Viêm Da Cơ Địa Khi Mang Thai Và Các Cách Điều Trị An Toàn
Trong quá trình mang thai, lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến người phụ nữ gặp nhiều vấn đề không mong muốn. Một trong số những vấn đề phổ biến ở thai phụ chính là tình trạng viêm da cơ địa. Vậy viêm da cơ địa khi mang thai có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho cả mẹ và thai nhi là gì?
Viêm da cơ địa khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm da cơ địa (chàm cơ địa) – tình trạng viêm da dị ứng mãn tính, thường xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân chính được xác định gây ra bệnh này đó là di truyền và hệ thống miễn dịch suy yếu.
Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị bệnh nhất. Theo thống kê, viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 20 – 40%).
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm da cơ địa khi mang thai không đe dọa đến tính mạng, cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, nó khiến mẹ bầu mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng. Hơn hết, nó có thể di truyền sang cho con.
Ngoài ra, viêm da cơ địa dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, khi mẹ bầu bị mắc phải căn bệnh này, cần sớm tìm ra biện pháp điều trị.
Vậy viêm da cơ địa có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? – Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa là bệnh lành tính, vì thế khi mang thai bị bệnh này mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.
Nó không gây ra những biến chứng nặng nề như sảy thai, dị tật bẩm sinh so với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Theo đó, các triệu chứng ngứa rát khó chịu sẽ khiến mẹ bầu bị mất ngủ, căng thẳng kéo dài từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Đây là lý do khiến người mang thai bị giảm cân, thiếu sức sống. Tình trạng này kéo dài, sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Thai nhi ngay từ trong bụng mẹ có thể bị nhẹ cân, chậm phát triển, ốm yếu.
Một nguy cơ nữa có thể xảy ra khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa đó là di truyền. Theo thống kê, có đến 70% trường hợp trẻ sơ sinh bị di truyền từ mẹ các bệnh ngoài da. Hơn nữa, khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, nó còn kèm theo một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, hen suyễn, tiêu chảy.
Nguyên nhân viêm da cơ địa ở phụ nữ có thai
Người mang thai rất dễ gặp phải những bệnh mãn tính, trong đó bao gồm viêm da cơ địa. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa khi mang thai là do:
Hormone thay đổi
Nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai đó là do hormone thay đổi. Khi hiện tượng thụ tinh xảy ra, cơ thể người phụ nữ sẽ tăng việc sản sinh progesterone và hormone prolactin.
Sự thay đổi đột ngột này khiến nội tiết tố của nữ giới bị rối loạn từ đó triệu chứng viêm da cơ địa bị bùng phát.
Hệ miễn dịch suy giảm
Phụ nữ mang thai có hệ thống miễn dịch yếu hơn rất nhiều so với người bình thường, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào và gây bệnh. Do đó, mẹ bầu thường dễ gặp phải bệnh nhiễm trùng, viêm da.
Nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân trên thì phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress khiến hệ miễn dịch suy yếu từ đó gây bệnh.
- Mẹ bầu thường xuyên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Người mang thai tiếp xúc với những dị nguyên bên ngoài môi trường như khói bụi, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, xà phòng có chất gây kích ứng da.
- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm da cơ địa.
- Mẹ bầu mắc một số bệnh lý mãn tính.
- Việc sử dụng một số loại thuốc khi mang thai cũng khiến da dễ bị viêm.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở bà bầu
Cũng như những bệnh viêm da khác, viêm da cơ địa khi mang thai gặp triệu chứng khó chịu.
Khi bị bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy xuất hiện nhiều triệu chứng như:
- Các vùng da ở mặt, khuỷu tay, ngực nổi lên các vết phát ban màu hồng, có kích thước nhỏ, hình dáng giống nhau.
- Bề mặt ở những vùng da bệnh có nhiều mụn nước li ti rất nông, không ăn sâu vào cấu trúc da.
- Trên bề mặt da có hiện đỏ, có thể phù nề, loét, chảy dịch.
- Vùng da bệnh thường bị khô lại, hình thành sừng dày.
- Mẹ bầu cảm thấy ngứa, khó chịu, đôi khi kèm theo đau rát.
Thời gian mẹ bầu xuất hiện triệu chứng viêm da cơ địa thường kéo dài trong khoảng vài tuần. Thời gian phục hồi bệnh cũng lâu hơn so với người bình thường vì cơ thể người mang thai vốn có hệ miễn dịch kém hơn.
Cách điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu an toàn
Có thể thấy, viêm da cơ địa ở người mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên, ngay từ khi nhận biết những dấu hiệu, người bệnh cần sớm có biện pháp điều trị phù hợp để con khỏe, mẹ vui.
Trị viêm da địa ở bà bầu bằng mẹo dân gian
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc được ưu tiên hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Biện pháp này mang đến sự an toàn cao cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, biện pháp này chỉ có hiệu quả dối với những trường hợp bệnh nhẹ.
- Chườm lạnh
Biện pháp này có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa rát và sưng do viêm da cơ địa gây ra. Mẹ bầu nên thực hiện chườm lạnh trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp hạn chế tình trạng kích ứng da từ đó giảm ngứa, giảm viêm và cho giấc ngủ ngon hơn.
- Tắm lá thảo dược
Có nhiều bài thuốc dân gian vừa loại bỏ các triệu chứng viêm da cơ địa vừa an toàn. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng lá khế, lá trầu không nấu nước để tắm hoặc ngâm rửa.
Các tinh chất trong thảo dược sẽ giúp chống khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Mẹ bầu cần thực hiện bài thuốc này hàng ngày, cho đến khi nào những tổn thương trên da hết hẳn.
Cách điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây
Khi viêm da cơ địa ở mức độ nặng, sử dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, mẹ bầu có thể cân nhắc việc dùng thuốc.
Tuy nhiên, việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi nếu sử dụng không đúng cách. Cho nên, người bệnh cần tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ.
- Kem trị viêm da cơ địa cho bà bầu
Phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng những loại kem bôi để giảm ngứa, chống viêm, hạn chế tình trạng tạo sừng và bong tróc.
Với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, các kem dưỡng ẩm sẽ rất phù hợp với người bệnh. Một số loại kem có dưỡng chất tự nhiên, giúp giảm triệu chứng đồng thời cung cấp ẩm cho da như Vaseline, Eucerin, A-derma. Đặc biệt, nó mang lại sự an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu.
- Thuốc bôi tại chỗ có chứa kẽm oxide
Kẽm oxide mang đến công dụng giảm ngứa, sát trùng, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh hiệu quả. Không chỉ thế, nó được đánh giá an toàn với mẹ bầu. Vì thế, người bệnh chỉ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ không lo ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thuốc kháng Histamine H1
Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ có thể cân nhắc cho mẹ bầu sử dụng thuốc kháng H2. Thuốc này mang đến tác dụng nhanh chóng, chỉ sau 1 – 2 lần sử dụng nhưng ít gây tác dụng phụ.
Cho nên, nó khá phù hợp với người mang thai. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định về liều dùng và cách sử dụng từ bác sĩ để không xảy ra bất cứ phản ứng phụ không mong muốn nào.
Trị viêm da cơ địa khi mang thai bằng quang trị liệu
Một biện pháp điều trị viêm da cơ địa ở người mang thai được nhiều người áp dụng hiện nay đó là quang trị liệu. Theo đó, người ta sẽ sử dụng tia UVA và UVB chiếu vào da để loại bỏ những tổn thương đồng thời giảm ngứa, giảm sừng.
Quang trị liệu mang đến sự an toàn cao tuy nhiên nó khá phức tạp và tốn kém lại không trị được tận gốc. Do đó, mẹ bầu cần cân nhắc trong việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Ngoài những biện pháp trên thì Đông y cũng mang đến bài thuốc chữa viêm da hiệu quả cho mẹ bầu. Đó có thể là bài thuốc cao bôi, bài thuốc sắc uống hoặc bài thuốc ngâm. Các bài thuốc được làm từ 100% thảo dược tự nhiên lành tính nên rất an toàn.
Đông y quan niệm, viêm da cơ địa là do phong hàn kết hợp với phong nhiệt khiến cơ thể kết uất khí huyết và độc tố tích tụ mà gây ra.
Ngoài ra, viêm da cũng có thể do cơ địa bị dị ứng với thức ăn có tính hàn khiến chức năng gan thận suy giảm. Cho nên, điều trị bệnh cần có bài thuốc tác động cả bên trong lẫn bên ngoài.
Các thảo dược bào chế thuốc chữa viêm da cơ địa như hoàng liên, đan sâm, thổ phục linh, bồ công anh,… Với các dạng bài thuốc khác nhau, thuốc sẽ được thẩm thấu sâu vào bên trong lẫn tác động bên ngoài, cho hiệu quả chữa bệnh cao, nguy cơ tái phát bệnh thấp.
Chữa bệnh bằng Đông y có ưu điểm là các bài thuốc an toàn, lành tính, phù hợp với người mang thai. Hơn nữa, không chỉ có tác dụng chữa bệnh nó còn giúp bồi bổ cơ thế, tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm đó là thời gian tác động lâu dài, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian mới có hiệu quả. Hơn nữa, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thuốc mang đến công dụng khác nhau.
Các vị thuốc Đông y cũng có thể gây tác dụng phụ với một số người bị dị ứng với thành phần của thuốc, cho nên, trước khi sử dụng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Viêm da cơ địa khi mang thai và cách chăm sóc hiệu quả
Viêm da cơ địa khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cho nên, ngoài việc áp dụng những biện pháp điều trị đúng cách thì chăm sóc mẹ bầu khi viêm da cũng rất quan trọng.
Khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp để ngăn ngừa viêm da cơ địa. Ngoài ra, nó cũng giúp cho người bệnh hạn chế tình trạng bệnh tái phát liên tục.
- Luôn giữ ẩm cho da bằng cách dùng kem dưỡng tự nhiên, không có hương liệu cũng không có chất gây ích ứng da.
- Trong lúc tắm, không nên sử dụng nước quá nóng vì nó có thể làm da bị khô, dễ bong tróc. Sau khi tắm, cần bôi kem dưỡng để cấp ẩm. Trong khi tắm cũng không dùng những loại sữa tắm, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì nó có thể khiến da dễ bị tổn thương.
- Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 2 – 2.5 lít nước để đảm bảo da luôn được cấp ẩm, mềm mại, hạn chế sự tổn thương.
- Khi bị viêm da cơ địa, mẹ bầu hạn chế gãi, chà xát vì nó có thể khiến da bị viêm rộng hơn, mức độ tổn thương ngày càng nghiêm trọng.
- Mẹ bầu cần lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát để giảm sự ma sát đồng thời dễ thấm mồ hôi, hạn chế vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Vào mùa đông, mẹ bầu cần chú ý mặc ấm để hạn chế các dị nguyên từ bên ngoài gây bệnh.
- Vệ sinh không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng đáng, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, lông thú nuôi, hóa chất, bụi bẩn,…
- Có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây tươi. Hạn chế dùng thực phẩm dễ gây kích ứng da như đồ nếp, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá,…
Có thể nói, viêm da cơ địa khi mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé. Tuy nhiên, chỉ cần áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp thì việc loại bỏ triệu chứng bệnh không hề khó. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị bệnh tốt nhất.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!