Chàm Vành Tai Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
Chàm ở vành tai ở trẻ nhỏ không quá xa lạ và rất thường gặp. Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về tình trạng này, sợ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ của bé. Bởi bệnh có thể gây ngứa ngáy, ửng đỏ, nổi nhiều mụn nước,…. Vậy chàm vành tai ở trẻ sơ sinh phải làm sao để chữa trị, phòng ngừa?
Tại sao trẻ bị chàm vành tai?
Chàm là bệnh ngoài da phổ biến gặp ở mọi đối tượng đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh do nhiều yếu tố gây ra. Đặc biệt, chàm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể tiêu biểu như vành tai nên còn được gọi với tên chàm vành tai.
Nguyên nhân chàm vành tai ở trẻ sơ sinh là do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Cụ thể là trẻ đang sống trong môi trường nước ối của người mẹ, sau khi chào đời sự thay đổi của môi trường hoàn toàn khác khiến trẻ không kịp thích nghi gây ra tình trạng bị dị ứng và làm xuất hiện chàm vành tai.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị chàm vành tai.
Do trong thời kỳ thai nghén, bà bầu sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, chế độ ăn nghèo rau củ, sử dụng nhiều thực phẩm có tính dị ứng cao như hải sản, trứng,…. Điều này góp phần không nhỏ dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm.
Đặc biệt, chàm vành tai có đặc tính tái phát đi tái phát lại nhiều lần gây mãn tính. Tình trạng này khiến mạch máu dưới da bị hạn chế dinh dưỡng gây ra hậu quả da bị suy dinh dưỡng kẽm mịn màng và mất nước.
Ngoài ra bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của trẻ nhỏ. Do vậy, khi thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu bệnh chàm nên chủ động lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp để sớm loại bỏ chứng bệnh.
Dấu hiệu nhận biết chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Khi bị mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính, nếu mẹ chú ý sẽ thấy vùng da ở khu vực quanh vành tai trẻ bị ửng đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ gãi liên tục, quấy khóc nhiều, thậm chí bó bú.
Sau một thời gian, bệnh tiến triển sang giai đoạn bán cấp tính với triệu chứng khác như nổi nhiều mụn nước li ti và lớp vảy trắng mỏng.
Đến giai đoạn mãn tính, mụn nước phát triển lớn sẽ tự động vỡ ra để lại các vết loét và dịch vàng rồi tự động khô, đóng vảy dày, da trẻ trở nên thô ráp và bệnh tái phát nhiều lần.
Ở một số trường hợp, do phụ huynh không biết cách chăm sóc và xử lý vết loét dẫn tới hậu quả nhiễm trùng gây mủ và nhiều dị ứng nghiêm trọng.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị chàm vành tai?
Làn da của trẻ rất nhạy cảm, những tổn thương do chàm vành tai nếu không được xử lý có thể để lại tổn thương nghiêm trọng.
Hơn vậy triệu chứng chàm vành tai còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc bú mớm và giấc ngủ của trẻ. Phụ huynh nên chủ động chăm sóc và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trị chàm vành tai tại nhà
Một số mẹo dân gian đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do chứng bệnh chàm vành tai gây ra như:
- Mẹo chữa chàm bằng lá trầu không: Trước tiên bạn sử dụng một nắm lá trầu không, rửa sạch, mang giã nát, vắt lấy phần nước cốt. Sau đó dùng dung dịch này bôi lên vết chàm cho bé 2 lần/ngày. Chú ý tránh lạm dụng bôi nhiều có thể gây nóng rát.
- Chườm nóng bên ngoài da: Khi bị chàm làn da của bé sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu. Lúc này mẹ có thể sử dụng miếng khăn nhỏ ngâm với nước nóng rồi vắt khô, đặt lên vùng vành tai bị chàm sẽ giúp bé giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy.
Lưu ý: Trên đây chỉ làm mẹo trị chàm vành tai theo kinh nghiệm dân gian. Do vậy hiệu quả có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.
Do vậy nếu các mẹ áp dụng không thấy hiệu quả tốt nên chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp hơn.
Điều trị chàm vành tai ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Để đảm bảo an toàn, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chàm, mẹ nên chủ động đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa.
Tại đây, các trẻ sẽ được thăm khám kỹ càng từ đó bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của từng trẻ để kê đơn thuốc phù hợp.
Thông thường bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc chống dị ứng, giảm ngứa: Được dùng ở hai dạng là bôi tại chỗ hoặc uống giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Một số loại thuốc như Clorpheniramin, Phenergan, Theralene,…
- Thuốc mỡ chứa corticosteroid: Được sử dụng bôi trực tiếp ngoài da giúp giảm tình trạng da khô bong tróc, làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Một số thuốc thường dùng như flucinar, cidermex,…
Đông y trị chàm vành tai
Đông y cũng là một trong những phương pháp trị bệnh được nhiều người áp dụng trong chữa trị chàm vành tai vì ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ.
Một số bài thuốc trị chàm vành tai ở trẻ sơ sinh như:
Bài 1
Nguyên liệu:
- Rau sam với hàm lượng 60g.
- Hoàng bách, sinh địa, thảo dược bồ công anh, cúc hoa, mỗi vị thuốc với hàm lượng 30g.
Cách dùng:
- Cho các vị thuốc vào sắc với 3 bát nước với lửa nhỏ tới khi thuốc cô đặc thành hỗn hợp sệt thì ngưng.
- Sau đó, đợi thuốc nguội hẳn, bạn dùng thuốc này đắp lên vùng vành tai bị chàm của bé.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- Địa hoàng hàm lượng 30g.
- Hoàng cầm hàm lượng 30g.
- Hàn thủy thạch hàm lượng 30g.
- Thanh đại hàm lượng 3g.
Cách sử dụng:
- Các bạn sử dụng các nguyên liệu thuốc vào sắc với 3 bát nước tới khi nước thuốc sệt đặc.
- Chú ý bạn nên sử dụng lửa thật nhỏ. Sau đó dùng hỗn hợp thuốc đắp lên vết chàm vành tai.
Lưu ý: Các bài thuốc Đông y trên đây có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.
Ngoài ra, để an toàn, mẹ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của lượng ý, tránh tự ý mua thuốc về tự kết hợp.
Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc tại nhà và áp dụng các biện pháp phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng để hỗ trợ điều trị chàm vành tai ở trẻ sơ sinh được hiệu quả. Bởi vậy, các mẹ nên chú ý:
- Làm sạch vùng da bị tổn thương
Khi phát hiện vành tai trẻ xuất hiện vết chàm, mẹ có thể sử dụng sử dụng dung dịch oxy già để để làm sạch vết thương.
Sau khi vết thương đã se lại thì dùng thuốc mỡ đặc trị để giúp vết thương nhanh lành lại, ngăn ngừa lở loét nhiễm trùng.
- Không cho bé tiếp xúc với các dị nguyên
Môi trường sống nhiều khói bụi ô nhiễm, hóa chất cùng là tác nhân khiến tình trạng bệnh chàm ở vành tai trẻ nhỏ nặng hơn.
Do vậy, phụ huynh nên tránh để trẻ gần cũng dị nguyên đó. Ngoài ra, trong thời gian cho trẻ bú, mẹ không nên sử dụng các thực phẩm tăng nguy cơ dị ứng như hải sản, trứng, rượu, bia,…. để ngăn ngừa tình trạng bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh tái phát nhiều lần.
- Chế độ ăn
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh nguồn thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Do vậy lúc này mẹ nên chú ý hơn tới thực phẩm ăn hàng ngày.
Để an toàn, mẹ nên tăng cường các thực phẩm có lợi như rau xanh, tránh cây, thịt đỏ,… Đồng thời hạn chế nguồn thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,…
Như vậy có thể thấy chàm vành tai ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ sơ sinh. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ biết cách xử lý và phòng ngừa đúng cách, giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!