Tin tức

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm Là Gì? Cách Điều Trị Dứt Điểm An Toàn

Bệnh lý viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tiến triển nặng hơn của viêm da cơ địa. Thông thường bệnh xuất hiện là do sự chủ quan hoặc bởi không được điều trị đúng cách nên vi khuẩn bôi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương da. Vậy tình trạng bội nhiễm có nguy hiểm không và làm cách nào để điều trị dứt điểm? Những thông tin được chia sẻ dưới bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tường tận những thắc mắc trên.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là hiện tượng làn da của bạn bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra tình trạng bội nhiễm ở nam giới cũng có khả năng là do virus hoặc nấm gây nên, tuy nhiên điều này ít phổ biến hơn.

Viêm da cơ địa bội nhiễm thường là hệ quả do thói quen chăm sóc da kém cũng như thiếu chủ động trong việc điều trị. Tình trạng này không chỉ dẫn tới hiện tượng ngứa ngáy khó chịu mà còn làm phát sinh cơn đau, sưng viêm và tụ mủ dưới da.

Bệnh gây ngứa ngáy, bong tróc khó chịu
Bệnh gây ngứa ngáy, bong tróc khó chịu

Thông thường, bệnh viêm da cơ địa không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Tuy nhiên khi xảy ra bội nhiễm, tác nhân dẫn tới nhiễm trùng như nấm, vi rút hay vi khuẩn sẽ có khả năng lây lan rộng và dễ lây nhiễm qua da của người khác qua tiếp xúc vật lý.

Chính vì thế việc chữa trị bệnh viêm da cơ địa nên được thực hiện trong thời gian sớm nhất. Nếu để bệnh kéo dài không chỉ làm cho các vết thương lan rộng mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm, lở loét, thâm sẹo, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Nguyên do chính dẫn tới tình trạng bị viêm da cơ địa bội nhiễm là do nấm, virus và ký sinh trùng xâm nhập. Trong đó phổ biến nhất là do khuẩn Staphylococcus aureus và Enterobacter asburiae gây nên. Tuy nhiên hiện tượng bội nhiễm da còn có thể do một số yếu tố thuận lợi gây ra như: 

  • Do người bệnh có thói quen thường xuyên cào gãi lên vùng da bị tổn thương khiến cho làn da bị chảy máu, lở loét và dễ nhiễm trùng.
  • Do người bệnh bị nhiễm trùng da hay viêm nhiễm các bộ phận khác trong thời kỳ bùng phát bệnh viêm da cơ địa.
  • Do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm trùng.
  • Vệ sinh da kém, khiến cho mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng.
  • Tự ý điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng các loại dược liệu tự nhiên hoặc những loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc.
  • Lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid. Corticoid là chất chống viêm, chống dị ứng, ức chế hoạt động hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài, loại thuốc này có khả năng khiến da bị teo, suy giảm hệ miễn dịch và có nguy cơ gây nhiễm trùng cao.
Vi khuẩn và nấm là những tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Vi khuẩn và nấm là những tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa

Thông thường, bệnh viêm da cơ địa chỉ có những dấu hiệu cơ bản như: Da có màu đỏ, hồng, khô sần, chảy dịch, trợt loét, ngứa ngáy, sưng đỏ. Tuy nhiên khi bệnh có dấu hiệu bị bội nhiễm, những triệu chứng thường gặp sẽ xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thường có xu hướng nổi mẩn đỏ, sưng viêm, lở loét cũng như chảy dịch, mủ.

Dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có thể kể đến như:

  • Tổn thương da có màu đỏ tươi, sưng viêm, vùng da bị bệnh nóng hơn những vùng da xung quanh. 
  • Ngứa ngáy dữ dội, kèm theo đó là hiện tượng đau nhức.
  • Tổn thương da lan rộng ra toàn thân, thân nhiệt tăng cao, hay bị ớn lạnh, mệt mỏi.
  • Xuất hiện các nốt mụn mủ, da bị sưng loét, chảy dịch.
  • Một số trường hợp bị bội nhiễm nặng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân như: Buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, viêm kết mạc, tiêu chảy, viêm mũi dị ứng.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm không phải là căn bệnh có tính lây lan nhanh giữa người với người. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có yếu tố di truyền. Tức là nếu trong gia đình có ông bà cha mẹ bị nhiễm viêm da cơ địa thì khả năng cao con cháu cũng sẽ bị di truyền căn bệnh này.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một trong những cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, mức độ nguy hiểm cũng như của nó được đặt trong tình trạng báo động khi không được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm không phải là căn bệnh có tính lây lan nhanh giữa người với người
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm không phải là căn bệnh có tính lây lan nhanh giữa người với người

Một số biến chứng phổ biến thường gặp phải như:

  • Nhiễm trùng huyết: Viêm nhiễm ở da sẽ thấm sâu vào các mạch máu dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nhiễm độc, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.
  • Viêm tế bào mô: Các tổn thương trên da sẽ dần bị hoại tử và ăn sâu vào tế bào biểu mô, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Gây mù lòa: Vùng da bị bội nhiễm xảy ra ở mắt có thể làm suy giảm thị lực, gây viêm mắt, khó quan sát, dần dần dẫn đến mù lòa.
  • Tăng nguy cơ mắc các căn bệnh dị ứng khác: Người bệnh có thể gặp phải một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng,…

Những cách chữa viêm da cơ địa bội nhiễm hiệu quả nhất

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Cụ thể như sau:

Chữa bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm bằng thuốc Tây y

Khi điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh đường uống, tiêm tĩnh mạch và thuốc bôi ngoài da.

  • Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng có thể kể đến như macrolid và penicillin. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác. Thông thường với trường hợp bội nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch. Một liệu trình điều trị thường sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Thuốc kháng histamin H. Loại thuốc này có tác dụng ức chế các chất trung gian làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
  • Thuốc dạng bôi corticoid, calcineurin, axit salicylic. Các loại thuốc này có tác dụng hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu do bệnh viêm da bội nhiễm gây nên. Đồng thời thuốc sẽ giúp cho da có độ ẩm cần thiết, hạn chế bong tróc, nứt nẻ, chảy máu.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol và các loại thuốc có tác dụng kháng viêm không chứa steroid. Thuốc giúp người bệnh tránh được cảm giác đau đớn, mệt mỏi và hạ sốt khi viêm da bội nhiễm gây ra triệu chứng toàn thân.
Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ
Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ

So với các phương pháp điều trị viêm da cơ địa, thuốc tân dược thường có dược tính mạnh nên cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và hệ miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, thuốc cũng làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng của gan, thận khiến cho việc thanh lọc cơ thể, đào thải chất cặn bã bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, mọi người cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc Tây y trị viêm da cơ địa, cần tham khảo và thực hiện tốt hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Đông y

Thuốc Đông y thường chậm phát huy tác dụng hơn so với thuốc Tây y. Bởi tác dụng của các loại thảo dược cần thời gian để thấm đều vào cơ thể. Mặc dù vậy, thuốc lại mang đến tác dụng lâu dài, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ. Hơn nữa nguy cơ bệnh tái phát cũng gần như không xảy ra. Vì vậy ngày nay, thuốc Đông y được sử dụng rất nhiều trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm.

Một số bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa bội nhiễm mang lại hiệu quả tốt như:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Sài đất, bồ công anh, cam thảo dây, thương nhĩ tử, kim ngân.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với nước để uống hàng ngày. Sử dụng thuốc thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Phòng phong, liên kiều, khương hoạt, chỉ xác, bạch tiên bì, xuyên khung, hoàng cầm, độc hoạt, sài hồ, kinh giới, phục linh, bồ công anh, cam thảo, thuyền thoái, khô sâm, cát cánh.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Người bệnh nên áp dụng điều trị bằng thuốc Đông y
Người bệnh nên áp dụng điều trị bằng thuốc Đông y

Bài thuốc 3: Thanh bì dưỡng can thang

  • Thuốc uống: Đan sâm, thổ phục linh, bạch linh, quế chi, kê huyết đằng, dạ dao đằng, sa sâm… Đem các nguyên liệu trên sắc với nước để uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối uống sau ăn 30 phút.
  • Thuốc ngâm rửa: Khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên… Chia thuốc theo tình trạng bệnh, đun sôi với nước lọc và ngâm rửa vùng tổn thương 1 lần/ngày.
  • Thuốc bôi: Sa đằng từ, hồng hoa, kim ngân hoa, đương quy. Nguyên liệu trên đem sắc với nước lọc. Đợi nước sôi thì vặn nhỏ lửa cho đến khi nước cô đặc lại. Mỗi ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và tối, trước khi bôi nên vệ sinh vùng da sạch sẽ.

Bài thuốc 4: An bì thang

  • Thuốc cao uống: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, hạ khô thảo, khổ sâm, sinh địa,… Hòa tan thuốc với nước sôi và uống lúc còn ấm. Dùng mỗi ngày 2-4 viên, uống sau bữa ăn 30 phút. 
  • Thuốc ngâm rửa: Hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên, trầu không… Đun 2-4 gói thuốc với 1 lít nước, để ấm rồi rửa lên vùng da bị tổn thương.
  • Thuốc bôi: Mật ong, bí đao, cây vảy ngược, tang bạch bì,… mỗi ngày bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương 2 lần vào buổi sáng và tối.

Áp dụng mẹo dân gian

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y và Đông y, người bệnh bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể kết hợp sử dụng thêm các mạo thuốc chữa bệnh từ dân gian.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không chứa hàm lượng polyphenol cao, đặc biệt là superoxide effutase và catalase, giúp thúc đẩy sản sinh collagen, làm lành mô và vết thương trên da. Đồng thời, lá trầu không còn chứa nhiều tinh dầu eugenol, thành phần này có tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da như trực trùng coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn… Vì vậy lá trầu được nhiều người sử dụng để chữa viêm da cơ địa và các bệnh da liễu khác như mề đay, á sừng, chàm eczema, viêm da dị ứng,….

Lá trầu không chứa hàm lượng các chất kháng viêm diệt khuẩn cao
Lá trầu không chứa hàm lượng các chất kháng viêm diệt khuẩn cao

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và một ít muối biển.
  • Rửa sạch lá trầu không dưới vòi nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Cho nắm lá trầu vào nồi, thêm 3 – 4 lít nước cùng 2 thìa muối biển.
  • Đun sôi nước lá trầu không để tinh dầu trong lá trầu tiết ra, hòa vào nước.
  • Đem nước lá trầu đã đun sôi pha cùng nước lạnh rồi tắm.
  • Phần bã trầu không chà xát nhẹ nhàng trên vùng da bị viêm.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên duy trì đều đặn khoảng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý: Cách này rất phù hợp với người bị viêm da cơ địa trên diện rộng hoặc viêm da cơ địa toàn thân. Sau khi tắm, người bệnh không cần tắm lại bằng nước sạch.

Dùng chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như epicatechin gallate (ECG), epigallocatechin gallate (EGCG), polyphenol, catechin. Những thành phần này giúp chống sưng viêm, giảm ngứa ngáy và phục hồi tế bào da bị tổn thương. Dân gian thường sử dụng lá chè xanh như loại lá tắm để chữa viêm da cơ địa bội nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Vớt bỏ bã, đổ nước ra chậu rồi hòa thêm với nước lạnh.
  • Dùng nước chè xanh tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần.

Dùng lá khế

Y học cổ truyền ghi cho biết lá khế có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Các nghiên cứu dược tính của lá khế cũng cho thấy, lá khế chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp giảm ngứa và mẩn đỏ. Vì vậy lá khế được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít muối biển và một nắm lá khế tươi.
  • Rửa sạch lá khế, đợi khô nước rồi vò nát.
  • Cho lá khế vào nồi đun sôi cùng với 1 chút muối.
  • Khi nước nguội bớt, người bệnh dùng nước lá khế ngâm rửa vùng da bị viêm. Phần lá dùng để chà nhẹ lên vùng da bị viêm.
  • Nên kiên trì áp dụng cách làm này trong khoảng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả.

Dùng lá ổi

Lá ổi có khả năng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ các triệu chứng viêm da tự nhiên. Lá ổi cùng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể làm lành da, giúp da khỏe hơn, chống lại các gốc tự do gây hại. Theo y học cổ truyền, lá ổi có khả năng làm se các vết thương ở niêm mạc da, giải độc và làm lành vết thương. 

Dùng lá ổi chữa viêm da cơ địa
Dùng lá ổi chữa viêm da cơ địa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá ổi, để ráo nước.
  • Đun sôi một nồi nước rồi cho lá ổi vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước lá ổi nguội để ngâm vùng da bị viêm cơ địa trong khoảng 15 – 20 phút. Có thể dùng bã lá ổi để chà nhẹ trên da. Nếu người bệnh bị viêm toàn thân có thể đun nhiều nước lá ổi để tắm.
  • Nên kiên trì áp dụng phương pháp chữa viêm da cơ địa tại nhà này vào buổi tối cho đến khi da cải thiện.

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Để chữa bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt phù hợp. Điều này không những giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn phòng ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả. Cụ thể dưới đây là những lưu ý người bệnh cần nắm rõ:

  • Sớm tìm đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh để bệnh  khi bị viêm da cơ địa nặng hơn hình thành bội nhiễm.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự phát triển lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
  • Giảm thiểu việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa.
  • Nên ngưng sử dụng một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, rượu bia, chất kích thích.
  • Kết hợp sử dụng những sản phẩm dưỡng da, sữa tắm dịu nhẹ, nồng độ kiềm thấp.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
  • Nên sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng stress sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Dùng đồ bảo hộ, che chắn kỹ càng trước khi đi ra ngoài, nhất là khi tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc.
  • Cần vệ sinh vùng da bị bệnh đúng cách, giữ cho cơ thể luôn khô thoáng, tránh bụi bẩn và mồ hôi tích tụ trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Viêm da cơ địa bội nhiễm nếu không được điều trị tích cực có thể chuyển biến nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám chữa kịp thời.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu có tỷ lệ mắc phải tương đối cao và rất khó để điều trị dứt điểm. Nguyên nhân được cho là do cơ địa da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường hoặc do thói quen sinh hoạt. Vậy viêm da cơ […]
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mạn tính gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, đặc biệt là với các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát và viêm nhiễm. Tìm kiếm các phương pháp điều trị từ thiên nhiên, như việc tắm lá cây, đã và đang được nhiều […]
Như chúng ta cũng biết viêm da cơ địa gây nên những tổn thương diện rộng trên da với các mảng đỏ, khô sần ngứa ngáy dai dẳng và không ngừng gãi. Điều này khiến người bệnh lo ngại những vết xước này có thể để lại sẹo khi bệnh khỏi. Vậy viêm da cơ […]
Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh khỏi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy viêm da cơ địa bao lâu […]
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Bởi trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu mà bé sử dụng là sữa mẹ. Vậy nên để tránh tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn thì nguồn sữa […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *