nề, trì trệ, tức vùng thắt lưng. Đối với bệnh nhân thể thấp nhiệt hạ tiêu, Đông y dùng phép trị thanh nhiệt hóa kiên, bài thạch, lợi niệu, trừ thấp.
Cách 1:
- Kim tiền thảo: 40g
- Sa tiền tử: 20g
- Uất kim: 16g
- Trạch tả, nấm linh chi: 10g mỗi vị
Đem tất cả thảo dược rửa sạch, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Duy trì sử dụng thuốc ít nhất 1 – 2 để đánh tan sỏi.
Cách 2:
- Sinh địa: 12g
- Mộc thông, trúc diệp: 16g mỗi vị
- Sa tiền tử, cam thảo tiêu, kê nội kim: 10g mỗi vị
- Kim tiền thảo: 20g
Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước uống, duy trì trong 1 tháng để bệnh nhanh cải thiện.
Cách 3:
Chuẩn bị thảo dược:
- Kim tiền thảo, tỳ giải: 30g mỗi vị
- Quả dành dành, lá mã đề, ý dĩ nhân: 20g mỗi vị
- Vỏ núc nác, cam thảo đất: 16g mỗi vị
- Mộc thông: 12g
- Xương bồ: 8g
- Quế chi: 4g
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu đem sao vàng, hạ thổ. Sau đó cho vào nồi sắc với 4 bát nước trong lửa nhỏ đến khi cạn còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp để lấy mỗi lần 1,5 bát. Trộn chung cả 3 lần để chia uống hết trong ngày. Nên kiên trì uống liên tục trong 2 – 3 tháng.
Bài thuốc 2: Điều trị sỏi thận thể khí huyết ứ trệ
Triệu chứng đặc trưng của người bệnh theo thể này là đau bụng dữ dội, đau buốt lưng, thậm chí cơn đau lan xuống vùng hạ vị, bẹn và cơ quan sinh dục. Đồng thời bị tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Đông y sử dụng liệu pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ.
Chuẩn bị thảo dược:
- Đào nhân, ngưu tất, xuyên khung, kê nội kim, trạch tả, thạch bĩ, đông quỷ tử đều: 12g mỗi vị.
- Hoạt thạch, hải kim sa, xa tiền tử đều: 15g mỗi vị.
- Hồng hoa, ô dược, xuyên luyện tử đều, đương quy: 9g mỗi vị.
- Kim tiền thảo: 30g
- Cam thảo: 5g
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch các nguyên liệu, để ráo nước
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống mỗi lần 1 bát. Duy trì dùng thuốc trong 7 ngày để trị khỏi bệnh.
- Uống thuốc trước hoặc sau ăn 1 giờ.
Bài thuốc 3: Điều trị sỏi thận thể thận hư
Ở thể thận hư, người bệnh gặp các triệu chứng tương tự như thê thấp nhiệt. Ngoài ra còn có biểu hiện mệt mỏi, ù tai, di tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Chuẩn bị thảo dược:
- Tơ hồng (đã sao vàng), tỳ giải, hoài sơn (đã sao vàng): 30g mỗi vị
- Thổ phục linh, liên nhục: 20g mỗi vị
- Mã đề: 16g
- Thạch vĩ: 12g
- Quy bản: 10g
Cách thực hiện: Các nguyên liệu mang rửa sạch, cho vào ấm sắc với 4 bát nước đến khi cạn còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát. Trộn chung cả 3 lần, chia uống hết trong ngày. Uống liên tục 2 – 3 tháng để nhanh đào thải sỏi.
Bài thuốc 4: Điều trị tiểu rắt, tiểu buốt
Bài thuốc điều trị sỏi thận theo Đông y trên cơ sở thông tắc nghẽn ở đường tiết niệu. Thuốc đi vào cơ thể sẽ giúp tiểu thông, giảm đau buốt khi tiểu, đồng thời điều hòa khí huyết. Nhờ đó mà cũng giảm bớt triệu chứng đau buốt lưng, ớn lạnh người về đêm cho bệnh nhân sỏi thận.
Chuẩn bị thảo dược:
Thục địa, sơn thù, xa tiền tử, phục linh, đơn bì, trạch tả, phụ tử, quế chi, cỏ xước, đỗ trọng: 14g mỗi vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu, rửa sạch và để ráo nước
- Đem tất cả các nguyên liệu sắc cùng 2l nước trong khoảng 30 – 45 phút.
- Sử dụng 5 thang thuốc, uống duy trì trong 3 tuần – 1 tháng.
Bài thuốc 5: Điều trị bàng quang thấp nhiệt
Bài thuốc giúp điều trị căn nguyên bệnh sỏi thận do ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc nghiện bia rượu lâu ngày làm thấp nhiệt bàng quang, tích tụ thành sỏi. Người bệnh theo thể này thường có biểu hiện đi tiểu ra máu kèm đau quặn bụng, miệng đắng họng khô, xuất hiện rêu lưỡi. Để điều trị các triệu chứng này, Đông y dùng biện pháp khu trừ thấp nhiệt bằng Tam kim bài thạch khang.
Chuẩn bị thảo dược:
- Kim tiền thảo: 30g
- Kê nội kim: 12g
- Hải kim sa: 15g
- Thạch vĩ, xuyên ngưu tất, hổ phách: 12g mỗi vị
- Cam thảo: 5g
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước
- Sắc đến khi thuốc cạn còn ⅔, chắt lấy nước thuốc để uống
- Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3 lần uống, trước hoặc sau ăn 1 giờ. Duy trì uống liên tục trong 7 ngày để bệnh được thuyên giảm.
Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y chữa sỏi thận
Điều trị bệnh sỏi thận bằng Đông y là phương pháp được đánh giá cao vì an toàn, tiết kiệm chi phí và áp dụng được với nhiều đối tượng người bệnh. Đồng thời có thể duy trì các bài thuốc để tăng cường sức khỏe mà không lo để lại tác dụng phụ.
Các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả chữa bệnh tổng thể vì ngoài tác dụng trị bệnh còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch và đề kháng cho người bệnh.
Tuy nhiên để hiệu quả thuốc phát huy được tốt nhất, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Các bài thuốc đông y sử dụng thảo dược tự nhiên nên lành tính, an toàn với mọi đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, dược tính còn ở nguyên bản nên hiệu quả bài thuốc phát huy tương đối chậm, người bệnh cần kiên trì để thấy rõ được hiệu quả.
- Người bệnh nên thăm khám trước để xác định chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về liều lượng, liệu trình sử dụng thuốc.
- Trong quá trình chữa sỏi thận bằng Đông y, nếu người bệnh gặp phải triệu chứng khó chịu như đau bụng, nôn mửa,… thì tốt nhất nên ngừng thuốc. Lúc này, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám sớm để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
- Không nên kết hợp cùng lúc điều trị sỏi thận bằng cả thuốc Tây lẫn Đông y khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sự kết hợp sai cách có thể khiến người bệnh gặp phải những tổn thương không đáng có.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bài thuốc đông y tuy an toàn nhưng nếu người bệnh sử dụng sai liều lượng có thể gặp phải rủi ro không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ nguồn thực phẩm chứa oxalat, purin.
- Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và tăng cường các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp thuốc hấp thu tốt hơn.
- Duy trì việc bổ sung các nhóm vitamin A, B1 và B6.
- Bổ sung liều lượng canxi vừa đủ qua các nguồn thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng viên uống canxi.
- Tăng cường bổ sung nhóm rau, củ quả giàu chất xơ để ngăn ngừa tình trạng lắng cặn khoáng chất tạo sỏi.
- Hạn chế muối trong chế biến món ăn hàng ngày.
- Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các triệu chứng tái phát và điều trị kịp thời nhất.
Chữa sỏi thận bằng Đông y là phương pháp được các chuyên gia đánh giá rất cao vì tính hiệu quả và đảm bảo an toàn, lành tính. Tuy nhiên để lựa chọn được bài thuốc Đông y phù hợp nhất để điều trị bệnh lại không hề dễ dàng. Nếu áp dụng sai cách có thể mang lại tác động xấu khiến tình trạng sỏi thận càng nặng hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho các bạn để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mình tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!