Tin tức

Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bỉm Cần Phải Biết

Viêm da cơ địa sau sinh là bệnh lý khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng chúng gây ra các triệu chứng không tốt tới tinh thần và sức khỏe của người mẹ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh viêm da ở phụ nữ sau sinh là gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên.

Tại sao phụ nữ dễ bị viêm da cơ địa sau sinh?

Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến với biểu hiện chủ yếu như ngứa và đỏ da. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thậm chí chán ăn mất ngủ khi triệu chứng bệnh dai dẳng, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây, không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh hoạt của người mắc.

Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm da cơ địa nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân chính khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh là do rối loạn nội tiết tố.

Quá trình mang thai, nội tiết tố nữ của chị em thường bị tăng đột biến hoặc giảm đột ngột. Đây là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện để tác nhân viêm da dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.

Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa sau sinh
Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Ngoài ra, một số tác nhân khác khiến phụ nữ mắc viêm da cơ địa sau sinh như:

  • Yếu tố môi trường: Yếu tố gây dị ứng từ môi trường như phấn hoa, lông động vật.
  • Do thức ăn: Chị em sau sinh sử dụng nhiều thức ăn cay nóng, chế độ ăn uống không hợp lý.
  • Vấn đề vệ sinh cơ thể: Phụ nữ sau sinh kiêng khem quá mức, ủ kín cơ thể, không vệ sinh thường xuyên khiến tình trạng da bị nổi mẩn.

Ngoài ra, việc lo sợ ảnh hưởng của thuốc tây tới quá trình nuôi con nhỏ khiến bệnh nhân viêm da cơ địa phụ thuộc nhiều vào thuốc nam làm cho quá trình điều trị lâu hơn, khó dứt điểm.

Triệu chứng viêm da cơ địa sau sinh? Bệnh nguy hiểm không?

Khi bị viêm da cơ địa, bà bầu thường xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu ngoài da như: 

  • Da sần, xuất hiện mẩn đỏ, ngứa: Xuất hiện nốt ban đỏ hình tròn nổi trên phần da tay hoặc chân. Khi sờ vào thấy sần sùi hoặc nổi bọng nước.
  • Da bị phù nề: Bạn cảm thấy phần da dày hơn, nóng, khó chịu mỗi khi đổ mồ hôi.
  • Da đóng vảy, xuất hiện vết chàm: Giai đoạn sau của bệnh. Bọng nước thường bị vỡ ra, chảy dịch. Vết thương khô lại và đóng vảy.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Là hiện tượng thường gặp nhất là với các mẹ đang chăm sóc con nhỏ. 
  • Mất ngủ: Phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ khi bị viêm da cơ địa sau sinh do triệu chứng ngứa về đêm.

Vậy viêm da cơ địa sau sinh có nguy hiểm không? – Bệnh viêm da cơ địa KHÔNG NGUY HIỂM TÍNH MẠNG, nhưng triệu chứng dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó bệnh dễ tái phát, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt người mắc bệnh.

Người bệnh ngứa nhiều, gãi thường xuyên, móng tay dài, kém vệ sinh có thể sẽ gây nhiễm trùng da. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo, mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa sau sinh không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm
Viêm da cơ địa sau sinh không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm

Mẹ bầu bị viêm da cơ địa dễ mất ngủ, chán ăn, cơ thể suy nhược ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó theo như thống kê có tới 70 % trẻ em sinh ra bị di truyền bệnh liên quan đến cơ địa như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô.

Viêm da cơ địa xảy ra ở trẻ nhỏ không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với nhiều bệnh lý khác như viêm tai giữa, tiêu chảy, hen suyễn.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa sau sinh hiệu quả

Bệnh khó điều trị triệt để hoàn toàn. Khi phát hiện những biểu hiện ban đầu người mắc bệnh nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Xác định chính xác tình trạng và mức độ nhiễm bệnh sẽ giúp bạn có liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc dạng bôi bởi thuốc uống có thể gây ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng với những trường hợp bệnh nặng thì vẫn cần tới các loại thuốc uống. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như: 

  • Thuốc corticosteroid: Sử dụng làm giảm nhanh các triệu chứng viêm, dị ứng. Có thể lựa chọn dạng uống hoặc dạng bôi ngoài da.
  • Thuốc kháng histamin: Thường được sử dụng ở dạng uống có khả năng ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng phát triển. 
Thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa sau sinh
Thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Lưu ý: Trong quá trình mang thai sử dụng kháng sinh sai cách sẽ rất nguy hiểm tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy mẹ bầu cần chú ý chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. 

Điều trị viêm da cơ địa sau sinh bằng thuốc Đông y

Việc điều trị bằng thuốc tây có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nuôi con nhỏ của mẹ bỉm sữa. Thuốc Đông y lúc này được xem là liệu pháp thay thế hiệu quả, an toàn. Phương pháp cốt lõi là sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt, bài trừ độc tố.

Thuốc đông y sử dụng thành phần tự nhiên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc đông y sử dụng thành phần tự nhiên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ

Thành phần thuốc Đông y hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên giúp đẩy loại bỏ triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, chăm hồi phục da. Bài thuốc an toàn khi dùng cho cả trẻ nhỏ. Có thể sử dụng những vị thuốc sau:

  • Tang bạch bì: Tính hàn, có công dụng trị ngứa, giảm tình trạng mẩn ngứa ngoài da.
  • Ké đầu ngựa: Tính ôn, hỗ trợ quá trình làm mẩn ngứa, lở loét, mụn nhọt do viêm da gây ra.
  • Bồ công anh: Giúp thanh nhiệt, hỗ trợ quá trình đào thải nhiệt độc ra ngoài cơ thể, tiêu ung, ức chế vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.
  • Đơn đỏ: Vị đắng, có tác dụng giảm đau, giải độc cơ thể, thanh nhiệt.

Lưu ý: Thuốc Đông y có tác động chậm và hiệu quả của thuốc Đông y phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Điều trị viêm da cơ địa sau sinh bằng mẹo dân gian

Bà mẹ sau sinh sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu, mẩn đỏ nổi nhiều trên da. Dân gian lưu truyền một số mẹo sử dụng lá các loại cây để tắm như: Trầu không, khế, chè xanh…

Bài thuốc giúp khô vết thương, hạn chế lan rộng mảng ngứa. Các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nếu như sử dụng thường xuyên. Liệu pháp cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí bởi đây đều là những loại lá quen thuộc, có thể dễ dàng bắt gặp tại khu vườn nhà bạn.

  • Sử dụng lá khế

Cách đơn giản nhất, mẹ bầu hãy dùng lá khế, một nắm vừa đủ đem rửa sạch rồi đun với nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó hòa nước lá với nước lạnh vừa đủ để tắm. Trong quá trình tắm có thể dùng phần bã để chà nhẹ lên cơ thể giúp tăng cường hiệu quả. 

Sử dụng lá chè xanh để tắm giúp giảm tình trạng mẩn ngứa trên da hiệu quả
Sử dụng lá chè xanh để tắm giúp giảm tình trạng mẩn ngứa trên da hiệu quả
  • Trị viêm da cơ địa bằng lá chè xanh

Mỗi ngày, chị em sử dụng một nắm chè xanh cho vào đun sôi nước nước. Sau đó đợi nước chè xanh nguội hoặc phà nước chè với nước tắm để vệ sinh cơ thể. Cách này vừa giúp lọai bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên cơ thể đồng thời hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.

Lưu ý: Mẹ trị viêm da cơ địa dân gian có ưu điểm an toàn, tuy nhiên đây chỉ là cách trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian, phù hợp với người bệnh nhẹ và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa sau sinh

Bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nên biện pháp phòng ngừa sẽ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp.
  • Hãy điều chỉnh chế độ ăn tăng cường rau xanh, củ quả, uống đủ nước. 
  • Hạn chế việc sử dụng thực phẩm quá nhiều tinh bột, món ăn cay, nóng, dầu mỡ, đồ uống có ga. 
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ là yếu tố giúp bạn đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa sau sinh hiệu quả.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc những chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó hãy sử dụng những sản phẩm chiết suất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh kích ứng. 
  • Người có cơ địa nhạy cảm thì nên hạn chế sử dụng những đồ cứng hoặc tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa.

Viêm da cơ địa sau sinh ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Đồng thời, căn bệnh này cũng tác động nhiều tới quá trình chăm sóc các bé. Vì thế, khi phát hiện triệu chứng ban đầu của bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mạn tính gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, đặc biệt là với các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát và viêm nhiễm. Tìm kiếm các phương pháp điều trị từ thiên nhiên, như việc tắm lá cây, đã và đang được nhiều […]
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Bởi trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu mà bé sử dụng là sữa mẹ. Vậy nên để tránh tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn thì nguồn sữa […]
Như chúng ta cũng biết viêm da cơ địa gây nên những tổn thương diện rộng trên da với các mảng đỏ, khô sần ngứa ngáy dai dẳng và không ngừng gãi. Điều này khiến người bệnh lo ngại những vết xước này có thể để lại sẹo khi bệnh khỏi. Vậy viêm da cơ […]
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu có tỷ lệ mắc phải tương đối cao và rất khó để điều trị dứt điểm. Nguyên nhân được cho là do cơ địa da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường hoặc do thói quen sinh hoạt. Vậy viêm da cơ […]
Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh khỏi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy viêm da cơ địa bao lâu […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *