Bệnh học

Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Sỏi bàng quang là một căn bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 số ca bệnh sỏi tiết niệu toàn cầu. Các triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, đái ra máu,… và các cơn đau bụng dưới dữ dội. Đặc biệt nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể làm nhiễm trùng đường tiết niệu và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sỏi bàng quang là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bất cứ người bệnh sỏi bàng quang nào cũng hiểu cảm giác phải trải qua những cơn đau quặn thận đi kèm chứng tiểu buốt, tiểu khó. Thế nhưng,  rất nhiều người bệnh đến thăm khám chưa hề hiểu đúng về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy bản chất của căn bệnh này là gì mà lại gây nhiều biến chứng khó chịu đến vậy?

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là một dạng sỏi tiết niệu rất phổ biến, chỉ sau sỏi thận về tỷ lệ mắc phải. Đây là th.

uật ngữ chỉ các khối tinh thể rắn (sỏi) ở trong bàng quang. Sỏi được hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài, cô đọng lại và xảy ra hiện tượng kết tinh. 

Sỏi có thể được hình thành bởi sự kết tinh của khoáng chất ngay tại bàng quang hoặc di chuyển theo dòng nước tiểu từ thận và niệu quản xuống, mắc kẹt lại tại bàng quang. Bệnh lý này thường gặp nhiều nhất ở nam giới từ 50 tuổi trở lên.

Bạn có thể hình dung rõ hơn qua hình ảnh sỏi bàng quang sau đây: 

Sỏi kích thích lên niêm mạc bàng quang khiến cơ quan này bị đau nhức
Sỏi kích thích lên niêm mạc bàng quang khiến cơ quan này bị đau nhức

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Những biến chứng xấu dưới đây mà chúng tôi tổng hợp được sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi bệnh có nguy hiểm không?

  • Viêm bàng quang cấp tính

Những viên sỏi sắc nhọn cọ sát có thể gây trầy xước, chảy máu niêm mạc bàng quang. Đồng thời, sỏi còn làm rối loạn khả năng co bóp của bàng quang, không thể tháo rỗng để đào thải nước tiểu ra ngoài. Tình trạng này tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, xuất hiện các triệu chứng: tiểu ra máu, đau quặn bụng dưới, nóng rát và buốt khi đi tiểu. Viêm bàng quang cấp có thể biến chứng rất nhanh thành mạn tính, teo xơ, rò rỉ bàng quang và viêm nhiễm ngược lên thận.

  • Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính

Sỏi làm rối loạn khả năng co bóp nên bàng quang luôn ở trạng thái kích thích. Tình trạng này gây ra sự rối loạn tiểu tiện kéo dài: mót tiểu liên tục, tiểu rắt và buốt. Trường hợp sỏi rơi xuống kẹt tại niệu đạo làm chặn dòng nước tiểu sẽ khiến bàng quang bị căng phồng.

  • Nhiễm trùng hệ tiết niệu

Vi khuẩn cư trú trong sỏi lâu ngày sẽ phát triển mạnh, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Thậm chí có thể phá hủy mô thận, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

  • Ung thư bàng quang

Đây là biến chứng xấu nhất ở giai đoạn cuối của bệnh. Các vi khuẩn và độc tố tích tụ lâu ngày trong sỏi sẽ gia tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang. 

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Sỏi được hình thành do nước tiểu bị ứ đọng trong 1 thời gian dài. Lúc này nồng độ khoáng chất trong nước tiểu rất cao, dễ xảy ra hiện tượng kết tinh thành sỏi. Một số nhóm nguyên nhân chính hình thành sỏi ở bàng quang bao gồm:

  • Phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến là thuật ngữ chỉ việc gia tăng nhanh kích thước của cơ quan này đè nén lên đường tiểu (niệu đạo). Dòng tiểu bị gián đoạn khiến nước tiểu ứ đọng lâu tại bàng quang và hình thành sỏi.

  • Sa bàng quang

Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới, khi bàng quang suy yếu và sa xuống âm hộ. Dòng tiểu bị chặn lại là nguy cơ tạo sỏi tại bàng quang.

  • Viêm bàng quang

Bàng quang bị viêm nhiễm sẽ làm thay đổi nồng độ nước tiểu, tăng nguy cơ kết tinh sỏi tại cơ quan này.

  • Bàng quang thần kinh

Thuật ngữ này chỉ tình trạng dây thần kinh dẫn đến bàng quang bị tổn thương khiến tín hiệu truyền về não bộ bị gián đoạn, hoạt động tại cơ quan này cũng vì thế mà “kém năng suất”. Điều này khiến lượng nước tiểu không được đào thải ra ngoài gây kết tinh sỏi tại bàng quang. 

  • Sỏi thận

Đây là một nguyên nhân gây sỏi khá phổ biến. Sỏi từ thận (sỏi thận) và niệu quản (sỏi niệu quản) có thể di chuyển theo dòng nước tiểu và kẹt lại tại bàng quang, không đào thải ra ngoài được.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài những nhóm nguyên nhân chính đã nêu ở trên, còn 1 số tác nhân khác dẫn đến việc hình thành sỏi như: vòng tránh thai kẹt trong bàng quang, sử dụng ống thông bàng quang, do túi thừa bàng quang,… 

Bên cạnh đó 1 số bệnh lý nền như gout, tiểu đường, Parkinson,… cũng là nguy cơ gây hình thành sỏi.

Một chế độ ăn ít rau, uống ít nước cũng là một nguyên nhân khiến nước tiểu không đào thải được ra ngoài. Tình trạng này kéo dài dẫn tới nguy cơ cao bị sỏi tại bàng quang. Ngoài ra, thói quen ít vận động, ngồi 1 chỗ, hay nhịn tiểu sẽ khiến bạn đối mặt với việc hình thành sỏi. 

Có nhiều nguyên nhân hình thành sỏi, có thể do sinh hoạt hoặc bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân hình thành sỏi, có thể do sinh hoạt hoặc bệnh lý

Triệu chứng sỏi bàng quang cần cảnh giác

Theo các chuyên gia, triệu chứng của bệnh lý này khá đa dạng. Giai đoạn đầu, kích thước sỏi còn nhỏ nên người bệnh có thể chưa gặp triệu chứng nào. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn dần lên sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và xuất hiện 1 số triệu chứng đặc trưng như:

  • Tiểu rắt là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn có thể mắc sỏi tại bàng quang. Do ban ngày người bệnh đi lại nhiều, các viên sỏi di chuyển liên tục gây kích thích bàng quang. 
  • Tia nước tiểu yếu, bị gián đoạn cũng là 1 dấu hiệu thường gặp hơn ở nam giới.
  • Đau vùng bụng dưới, thậm chí cơn đau có thể lan xuống vùng hạ vị
  • Nước tiểu chuyển màu đục do bàng quang bị viêm nhiễm
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu về cuối là 1 dấu hiệu điển hình bạn cần cảnh giác. Lúc này sỏi đã phát triển đến giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cần thăm khám sớm để được chỉ định liệu trình điều trị kịp thời.
  • Đau và khó chịu trong dương vật của nam giới.
  • Trong trường hợp sỏi phát triển mạnh làm nhiễm khuẩn bàng quang, bạn có thể gặp triệu chứng phát sốt, người ớn lạnh.

Nhìn chung, các triệu chứng của sỏi bàng quang rất dễ nhầm lẫn với 1 số bệnh lý đường tiết niệu khác như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, ung thư bàng quang, lao bàng quang và thậm chí còn dễ nhầm với chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh và tránh các biến chứng không mong muốn, bạn cần thăm khám kịp thời tại các chuyên khoa tiết niệu.

Giải pháp điều trị sỏi bàng quang

Có thể thấy bệnh lý này sẽ gây rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Do đó khi bắt đầu thấy 1 trong những dấu hiệu khác thường kể trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liệu trình điều trị. 

Điều trị sỏi bàng quang bằng Tây y

Nguyên tắc điều trị bệnh này trong Tây y là thu nhỏ hoặc phá vỡ và loại bỏ sỏi, đưa bàng quang về trạng thái bình thường. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sỏi của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể: 

  • Thuốc Tây trị sỏi bàng quang

Đối với sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm chưa cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉnh định cho bạn 1 số loại thuốc đã được kiểm chứng về hiệu quả thu nhỏ nhỏ kích thước và loại bỏ sỏi:

Thuốc làm tan sỏi: Gồm các nhóm thuốc giúp kiềm hóa nước tiểu làm tan sỏi và đào thải ra ngoài.

Thuốc giãn cơ trơn: Giúp giảm các cơn co thắt của bàng quang, tăng cường bài tiết để đẩy sỏi ra ngoài.

Thuốc giảm đau: Các loại kháng sinh làm thuyên giảm cơn đau đớn cho bệnh nhân khi đi tiểu tiện. Đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm bàng quang do sỏi.

  • Tán sỏi bàng quang

Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, áp dụng cho các trường hợp sỏi lớn hơn 20mm. Các kỹ thuật tán sỏi được chỉ định gồm có: 

Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng tia laser hoặc sóng xung động tác động từ ngoài cơ thể làm thu nhỏ kích thước sỏi để dễ dàng đào thải ra bên ngoài.

Tán sỏi nội soi: Dùng ống nội soi đi vào niệu đạo rồi lên bàng quang, tiếp cận với viên sỏi và dùng tia laser phá vỡ vụn viên sỏi, gắp sỏi ra ngoài.

Tán sỏi bằng nội soi thường được áp dụng khi sỏi có kích thước lớn
Tán sỏi bằng nội soi thường được áp dụng khi sỏi có kích thước lớn

Tán sỏi qua da: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo 1 đường hầm nhỏ với đường kính 6 – 10mm nối từ da vào bàng quang. Sau đó bác sĩ sử dụng tia laser phá vỡ viên sỏi và dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp sỏi ra.

  • Phẫu thuật bàng quang lấy sỏi

Với những viên sỏi có kích thước quá lớn và cấu trúc vững chắc không thể loại bỏ bằng kỹ thuật ly tán sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này có độ xâm lấn cao vì bác sĩ sẽ mổ bàng quang để lấy sỏi ra ngoài.

Mổ lấy sỏi có thể gây biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh bàng quang,… Do đó phương pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân tắc nghẽn đường tiểu nghiêm trọng.

Thuốc nam chữa sỏi bàng quang an toàn, không xâm lấn

Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc nam là xu hướng chữa bệnh ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn để ngăn ngừa biến chứng không mong muốn. Đây là phương pháp loại bỏ sỏi nhanh, khắc phục triệt để được những triệu chứng khó chịu do sỏi.

Trong số ít những bài thuốc đáp ứng được yêu cầu trên là Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Top 20 thương hiệu nổi tiếng nhất 2020.

Top 2 địa chỉ uy tín HÀNG ĐẦU khám chữa sỏi bàng quang

Khám sỏi bàng quang ở đâu uy tín và chất lượng là câu hỏi mà chuyên trang chúng tôi nhận được nhiều nhất từ hòm thư của các độc giả. Giới hạn trong phạm vi bài viết, chúng tôi đã tổng hợp top 3 phòng khám uy tín hàng đầu để mọi người lựa chọn khám chữa:

Khoa Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai là cái tên hàng đầu trong điều trị các dạng sỏi tiết niệu vì quy tụ đội ngũ chuyên khoa hàng đầu của cả nước. Bệnh viện luôn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc để điều trị bệnh, trong đó phải kể đến:

  • Tán sỏi ngoài cơ thê
  • Lọc và thay nguồn huyết tương
  • Kỹ thuật ghép tạng thận

Vì là bệnh viện hàng đầu nên không tránh khỏi tình trạng quá tải (đặc biệt vào cuối tuần) nên người bệnh cần có kế hoạch thăm khám sớm. 

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Số hotline: 0969 851 616

Bệnh viện thận Hà Nội

Nếu bạn thắc mắc khám sỏi bàng quang ở đâu chuyên khoa nhất, chắc chắn là bệnh viện thận Hà Nội. Hiện nay bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng thăm khám và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại như điều trị thẩm nhân phúc mạc, lọc máu nhân tạo,…

  • Địa chỉ: Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3773 2265

TÌM HIỂU THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *