Tin tức

Kỹ Thuật Trồng Cây Đẳng Sâm Đạt Năng Suất Cao Bạn Nên Tham Khảo

Ngày nay, đẳng sâm rừng đang ngày càng khan hiếm bởi đây là dược liệu quý được ví như “nhân sâm của người nghèo”. Do đó nhiều đơn vị, người dân tìm hiểu kỹ thuật trồng cây đẳng sâm để cung cấp dược liệu này phục vụ nhu cầu làm thuốc chữa bệnh. Tìm hiểu cách trồng cho năng suất cao, chăm sóc và thu hoạch đẳng sâm dược liệu trong bài viết dưới đây. 

Kỹ thuật nhân giống cây dược liệu đẳng sâm

Công việc đầu tiên cần làm chính là nhân giống hồng đẳng sâm chất lượng trước khi trồng. Đẳng sâm là cây dây leo có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính từ rễ củ hoặc phương pháp hữu tính từ hạt giống.

Tuỳ điều kiện mà bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nhân giống này đều được.

Phương pháp nhân giống đẳng sâm từ hạt giống

Với phương pháp này bạn cần gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2 đến đầu tháng 3) hoặc mùa thu (tháng 9 đến tháng 10).

Kinh nghiệm người xưa để lại thì bạn nên chọn hạt của cây đẳng sâm từ 2 – 3 năm tuổi, nên chọn hạt già và mới thu hoạch. Khi đó tỷ lệ nảy mầm của hạt thường đạt từ 75% trở lên. Cứ mỗi hecta nuôi trồng cần chuẩn bị 5 – 6kg hạt giống chất lượng.

Chọn hạt giống cây già trên 2 năm tuổi cho tỷ lệ nảy mầm cao
Chọn hạt giống cây già trên 2 năm tuổi cho tỷ lệ nảy mầm cao

Dưới đây là các bước trong kỹ thuật nhân giống bằng hạt đẳng sâm:

  • Làm đất: Cày hoặc cuốc sâu khoảng 30cm, làm sạch cỏ dại, nên chọn đất tơi xốp, ít sỏi đá, bằng phẳng. Cứ mỗi hecta vườn ươm rải đều phân hỗn hợp gồm 10 tấn phân chuồng hoai mục, 150kg phân lân và 100kg phân KCI. Sau đó trộn đều nhẹ và san bằng phẳng.
  • Lên luống: Bạn cần lên luống cao 30cm, mỗi luống rộng 80 – 90cm.
  • Gieo hạt: Sau khi đãi sạch hạt giống thì đem trộn với đất bột khô, chia 3 lần gieo. Khi gieo hạt xong phủ thêm một lớp đất dày 1 – 2cm và phủ thêm rơm, rạ hoặc trấu lên trên.
  • Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm. Khi cây giống cao đến 7 – 10cm thì dùng 50 – 60kg ure pha loãng với nước tưới cho cây. Khi cây mọc 5, 6 lá thì tỉa bớt, mỗi cây cách nhau 3 – 5cm.

Sau khoảng 3 tháng gieo hạt thì cây đã mọc 9, 10 lá, lúc này cần chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh để đánh đem đi trồng.

Bài đọc thêm: Đẳng Sâm Ngâm Rượu: Cách Ngâm, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Phương pháp nhân giống dược liệu từ rễ củ

Thời điểm lý tưởng để nhân giống từ rễ củ đẳng sâm là tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, theo các bước sau:

  • Chọn rễ củ: Chọn rễ củ có đường kính 1 – 1,5cm, dài 5 – 10cm còn tươi nguyên, không dập thối, càng nhiều mắt chồi càng tốt. Lưu ý không rửa nước rễ củ.
  • Chuẩn bị nhà ươm: Nhà ươm có mái che hoặc che 2 lớp lưới đen sao cho ánh nắng không chiếu trực tiếp vào bầu cây.
  • Chuẩn bị giá thể ươm: Giá thể được hình thành theo công thức 70% đất bột, 20% phân chuồng hoai và 10% trấu hun. Đất bột là đất đồi được lấy dưới tầng bề mặt 30cm sau đó đem sàng nhỏ, phơi khô.
  • Chuẩn bị bầu giâm: Đóng giá thể vào bầu kích thước 9 * 14cm đã chuẩn bị trước. Xếp bầu thành luống trên mặt đất đã rắc lớp đất sàng nhỏ dày 1cm của nhà giâm. Một kích thước luống tiêu chuẩn để xếp bầu giâm là 1 – 1,2m * 1,5m * 2m.
  • Giâm hom: Rễ củ cắt bỏ toàn bộ lá. Nếu củ dài trên 5cm thì cắt phần chóp theo góc nghiêng 30 độ. Sau đó ngâm hom với dung dịch thuốc trừ nấm 1 đến 3 phút. Dùng vôi hoặc keo liền sẹo bôi lên vết cắt để tránh nấm xâm nhập, sau đó đưa hom vào bầu. Cần chú ý đặt gốc củ có mắt nổi trên bề mặt giá thể 0,5 – 1cm. Sau đó tưới nước hoặc dung dịch chống nấm bệnh vào luống bầu.
  • Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên đảm bảo độ ẩm 70%. Sau giâm 1 tuần cây nảy mầm, sau 2 tuần bổ sung phân bón lá, phân siêu lân kích thích cây ra nhiều rễ. Sau 6 tuần cây đạt chiều cao 15 – 20cm thì bỏ bớt lưới che, chỉ che chắn vào thời điểm nắng gắt (10h đến 15h).

Cành cây giâm sau khoảng 8 tuần thì phát triển thành cây non, lúc này có thể bứng để đem ra vườn trồng.

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm cho năng suất cao, chất lượng tốt

Sau khi có giống cây đạt chuẩn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây để cho kết quả năng suất cao, chất lượng tốt rất quan trọng. Dưới đây là những kỹ thuật nuôi trồng trong mô hình trồng đẳng sâm mà bạn có thể tham khảo.

Có thể bạn quan tâm: Gợi Ý 10 Cách Chế Biến Củ Mài Bổ Dưỡng Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Chuẩn bị đất trồng và thời điểm nuôi trồng

Mỗi năm cây đẳng sâm có thể trồng 2 vụ là vụ tháng 2, tháng 3 và vụ tháng 5, tháng 6. Do loại cây này chỉ sinh trưởng mạnh tại vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ từ 18 – 25 độ C. Từ 30 – 40 độ C thì cây vẫn có thể chịu được nhưng không thể kéo dài.

Chuẩn bị đất trồng đạt chuẩn để trồng cây đẳng sâm giống chất lượng cao
Chuẩn bị đất trồng đạt chuẩn để trồng cây đẳng sâm giống chất lượng cao

Dược liệu này thường được trồng trên ruộng bậc thang, ruộng cao hoặc đồi thoải. Nơi cao ráo nhưng đất có nhiều mùn và dưỡng chất. Phần đất trồng phải được cày sâu 30cm, phơi ải, bừa kỹ và sạch cỏ dại trước khi đánh thành luống.

Mỗi luống trồng lên cao 30cm, rộng 60cm nếu trồng thành hai hàng dọc và không quá 120cm nếu trồng thành hàng ngang. Luống cần được khơi rãnh để đảm bảo độ dốc cho việc thoát nước.

Cây đẳng sâm sau 2 đến 3 năm mới có thể thu hoạch, do đó mỗi ha trồng cần số lượng phân bón cho 2 năm như sau:

  • 20 – 25 tấn phân chuồng hữu cơ hoai mục.
  • 450 – 500kg đạm ure.
  • 350 – 400kg supe lân.
  • 350 – 400kg kali sunphat.

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm giống và chăm sóc

Cây con giống đạt chuẩn trồng vào các hốc đã đào trước đó. Đặt rễ cây thẳng đứng và lấp đầy đất, dùng tay ấn chặt sau đó tưới nước. Sau khoảng 1 tuần thì cây bắt đầu bén rễ và phát triển.

  • Năm đầu: Cứ 1 tháng chăm 1 lần, làm sạch cỏ. Bón 200 – 250kg đạm ure chia 3 lần, cứ cách 3 tháng bón 1 lần. Khi cây sắp ra hoa thì bón thêm 100kg K2S04 trên mỗi ha. Cuối mùa đông cây lụi tàn thì cắt bỏ phần thân dây leo, vệ sinh ruộng đồng.
  • Năm thứ 2: Vào mùa xuân cây phát triển lại thì trộn 10 tấn phân chuồng, ¼ lượng kali, ½ lượng phân lân vùi quanh gốc. Lượng đạm còn lại chia 3 phần, cứ cách 3 tháng bón 1 lần. Đến tháng 7 và tháng 8 thì bón thêm ¼ lượng kali còn lại.

Cần lưu ý khi thân cây dài 15 – 20cm thì phải làm giàn cho dây leo.

Có thể bạn quan tâm: Cây Lược Vàng Chữa Ung Thư Vòm Họng Được Không? Dùng Thế Nào? 

Cách phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng đẳng sâm

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật trồng cây đẳng sâm thì không thể không nhắc đến vấn đề sâu bệnh gây hại cây trồng. Với dược liệu đẳng sâm thường bị hại bởi sâu xanh, sâu xám và rệp gây lở ở phần cổ rễ và khô thân lá.

Thường xuyên chăm sóc và trừ sâu hại để đẳng sâm phát triển đồng đều
Thường xuyên chăm sóc và trừ sâu hại để đẳng sâm phát triển đồng đều

Khi đó bạn có thể dùng Sherpa 20EC, Shimen, Zineb, Cyperan 50EC, Bordeaux để phun định kỳ. Nếu cây đẳng sâm bị bệnh khi còn nhỏ thì nên nhổ bỏ để tránh gây lại lây lan sang cả luống.

Quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản đẳng sâm

Cây đẳng sâm sau 2 đến 3 năm mới có thể thu hoạch được. Theo kinh nghiệm thì vào mùa đông của năm thứ 2, khi cây bắt đầu lụi tàn ngả sang màu vàng là lúc dược liệu đạt dược tính cao nhất.

Khi thu hoạch thì phá bỏ giàn leo, cắt bỏ phần thân lá trên mặt đất. Sau đó đào sâu xuống dưới đất khoảng 0.7m để lấy được trọn vẹn phần củ. Cần lưu ý đẳng sâm chất lượng và được giá thì còn nguyên rễ củ, không bị gãy hay đứt, vỏ không bị bong tróc.

Ngoài ra nếu bạn có kế hoạch giữ rễ củ để nhân giống cho vụ mùa sau khi nên để nguyên đất, không rửa qua với nước.

Đẳng sâm sau khi thu hoạch cần ngâm rửa với nước để loại bỏ nhựa sau đó phơi hoặc sấy khô. Đến khi củ sâm bẻ không gãy thì bó lại thành các bó và tiếp tục đem phơi. Cách làm này giúp đẳng sâm khô đạt chuẩn nhưng vẫn mềm phẳng, không bị tróc vỏ.

Xem thêm: Đẳng Sâm (Đảng Sâm) – Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán

Tiêu chuẩn đánh giá đẳng sâm trồng chất lượng

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm chuẩn cho rễ củ chất lượng, năng suất cao
Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm chuẩn cho rễ củ chất lượng, năng suất cao

Theo tìm hiểu thì đẳng sâm chất lượng sau khi phơi hoặc sấy khô phải có hình trụ, đường kính từ 0.5 đến 2cm, dài khoảng 6 – 15cm. Phần đầu củ phình to hơn đuôi, vỏ ngoài có màu vàng nhạt, thân có nhiều vết sẹo tự nhiên và các đường rãnh ngang dọc. Khi bổ đôi củ sâm khô sẽ thấy thịt có màu vàng ngà, mùi thơm dịu nhẹ, nếm hơi ngọt.

Tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều củ đẳng sâm trồng có màu vàng nâu nhạt hay kích thước lớn, dài hơn.

Trên đây là từ A đến Z kỹ thuật trồng cây đẳng sâm cho năng suất cao vượt trội và chất lượng củ tốt nhất. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho mô hình trồng đẳng sâm của mình, chúc bạn thành công!

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Cà gai leo là dược liệu được dùng nhiều trong y học với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan và các bệnh về xương khớp. Cà gai leo rất dễ trồng nên nhiều người thường có xu hướng mua dược liệu này về trồng để dùng dần. Vậy nên mua giống cây cà […]
Dây thìa canh là một trong những “dược liệu vàng” của Đông y Việt Nam. Thảo dược có tính mát, hương thơm cùng vị ngọt tự nhiên có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, thanh nhiệt, giải độc và mát gan. Với những tác dụng đặc biệt, dây thìa canh […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *