Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Cà Gai Leo: Thành Phần Dược Tính, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Dược liệu

Cà Gai Leo: Thành Phần Dược Tính, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Cà gai leo là một loại dược liệu phổ biến được dùng để điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ung thư gan và nhiều vấn đề khác. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề về công dụng và cách dùng loại dược liệu này. Đồng thời đưa ra những lưu ý quan trọng giúp bạn sử dụng sản phẩm được hiệu quả hơn.

Tìm hiểu về cây cà gai leo

Cây cà gai leo là loại cây dược liệu có tên khoa học là Solanum procumbens Lour, thuộc họ cà (Solanaceae). Loại cây này còn có tên gọi khác là cây cà dây leo, cà quýnh, cà cườm, cà vạnh, cà lù, cà bò.

Đặc điểm hình dạng:

  • Cà gai leo là cây thân nhỏ, mỗi cây chỉ cao trung bình khoảng 1m.
  • Thân cây có nhiều nhánh rộng, bao phủ lông tơ và gai nhọn.
  • Lá có hình bầu dục, mọc lo le với nhau, có đường gân ở chính giữa, đầu gân và cuốn lá có gai nhọn.
  • Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, trơn nhẵn, mặt dưới có màu vàng, nhiều lông bao phủ.
  • Hoa có màu trắng hoặc màu tím nhạt, thường mọc ở phần nách của lá, mỗi chùm sẽ có 2-5 bông.
  • Quả trơn nhẵn, có màu vàng cam, khi chín có màu đỏ.

Xem thêm: Trinh Nữ Hoàng Cung: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hình ảnh cây cà gai leo ngoài tự nhiên
Hình ảnh cây cà gai leo ngoài tự nhiên

Phân bổ: 

  • Loại dược liệu này chủ yếu mọc hoang tại các vùng đồng bằng, trung du, miền núi và cả ven biển. 
  • Tại Việt Nam, cây chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị…
  • Tại một số quốc gia ở Châu Á cũng xuất hiện loại cây này như: Trung Quốc, Lào, Campuchia….

Thu hái và bào chế: 

  • Cây phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, thường ra hoa vào tháng 4, 5 và ra quả vào tháng 7, 8, 9. Cây được thu hái quanh năm, sau khi thu hái sẽ rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô để dễ bảo quản.
  • Bộ phận được sử dụng bao gồm lá cây, thân cây và rễ cây. 
  • Trà từ cây cà gai leo có màu nâu sẫm, hương thơm dịu, không bị đắng và rất dễ sử dụng.
  • Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để nấu thành cao nước, cao mềm hoặc cao khô đều được.

Thành phần dược chất

Theo Y học hiện đại, cây cà gai leo có chứa các thành phần dược chất bao gồm: 

  • Flavonoid.
  • Sterol.
  • Acid amin.
  • Saponin.
  • Alkaloid.
  • 3beta hydroxy 5 alpha pregnant 16 on.
  • Solamin A, B.
  • Cholesterol.
  • Glycoancaloit.
  • Ancaloit.
  • Dihysrolanosterol.
  • Tinh bột.

Bài đọc thêm: Cà Gai Leo Có Tác Dụng Phụ Không? Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng

Cây dược liệu này có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Cây dược liệu này có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Trong đó, Flavonoid là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của collagenase, đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào mang mầm bệnh gây ung. Bên cạnh đó, hai hoạt chất Solamin A và Solamin B cũng có tác dụng giúp giảm đau, ngừa viêm, giúp thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Chưa kể, loại dược liệu này còn góp mặt trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, tê thấp, đau lưng, nhức mỏi chân tay, bị rắn cắn, ho gà, hen suyễn và hỗ trợ giải độc rượu bia.

Còn theo Đông y, dược liệu này có tính ấm, hơi đắng, vị the, có tác dụng tiêu độc, trừ ho, tán thấp, giảm đau, cầm máu, thanh nhiệt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hiệu quả như: Viêm gan B, xơ gan, men gan cao, ung thư gan,…

Phân loại dược liệu

Trên thực tế giống cà gai có nhiều loại khác nhau. Bạn cần biết cách phân biệt loại dược liệu này để tránh sử dụng nhầm lẫn.

Phân loại dược liệu dựa trên đặc điểm của hoa

  • Cà gai leo hoa trắng: Loại cây này phân bổ chủ yếu ở miền Bắc, cây có hoa màu trắng, nhụy vàng, thân cây nhỏ, thường dùng để làm thuốc.
  • Cà gai leo hoa tím: Loại cây này ra hoa màu tím nhạt, nhụy vàng, có thân cây lớn hơn hoa màu trắng.

Phân loại dựa theo vùng miền

  • Cà gai miền Bắc và miền Nam: Cây có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và chăm sóc.
  • Cà gai leo miền Trung: Thân cây cằn cỗi, màu nâu, cứng cáp.

Bài viết hấp dẫn: Uống Cà Gai Leo Nhiều Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Dùng?

Dược liệu này có hình dạng khác nhau ở mỗi vùng miền
Dược liệu này có hình dạng khác nhau ở mỗi vùng miền

Phân loại dược liệu theo đặc điểm tính chất

  • Cà gai leo tươi: Dược liệu vừa được thu hái, vẫn còn tươi, nhiều nước, cần sử dụng luôn vì không bảo quản được lâu.
  • Cà gai leo khô: Dược liệu đã trải qua bước chế biến, phơi khô hoặc sấy khô mà không làm thay đổi dược tính, dễ sử dụng và có thể bảo quản được lâu.

Tác dụng của cà gai leo

Cà gai leo là một loại dược liệu quen thuộc trong dân gian, chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh về gan. Dưới đây là những công dụng của cà gai leo đối với sức khỏe con người có thể bạn chưa biết.

Làm chậm tiến trình xơ gan

Các nhà khoa học đã nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo đối với bệnh xơ gan. Công bố cho thấy trong thành phần của cà gai leo có chứa thành phần dược chất glycoalcaloid, có tác dụng ngăn chặn sự xơ hóa của gan ở giai đoạn đầu.

Chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của khối u

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, trong dịch tiết của cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa khoảng 47,5%. Ngoài ra, nó còn được chứng minh có tác dụng ức chế một số loại tế bào ung thư do virus gây ra như ung thư gan, ung thư cổ tử cung.

Hỗ trợ giải độc tố cho gan, giúp hạ men gan

Dịch chiết từ cây cà gai leo có tác dụng giúp bảo vệ gan dưới tác động của độc TNT. Độc TNT là loại độc thường đi vào cơ thể theo nhiều đường như da, hô hấp, tiêu hoá. Chúng có thể gây loạn dưỡng tế bào nhu mô gan, thoái hoá mỡ, gan to, vàng da nhiễm độc, nước tiểu sẫm màu,…

Không nên bỏ lỡ: Dây Thìa Canh Có Công Dụng Gì? Nên Sử Dụng Như Thế Nào?

Hỗ trợ giải độc tố cho gan, giúp hạ men gan
Hỗ trợ giải độc tố cho gan, giúp hạ men gan

Khi đó, dược chất trong cây cà gai leo sẽ giúp hạn chế việc phá hủy tế bào gan, hạn chế việc tăng trọng lượng gan, giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.

Hỗ trợ điều trị viêm gan B

Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh chất glycoalcaloid có trong loại dược liệu này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều trị bệnh viêm gan B hiệu quả. Một số thử nghiệm cũng cho thấy người bệnh sau khi sử dụng các sản phẩm có chứa dịch chiết cà gai leo đều cải thiện đáng kể các triệu chứng, bao gồm: Mệt mỏi, vàng da, chán ăn, men gan cao, đặc biệt nồng độ virus trong gan đã giảm rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị chứng tê thấp

Phần rễ của cây cà gai leo có chứa hàm lượng lớn các chất solanin A, glyco ancaloit và tinh bột, có khả năng điều trị bệnh phong thấp, đau răng, chảy máu chân răng, chướng bụng,….

Giải độc cho những người uống nhiều rượu bia

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu khiến men gan bị tăng cao. Đặc biệt trong rượu có chứa chất ethanol, giúp gặp enzyme ADH trong gan sẽ biến đổi thành acetaldehyde – đây là một chất cực độc hại cho các cơ quan trong cơ thể. Cà gai leo sẽ đóng vai trò như một chất giải độc, giúp gan tránh bị làm việc quá tải.

Có thể bạn quan tâm: Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo: Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý Quan Trọng

Hỗ trợ giải độc cho những người uống nhiều rượu bia
Hỗ trợ giải độc cho những người uống nhiều rượu bia

Cách sử dụng cây cà gai leo

Cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền cũng đều công nhận công dụng mà cây cà gai leo mang đến cho con người. Đây là một loại dược liệu tự nhiên, thường được dùng để hãm trà hoặc nấu nước uống. Cách sử dụng được thực hiện đơn giản như sau:

Sắc thuốc để uống

  • Chuẩn bị: 50g cây cà gai leo khô, sử dụng cả phần thân lá và rễ.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, sau đó cho vào bình đun với 1 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong vòng 10 phút. Dùng nước thuốc để uống thay nước lọc trong ngày.

Hãm trà uống

  • Chuẩn bị: 50g cây cà gai leo khô.
  • Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm tráng qua với 300ml nước sôi. Sau đó hãm cùng với 700ml nước sôi như hãm trà. Khoảng 15-20 phút sau là có thể sử dụng được.

Tổng hợp bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ dược liệu này, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Chữa chứng tê thấp, đau lưng, mỏi gối

  • Chuẩn bị cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. 
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và sao vàng.
  • Sắc uống ngày 1 thang.
  • Sử dụng liên tục từ trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm gan, xơ gan, ngăn ngừa ung thư gan

  • Chuẩn bị cà gai leo 30g, cây dừa cạn 10g, diệp hạ châu 10g.
  • Tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước, đem sao vàng.
  • Sắc với nước và mỗi ngày một thang.

CLICK XEM NGAY: Cây Bìm Bịp (Cây Xương Khỉ) – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua

Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, ngăn ngừa ung thư gan
Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, ngăn ngừa ung thư gan

Chữa chứng ho gà, suyễn

  • Chuẩn bị cà gai leo 10g, mạch môn 10g, thiên môn 10g. 
  • Sắc với nước lọc và chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Uống hết trong ngày, không để thừa sang ngày hôm sau.

Bài thuốc trị cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn

  • Chuẩn bị 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo.
  • Sắc với nước lọc để uống trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh được cải thiện.

Bài thuốc giúp giải rượu

  • Chuẩn bị 100g dược liệu cà gai leo khô, sắc với 400ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 150ml thì tắt bếp.
  • Thuốc nên uống trong ngày và uống khi còn ấm. 

Chữa ho do viêm họng

  • Sử dụng cà gai leo 15g, lá chanh 30g.
  • Sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần, nên uống khi còn ấm.
  • Sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa sưng chân răng

  • Chuẩn bị 4g cà gai dây, đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. 
  • Cho vào chén làm bằng đồng, thêm 1 ít sáp ong và đốt hỗn hợp lên rồi xông khói vào chân răng. 
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 5 ngày bệnh sẽ được cải thiện.

Cách nhận biết cây cà gai leo

Do truyền tai nhau về công dụng của cà gai leo nên nhiều người dân đã tự tìm loại dược liệu này ngoài tự nhiên hoặc mua tại những địa chỉ trôi nổi trên thị trường. Thực tế, loại dược liệu này rất dễ bị nhầm lẫn với cây cà dại và cà độc dược. Một số loại cây trong họ cà có chứa nhiều độc dược nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không may dùng phải.

Bài viết liên quan: Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Gai Leo Chuẩn Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết

Hình ảnh cây cà dại và cà độc dược
Hình ảnh cây cà dại và cà độc dược

Vì vậy người dùng cần biết cách phân biệt những cây này để tránh sử dụng nhầm.

  • Thân cây cà gai leo không cao bằng cà dại và cà độc dược. Cụ thể, thân cà cai leo nhỏ, mọc xòe rộng, cao từ 0,6-1m. Trong khi đó thân cây cà dại mọc đứng, thường cao từ 2-3m, còn cà độc dược là cây thân thảo, cao khoảng 2m.
  • Lá cây cà gai leo nhỏ hơn cây cà dại, chiều dài lá cây cà gai leo chỉ từ 3-4cm, trong khi đó cây cà dại từ 5-10cm còn lá của cà độc dược mọc so le hình trứng.
  • Quả cà dại có màu vàng, đường kính từ 1-1,5cm, trong khi đó cà gai leo khi chín có màu đỏ, đường kính quả cũng chỉ từ 0,5-0,7cm, còn cà độc dược có quả nhỏ, tròn, có hình gai nhọn.

Cà gai leo bán ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Cây cà gai leo là loại cây mọc hoang, được phân bổ chủ yếu tại các vùng đồi núi thấp ở Việt Nam như Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam và một số tỉnh ở Nam Bộ. Để có thể mua được sản phẩm, bạn có thể tìm đến các cửa hàng chuyên bán dược liệu hoặc các hiệu thuốc Đông y. Ngoài ra bạn cũng có thể mua cà gai leo hàng trực tiếp tại các trang thương mại điện tử uy tín, tuy nhiên cần đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ.

Hiện nay loại dược liệu này được bán phổ biến trên thị trường với nhiều loại bao gồm:

  • Cà gai leo tươi: Giá dao động từ 50.000 – 80.000 vnđ/kg.
  • Cà gai leo khô: Giá dao động từ 100.000 – 200.000 vnđ/kg.
  • Phần rễ khô: Giá dao động từ 300.000 – 500.000 vnđ/kg.
  • Dược liệu được bào chế ra thành phẩm: Giá dao động từ 60.000 – 300.000 vnđ/kg.

Bài viết hấp dẫn: Cây Chè Dung: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín

Bạn có thể mua dược liệu ở dạng khô để dễ bảo quản hơn
Bạn có thể mua dược liệu ở dạng khô để dễ bảo quản hơn

Loại cây này được mọc nhiều ngoài tự nhiên, dễ trồng, sức sống tốt nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng bởi nó hoàn toàn không có chứa bất cứ hóa chất độc hại nào.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Mặc dù đây là loại dược liệu an toàn, lành tính với sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng để điều trị bệnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi mua dược liệu, nhất là cây cà gai leo khô, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Bởi những dược liệu khô được bán theo túi có sẵn thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng, dễ bị trộn lẫn với những loại cây cỏ khô khác.
  • Bạn cần có kiến thức chuyên môn nhất định về cây thuốc. Bởi có rất nhiều giống cây cà gai khác nhau, bao gồm cà dại, cà tàu, cà độc dược,… Nếu người mua không cẩn thận sẽ rất dễ mua nhầm. Việc sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây ngộ độc cho gan, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Nên sử dụng dược liệu theo đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ chuyên khoa quy định, không nên quá lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ.
  • Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Tây hoặc các loại thực phẩm chức năng khác, bạn cần tránh sử dụng cùng lúc với cà gai leo. Thời gian tốt nhất là cách nhau 2 tiếng.
  • Những người đang trong quá trình điều trị viêm gan B không nên uống rượu ngâm cà gai leo để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú tuyệt đối không được sử dụng dược liệu này.
  • Người mắc bệnh máu khó đông hoặc đang dùng thuốc chống thải ghép cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Hiệu quả của việc sử dụng cà gai leo còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh cần kiên trì dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như ý.
  • Trước khi sử dụng dược liệu, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng bởi rất có thể sẽ gặp phải tình trạng dị ứng, rối loạn các chức năng trong cơ thể,…

Trên đây là một số thông tin về cây cà gai leo được đông đảo người bệnh quan tâm. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên bạn có thể biết cách sử dụng loại dược liệu này sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng đúng người, đúng bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Câu hỏi thường gặp
Dây thìa canh là một trong những “dược liệu vàng” của Đông y Việt Nam. Thảo dược có tính mát, hương thơm cùng vị ngọt tự nhiên có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, thanh nhiệt, giải độc và mát gan. Với những tác dụng đặc biệt, dây thìa canh […]
Cà gai leo là dược liệu được dùng nhiều trong y học với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan và các bệnh về xương khớp. Cà gai leo rất dễ trồng nên nhiều người thường có xu hướng mua dược liệu này về trồng để dùng dần. Vậy nên mua giống cây cà […]