Sỏi Thận: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sỏi thận là bệnh lý phổ biến hiện nay, tiềm tàng rất nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do lối sống, sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh của con người. Các bạn nên sớm tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng xử lý phù hợp.
Bệnh sỏi thận là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi thận đang dần trở thành một căn bệnh đường tiết niệu cực kỳ phổ biến, tuy nhiên hầu hết những người bệnh đến tìm găp ông đều chưa hiểu rõ về bệnh, dẫn tới khó phát hiện để điều trị kịp thời.
Bệnh sỏi thận là gì? Quá trình hình thành ra sao?
Các tài liệu sỏi thận bệnh học định nghĩa sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu, xảy ra khi có hiện tượng lắng cặn muối và các khoáng chất ở bên trong thận tạo thành những tinh thể rắn. Kích thước của sỏi có thể từ vài mm tới vài cm.
Sỏi hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn lại khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu như: thận (sỏi thận), bàng quang (sỏi bàng quang), tiết niệu (sỏi tiết niệu).
Phân loại sỏi thận: Theo các tài liệu y khoa, sỏi thận được chia thành 4 loại là sỏi canxi, sỏi uric, sỏi cystein và sỏi struvite. Nhưng trong đó sỏi canxi chiếm đến 80 – 90% số ca sỏi thận. Sỏi canxi cũng chia thành 3 dạng: canxi carbonat, canxi photphat và canxi oxalat. Dạng nguy hiểm nhất là sỏi canxi hỗn hợp kết hợp nhiễm khuẩn, hay thường gọi là sỏi san hô.
XEM THÊM: Các kiến thức liên quan đến bệnh sỏi niệu quan
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Đây là bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi thận có thể gây ra các biến chứng như:
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thận thường không cố định ở một vị trí mà di chuyển theo đường nước tiểu, đến các đường ống hẹp hơn như niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên bị đau quặn thận, bí tiểu dai dẳng, tiểu rắt.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Sỏi thận là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và tồn đọng lâu ngày trong cơ thể dễ gây nhiễm trùng thận và đường tiết niệu. Nhưng viên sỏi lớn cọ sát vào niêm mạc đường tiết niệu dễ gây tổn thương, càng tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Suy thận mạn tính, cấp tính
Tình trạng sỏi thận nặng (độ 2, độ 3) kèm theo nhiễm trùng sẽ làm suy giảm chức năng thận, dễ dẫn đến suy thận mạn tính và cấp tính.
- Vỡ thận
Tình trạng ứ nước, sưng viêm, phù nề thận do sỏi sẽ làm tăng áp lực thận quá mức gây vỡ thận đột ngột. Biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong.
XEM THÊM: Sỏi niệu đạo là gì? Những thông tin liên quan đến bệnh
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Lượng nước tiểu bị tồn đọng trong cơ thể khiến chất khoáng kết tinh thành sỏi có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất bạn nên cảnh giác:
- Uống ít nước
Lượng nước đưa vào cơ thể quá ít sẽ không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài. Do đó nước tiểu đặc, các chất khoáng kết tinh lại hình thành sỏi thận.
- Nhịn ăn sáng
Nhịn ăn sáng thường xuyên khiến dịch mật không tham gia được vào quá trình tiêu hóa thức ăn, tích tụ lại trong túi mật và đường ruột gây sỏi thận.
- Lạm dụng kháng sinh
Các chuyên gia nhận định việc lạm dụng một số nhóm thuốc kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin… sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận.
- Nhịn tiểu
Thói quen nhịn tiểu thường xuyên làm các khoáng chất dư thừa không được đào thải ra ngoài. Khi lượng canxi đủ lớn lắng đọng lại sẽ hình thành sỏi thận.
- Mất ngủ thường xuyên
Khi bạn chìm vào giấc ngủ sâu, mô thận sẽ tự tái tạo lại những tổn thương. Khi bạn mất ngủ kéo dài, quá trình tái tạo này không thể thực hiện được, lâu ngày sẽ dẫn tới sỏi thận.
- Chế độ ăn thiếu khoa học
Việc tiêu thụ thức ăn quá nhiều dầu mỡ, protein và chất béo làm tăng hàm lượng cholesterol làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận. Thói quen ăn mặn cũng khiến cơ thể dung nạp quá nhiều muối, việc lọc các khoáng dư thừa gặp khó khăn, dễ bị tồn đọng lại tạo sỏi.
- Lười vận động
Nếu bạn ít vận động, quá trình hấp thụ canxi của cơ thể kém hiệu quả khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng nhanh. Đây là nguyên nhân trực tiếp của bệnh sỏi thận.
Cảnh giác với triệu chứng bệnh sỏi thận
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu sỏi thận sẽ giúp mọi người nhận biết bệnh sớm, phục vụ cho quá trình điều trị sau này. Tùy vào từng giai đoạn, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp nhất bất cứ ai cũng nên cảnh giác cao độ:
- Đau thắt ở lưng hoặc bụng
Các chuyên gia nhận định cơn đau sỏi thận là một trong những loại cơn đau nghiêm trọng nhất. Sỏi thận di chuyển tạo ra ma sát, gây tắc nghẽn đường tiết niệu và tạp áp lực lên thận. Bạn có thể cảm nhận rõ các cơn đau nhói ở lưng, bụng dưới thậm chí bị lan xuống mạn sườn và bắp đùi.
- Đau rát khi tiểu
Khi sỏi thận di chuyển từ niệu quản đến bàng quang hoặc bàng quang đến niệu đạo, bạn sẽ cảm thấy đau thậm chí buốt khi tiểu.
- Tiểu dắt
Khi sỏi di chuyển xuống phía dưới đường tiết niệu, bạn sẽ có cảm giác rất hay buồn đi tiểu.
- Nước tiểu đục, có mùi lạ
Các nghiên cứu cho thấy đa phần các ca bệnh sỏi thận đều bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó nước tiểu sẽ chuyển màu đục, có mùi hôi khác thường. Mùi hôi này do nước tiểu bão hòa hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.
- Lượng nước tiểu ít
Sỏi có kích thước lớn sẽ bị kẹt trong niệu quản, làm tắc nghẽn đường nước tiểu, điều này khiến lượng nước tiểu ra ngoài mỗi lần rất ít. Nếu bị tắc nghẽn thường xuyên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
- Buồn nôn
Buồn nôn và nôn là triệu chứng thường gặp nhất của người bệnh sỏi thận. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này do thận và đường tiêu hóa có mối liên quan với nhau. Sỏi trong thận có thể kích thích tới những dây thần kinh của hệ tiêu hóa. Vì vậy cơ thể có phản ứng buồn nôn và nôn do gặp các cơn đau.
- Cảm giác ớn lạnh và sốt
Đây là dấu hiệu cảnh báo việc bạn đã bị nhiễm trùng ở thận hoặc đường tiết niệu. Bạn có thể bị sốt cao từ 38 độ kéo dài kèm theo những cơn ớn lạnh và đau buốt.
Tất cả những triệu chứng trên không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó bệnh sỏi thận cần được điều trị sớm nhất để hạn chế những rủi ro.
Top 3 giải pháp chữa sỏi thận nhanh và TRIỆT ĐỂ nhất
Bệnh sỏi thận không chỉ nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài của người bệnh mà gây ra những cơn đau đớn dữ dội. Trước thực trạng đó, những giải pháp điều trị sớm sỏi thận được quan tâm hàng đầu.
Điều trị sỏi thận bằng thủ thuật y khoa
Căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn liệu trình điều trị thích hợp nhất.
Điều trị sỏi nhỏ đi kèm ít triệu chứng:
Những viên sỏi có kích thước <7mm được nhận định là sỏi nhỏ, ít gây biến chứng ở hệ tiết niệu. Người bệnh có thể tự làm tan hoặc đào thải các viên sỏi nhỏ ra ngoài bằng cách:
- Uống nhiều nước: Giúp làm loãng các khoáng chất đã kết tinh thành sỏi. Lưu ý chỉ uống nước lọc. Các nghiên cứu cho thấy uống nhiều đồ uống soda càng làm tăng nguy cơ sỏi thận vì chứa nhiều axit photphoric.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Loại thuốc kháng viêm, giảm đau sỏi thận không cần kê đơn là ibuprofen (Advil, Motrin). Với các cơn đau dữ dội hơn, bạn có thể dùng ketorolac (Toradol). Khi các cơn đau đi kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch các loại thuốc giảm đau cho bạn.
- Phương pháp nội khoa: Ở giai đoạn mới khởi phát sỏi thận, các bác sĩ sẽ dùng nhóm thuốc chẹn alpha làm giãn cơ niệu quản. Việc này giúp đẩy các viên sỏi thận ra ngoài nhanh và ít đau đớn. Các thuốc được chỉ định phổ biến nhất là dutasteride, tamsasmin, tamsulosin.
Điều trị sỏi to đi kèm nhiều triệu chứng:
Trường hợp sỏi thận >10mm gọi là sỏi kích thước to. Các thủ thuật y khoa thường được sử dụng:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Áp dụng cho sỏi <15mm, sử dụng sóng xung kích làm vỡ vụn những viên sỏi lớn thành các mảnh sỏi nhỏ, đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
- Nội soi niệu quản: Dùng ống nội soi niệu quản luồn qua lỗ tiểu, tiếp cận với viên sỏi, dùng laser bắn vỡ và hút sỏi ra ngoài.
- Nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức: Đây là phương pháp thay thế cho mổ mở đối với các loại sỏi có kích thước >25mm, đặc biệt là sỏi san hô. Bệnh nhân được gây mê toàn thân nên ít đau đớn, vết sẹo nội soi nhỏ (<1cm).
- Mổ nội soi tán sỏi qua da tối thiểu: Áp dụng điều trị với viên sỏi 15 – 25mm, đã nội soi niệu quản và tán sỏi nhưng thất bại.
XEM THÊM: Bài thuốc nam trị sỏi thận tốt nhất hiện nay
Mẹo dân gian chữa sỏi thận hiệu quả ngay tại nhà
Điều trị sỏi thận bằng thuốc Tây hay thủ thuật y khoa ở một số đối tượng rất dễ để lại tác dụng phụ, nhanh tái phát lại. Chính vì vậy khá nhiều người bệnh tìm đến những phương pháp dân gian trị sỏi thận được lưu truyền lâu đời:
- Bài thuốc từ đu đủ xanh
Theo dân gian lưu truyền, nhựa đu đủ có tác dụng đánh tan sỏi thận hiệu quả. Do đó bạn nên chọn đu đủ bánh tẻ, không non quá, không già quá, moi ruột, để cả vỏ, thêm chút muối để hấp cách thủy.
Lưu ý: Nên dùng món này sau bữa ăn. Với sỏi có kích thước <10mm, chỉ cần áp dụng 7 ngày, sỏi sẽ tiêu đáng kể.
- Bài thuốc từ chuối hột
Lấy hạt chuối hột chín, phơi khô và tán thành bột mịn. Pha với nước ấm uống 2 – 3 lần/ngày, duy trì từ 10 – 20 ngày.
- Bài thuốc từ lá ngò gai
Lấy 1 nắm lá ngò gai hơ lửa rồi sắc với 3 chén nước đến khi cạn còn 8 phần. Ngày dùng thuốc 3 lần. Nam uống 7 ngày, nữ 9 ngày, sỏi thận sẽ tan hết.
- Bài thuốc từ quả dứa
Dứa rửa sạch, khoét lỗ để nhồi đường phèn rồi đem nướng chín, vắt nước uống hàng ngày. Nhiều bệnh nhân phản ảnh các cơn đau dữ dội do sỏi thận giảm hẳn sau một thời gian kiên trì uống nước dứa nướng.
Giải pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa sỏi thận
Như đã nói, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến, nhất là với giới trẻ. Bên cạnh việc tìm hiểu các bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả, người bệnh cũng nên phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tái phát.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Nếu bạn đang nghĩ cặn canxi gây sỏi thận nên cần hạn chế thì đây là quan điểm sai lầm. Một chế độ ăn quá thiếu canxi sẽ càng làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và loãng xương. Lưu ý không bổ sung quá đà dẫn đến hình thành sỏi.
- Ăn nhạt
Tập thói quen ăn nhạt sẽ giúp bạn giảm đáng kể lượng oxalate trong nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Lượng muối mà các chuyên gia khuyến cáo là 2,5g/người/ngày.
- Dùng thảo dược
Một số loại thảo dược như kim tiền thảo, râu ngô,… thanh lọc cơ thận rất tốt, bạn có thể làm trà uống hàng ngày để ngăn chặn hình thành sỏi.
- Uống đủ nước
Bạn nên lưu ý, các chuyên gia khuyên nên uống đủ nước chứ không phải uống nhiều nước. Việc bổ sung đủ nước theo thể trạng cơ thể giúp thận lọc tốt hơn, không bị tồn đọng các khoáng chất.
- Hạn chế ăn nội tạng động vật
Tiêu thụ nhiều nội tạng động vật không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn gia tăng purin, sau khi phân hủy tạo thành axit uric. Lượng axit này tích tụ nhiều sẽ hình thành sỏi trong thận.
- Ăn ít thực phẩm chứa Oxalat
Oxalat là nguyên nhân chính gây sỏi oxalate nên việc hạn chế dung nạp là rất cần thiết. Do đó bạn tránh một số loại nước uống như soda, trà đặc, cafe, củ dền và các loại hạt.
Với những thông tin vừa tổng hợp ở trên, hy vọng bạn đọc đã trang bị thêm được nhiều kiến thức về sỏi thận bệnh học. Từ đó có thể chủ động xử lý nếu không may mắc bệnh. Chúc bạn và gia đình sẽ tìm được giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất.
TÌM HIỂU THÊM:
- Nguyên nhân sỏi bàng quang và cách chữa hiệu quả nhất
- Sỏi tiết niệu là gì? Cách nhận biết bệnh nhanh nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!