Bệnh học

Bệnh Sỏi Niệu Quản Và Những Kiến Thức Cần Biết

Sỏi niệu quản có thể gây ra những cơn đau đớn dữ dội cho người bệnh, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do sỏi thận rơi xuống niệu quản, gây bít tắc đường tiểu. Chính vì vậy, bạn cần kịp thời phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh đe dọa đến tính mạng.

Sỏi niệu quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Tiết niệu, sỏi niệu quản là một trong những dạng sỏi đường tiết niệu đang gia tăng số người mắc hàng ngày. Nhưng bản chất của căn bệnh này liệu có điểm gì khác biệt đáng chú ý hay không?

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là 1 ống dài có tác dụng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Cấu tạo của niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý nên gây cản trở sỏi di chuyển xuống dưới.

Sỏi niệu quản là thuật ngữ chỉ những tinh thể có kích thước khá lớn trong đường tiết niệu. Về bản chất, dạng sỏi này chủ yếu là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản. Tuy nhiên một số ít trường hợp có điều kiện sức khỏe đặc biệt như u và hẹp niệu quản thì sỏi có thể trực tiếp hình thành ngay tại cơ quan này. Đây là dạng nguy hiểm nhất trong các loại sỏi đường tiết niệu. 

Sỏi niệu quản là dạng sỏi đường tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nặng nề
Sỏi niệu quản là dạng sỏi đường tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra các biến chứng nặng nề

Thực chất, sỏi thận là sự kết tinh của muối lắng đọng lại trong thận, không gây đau đớn. Nhưng người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau dữ dội khi sỏi rời khỏi thận rơi xuống niệu quản và di chuyển đến bàng quang. 

Sỏi có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trong niệu quản nhưng đa số là ở 3 vị trí hẹp sinh lý: 

  • Đoạn nối thận với niệu quản
  • Đoạn nối niệu quản với bàng quang
  • Đoạn niệu quản ở ngay phía trước động mạch chậu.

Tại 3 vị trí này, sỏi kẹt niệu quản chèn ép làm tắc nghẽn đường nước tiểu gây ra nhiều biến chứng.

XEM THÊM: Bị sỏi thận kiêng gì và nên ăn gì tốt nhất

Sỏi niệu quản nguy hiểm không?

Do niệu quản hẹp, dễ tắc nghẽn hoàn toàn nên sỏi ở đây có độ nguy hiểm nghiêm trọng nhất trong các dạng sỏi tiết niệu. Một số biến chứng điển hình:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Sỏi ma sát lên thành niệu quản sẽ gây tổn thương các mao mạch, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Vô niệu: Sỏi kích thước lớn có thể làm tắc nghẽn cả 2 đường ống nước tiểu, đây chính là tình trạng vô niệu. Các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để lấy sỏi và dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.

Giãn đài bể thận: Sỏi kẹt niệu quản chèn ép làm tắc nghẽn đường nước tiểu gây tình trạng ứ đọng làm giãn đài bể thận.

Suy thận: Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu lâu ngày sẽ phát sinh suy thận cấp/mạn tính. Thận suy giảm chức năng đột ngột sẽ kéo theo hệ quả rối loạn điện giải, tăng huyết áp, tăng kali huyết, canxi huyết, đường huyết.

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản

Các khảo sát cho thấy tỷ lệ các ca mắc sỏi niệu quản ngày càng gia tăng và xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Theo các nghiên cứu, nhìn chung có 1 số nguyên nhân điển hình như sau:

Sỏi thận

Sỏi thận xuống niệu quản được nhận định là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm đến 80% các trường hợp. Quá trình dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang khiến sỏi di chuyển xuống và mắc kẹt tại khe hẹp niệu quản.

Phần lớn nguyên nhân gây sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống
Phần lớn nguyên nhân gây sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống

Cấu trúc niệu quản 

Một số dạng cấu trúc niệu quản bất thường như túi thừa niệu quản, phù đại niệu quản,… tạo điều kiện cho nước tiểu ứ đọng lại tạo sỏi.

Giảm citrat niệu

Citrat niệu giúp ức chế quá trình kết tinh các muối canxi. Khi thiếu citrat niệu, nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi gây kết tinh thành sỏi niệu quản.

Nước tiểu bão hòa canxi

Một chế độ ăn quá nhiều muối và canxi sẽ làm tăng tình trạng tái hấp thụ canxi ở ống thận. Khi xét nghiệm có thể thấy canxi niệu tăng rất cao. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, 1 ngày thận sẽ đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu. Trường hợp nước tiểu bị bão hòa muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 – 1000mg mỗi ngày.

Nước tiểu bão hòa oxalat

Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa oxalat như rau bina, socola, soda,… sẽ dẫn đến tình trạng này. Một trường hợp khác, những người bị viêm ruột phải cắt 1 phần ruột non cũng dễ bị tăng axit niệu và có sỏi oxalat. Hoặc những người bị rối loạn men chuyển hóa ở gan gây tăng axit oxalic tạo thành oxalat, dễ hình thành sỏi oxalat.

Dư thừa vitamin C

Vitamin C là yếu tố rất cần thiết cho hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất nhưng bổ sung quá nhiều lại khiến hàm lượng oxalate tăng cao trong thận. Tình trạng này có thể dẫn tới lắng đọng khoáng chất và kết tinh thành sỏi. 

Một số bệnh lý nền

Một số bệnh lý nền như gout, tiểu đường, lao, tuyến giáp,…có thể khiến sỏi hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản. Bên cạnh đó, tổn thương niệu quản do phẫu thuật hoặc các thủ thuật y khoa cũng làm tăng nguy cơ tạo sỏi niệu đạo.

Triệu chứng sỏi niệu quản cần cảnh giác

Những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ ở thận hoặc đài bể thận sẽ không gây quá nhiều bất tiện. Nhưng với sỏi kẹt niệu quản, các dấu hiệu sẽ được cảm nhận rõ rệt hơn.

Đau quặn thắt lưng và vùng bụng

Cơn đau quặn thận là dấu hiệu sỏi niệu quản rõ ràng nhất. Sỏi niệu quản nhỏ di chuyển từ thận xuống sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ từ giữa lưng đến vùng hố thắt lưng, sau đó lan xuống bụng dưới và vùng sinh dục ngoài. 

Bạn cần hết sức cảnh giác với những cơn đau quặn cấp tính
Bạn cần hết sức cảnh giác với những cơn đau quặn cấp tính

Tiểu buốt

Đây là triệu chứng đáng lo ngại của sỏi tiết niệu. Những viên sỏi gồ ghề với kích thước lớn không chỉ chặn dòng nước tiểu mà còn ma sát với niêm mạc niệu quản. Đây là lý do bạn thấy đau buốt mỗi lần đi tiểu, thậm chí ra kèm với máu.

Buồn nôn và nôn

Sỏi niệu quản sẽ chèn ép lên một số dây thần kinh liên kết trực tiếp với đường tiêu hóa. Từ đó mà gây ra các biểu hiện chướng bụng, buồn nôn và nôn, bí tiểu. Nếu bệnh không được điều trị sớm, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng ngược lên thận.

Sốt cao, người ớn lạnh

Đây là triệu chứng cảnh báo sỏi niệu quản đã gây nhiễm trùng tại thận, niệu quản và bàng quang. Nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại và phát sinh các bệnh lý đường tiết niệu liên quan. Lúc này bạn nên khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nhất. 

Giải pháp điều trị sỏi nội quản không phải ai cũng biết

Ngay từ khi nhận biết được những dấu hiệu bệnh đầu tiên, mọi người nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh từ chuyên gia. Trước hết, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu trình điều trị như sau:

Điều trị sỏi niệu quản bằng Tây y

Việc điều trị sỏi niệu quản cũng cần căn cứ vào tình trạng và kích thước của sỏi. Với những viên sỏi nhỏ, bác sĩ sẽ tư vấn bạn tự điều trị tại nhà bằng cách:

Điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc Tây

Thuốc Tây chữa sỏi thận là phương pháp phổ biến nhất trong phác đồ điều trị sỏi niệu quản. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn dùng thuốc. Tùy vào tình trạng sỏi mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Dùng thuốc giảm đau

Dù là những viên sỏi nhỏ nhưng quá trình đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu cũng gây đau đớn. Bạn có thể giảm đau bằng 1 số loại thuốc đã được kiểm chứng an toàn như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen.

  • Dùng thuốc loại bỏ sỏi

Ở phương pháp này bác sĩ sẽ dùng thuốc chẹn alpha để giúp bạn loại bỏ sỏi thận. Loại thuốc này giúp giãn cơ trong niệu quản để sỏi được đào thải ra ngoài dễ dàng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn thêm một số liệu trình thuốc như: thuốc chống viêm, chống co thắt, lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu

Phẫu thuật loại bỏ sỏi

Khi sỏi quá lớn, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng thận và đường tiết niệu sẽ không điều trị được bằng các phương pháp thông thường. Các bác sĩ sẽ tư vấn một liệu trình điều trị chuyên sâu hơn:

  • Dùng sóng siêu âm phá vỡ sỏi

Đây là phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tạo rung động mạnh phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ vụn để có thể dễ dàng đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 60 phút và gây ra đau đớn ở mức độ vừa phải. Do đó bạn sẽ được tiến hành gây mê tạm thời.

  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi lớn

Các bác sĩ sẽ chèn ống nội soi và các công cụ chuyên khoa qua đường rạch nhỏ ở lưng để mở niệu quản lấy sỏi. Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể không thành công. 

Phẫu thuật loại bỏ sỏi được áp dụng cho những trường hợp kích thước sỏi lớn
Phẫu thuật loại bỏ sỏi được áp dụng cho những trường hợp kích thước sỏi lớn
  • Phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi

Để loại bỏ sỏi nhỏ ở khe hẹp niệu quản khó thoát ra ngoài, có thể dùng phương pháp luồn ống soi mỏng qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Khi xác định được vị trí, các bác sĩ tiến hành gắp hoặc phá vỡ các viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ để đào thải qua đường tiểu. Sau đó, bạn được đặt 1 ống nhỏ (stent) trong niệu quản để giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Bạn sẽ được gây mê cục bộ hoặc toàn thân khi thực hiện thủ thuật này.

  • Phẫu thuật tuyến cận giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức làm nồng độ canxi trong máu tăng cao, hình thành sỏi. Nguyên nhân cường tuyến giáp phổ biến nhất là do hình thành khối u nhỏ lành tính ở 1 trong các tuyến cận giáp. Việc loại bỏ khối u này sẽ dừng hình thành sỏi niệu quản.

Như vậy, nếu bệnh nhân sỏi niệu quản nếu không tìm giải pháp đào thải sỏi ra ngoài kịp thời sẽ dễ gây phát sinh rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn không nên thờ ơ với những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn sớm tìm được liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

TÌM HIỂU THÊM: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *