Tin tức

Chàm Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Phải Làm Sao Để Xử Lý Và Phòng Ngừa?

Những vết chàm đỏ trên da của bé thực ra không quá nguy hiểm, lành tính nên cha mẹ không nên quá hoang mang. Tình trạng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh cũng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vậy cha mẹ cần làm gì để chữa trị, phòng ngừa cũng như chăm sóc sức khỏe của bé trong thời gian này?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh (bớt đỏ) là dị dạng lành tính ở mao mạch. Hiện tượng này thuộc nhóm Chàm Ezecma hình thành do các mạch máu trên da của bé bị giãn ra.

Bản chất của nó là trên da tập trung quá nhiều tế bào sắc tố từ đó tạo thành vết bớt có màu đỏ nhạt tới đậm.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp gây mất thẩm mĩ
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp gây mất thẩm mĩ

Chàm đỏ có phạm vi hoạt động ở mỗi bé khác nhau. Nó phụ thuộc vào số lượng các sắc tố ở dưới da tập trung như thế nào.

Gọi là chàm đỏ nhưng vết này có thể màu đỏ hoặc màu hồng nhạt. Nó thường phát triển từ khi bé còn trong bụng mẹ đến khi chào đời.

Các vết chàm đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé, trong đó có 0.3 – 0.5% trường hợp là bị ở mặt, má hay cổ. Vùng da bị chàm chỉ có hiện tượng đỏ lên nhưng thường không bị bì sần sùi hoặc ít mọng nước.

Vậy chàm đỏ ở bé sơ sinh nguy hiểm không? – Chàm đỏ là những vết dị dạng ở trên mao mạch nhưng thuộc loại lành tính.

Vì thế, nó không gây ảnh hưởng nguy hiểm tới bé. Tuy nhiên, nếu để trình trạng bệnh lâu có thể gây mất thẩm mỹ và gây một số biến chứng.

  • Xuất hiện vết bớt rượu vang màu đỏ: Thường do tình trạng tụ máu phẳng ở vùng da kín gây ra. Vết này thường rất nhỏ nhưng có thể bị lan rộng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Đặc biệt, một số bé bị ở mí mắt sẽ ảnh hưởng tới não, thần kinh vì thế cần sớm được chẩn đoán và điều trị.
  • Bớt dạng u máu: Khi bị chàm đỏ, vùng da trên cơ thể bé có thể xuất hiện bớt dạng u máu (hay bớt dâu tây). Bớt này có kích thước nhỏ, thường xuất hiện khi bé mới sinh.

Thông thường, vết bớt này cũng không quá nguy hiểm nhưng nếu lâu ngày không khỏi sẽ có hiện tượng ngừng tăng sinh, vùng da bị giãn, biến dạng.

Đôi khi, nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì thế cha mẹ cần theo dõi tiến trình của bệnh để có hướng xử lý kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm đỏ ở mặt và cơ thể

Cũng như những bệnh viêm da khác, các bác sĩ hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây hiện tượng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh do đâu.

Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu, các chuyên gia phán đoán, chàm đỏ có thể hình thành do các yếu tố như:

  • Sự kết hợp của gen cùng các yếu tố kích hoạt từ môi trường. Theo các chuyên gia, khi có thứ gì đó bên ngoài cơ thể tác động vào, hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, các tế bào da không hoạt động và chúng gây ra bùng phát bệnh.
  • Yếu tố di truyền. Theo đó, những đứa trẻ đến từ các gia đình có tiền sử bị bộ ba dị ứng là viêm da, hen suyễn sốt cỏ khô có nhiều khả năng phát triển bệnh.
  • Chàm đỏ cũng có thể do trẻ bị đột biến gen do ảnh hưởng của quá trình mang thai không an toàn.

Triệu chứng chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ bị bệnh chàm đỏ sẽ có những mảng da đỏ kèm theo hiện tượng ngứa, có vảy đỏ. Chàm đỏ thường xuất hiện nhiều ở vùng má, nếp nhăn khuỷu tay, phía sau đầu gối,…

Nó cũng có thể xuất hiện trên cổ, cơ thể, tay và chân của trẻ em. Vị trí chàm thay đổi theo thời gian. Ví dụ, khi trẻ bắt đầu bò, bạn có thể thấy vết chàm xuất hiện ở vùng da lộ ra ở chân dưới.

Khi bị chàm, những vùng da tổn thương của bé bị đỏ lên, đôi khi bị ngứa, có vảy
Khi bị chàm, những vùng da tổn thương của bé bị đỏ lên, đôi khi bị ngứa, có vảy

Bệnh chàm có thể khiến bé quấy khóc do sự phát triển các vết nứt và thậm chí chảy máu, đặc biệt là nếu con bạn gãi nhiều vì ngứa.

Nhiễm vi khuẩn như Staphylococcus và nhiễm virus như herpes có thể xâm nhập vào da thông qua các vết nứt này. Điều này dẫn đến lớp vỏ màu nâu nhạt, mụn nước hoặc cảm giác đau rát xuất hiện.

Ở giữa các đợt bùng phát, vùng da tổn thương của bé có thể trông dày và khô (gọi là hiện tượng lichen hóa). Khi bệnh chàm được điều trị đúng cách, da thường trở lại bình thường mà không để lại sẹo.

Chàm đỏ thường bắt đầu trong vài tháng đầu đời khi trẻ mới sinh ra và có xu hướng phát triển bệnh chàm khi đến tuổi thiếu niên, thậm chí tới khi trưởng thành.

Cách chữa vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Các bác sĩ cho biết, vết chàm đỏ trên da bé không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài những tổn thương trên da này gây ra các cơn ngứa khó chịu làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bé.

Do đó, để tránh vết chàm lan rộng, phụ huynh nên chăm sóc da bé thật tốt.

Mẹo chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới bị chàm, cha mẹ đừng quá lo lắng, cũng không nhất thiết phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng một số mẹo dân gian để chữa bệnh cho bé.

  • Sử dụng tinh dầu dừa

Trong tinh dầu dừa có hàm lượng vitamin cao và chất dưỡng ẩm. Do đó, bôi tinh dầu dừa vào vết chàm đỏ của bé sẽ giúp cấp ẩm do da, chữa viêm da, loại bỏ vi khuẩn để hận chế viêm nhiễm, nấm ngứa.

Dùng tinh dầu dừa bôi cho bé có thể giúp giảm bệnh
Dùng tinh dầu dừa bôi cho bé có thể giúp giảm bệnh

Tuy nhiên, tinh dầu dừa chỉ nên áp dụng cho bé khi bị chàm đỏ kèm dấu hiệu mụn nước. Mỗi ngày 2 lần bôi tinh dầu dừa lên vùng da bị tổn thương của bé. Chú ý vệ sinh da bé trước khi bôi.

  • Tinh dầu cám gạo chữa chàm đỏ

Trong tinh dầu cảm gạo có nhiều vitamin và khoáng chất, nó không chỉ giúp cấp ẩm cho da mà còn giúp kích thích tế bào da phát triển. Đây là biện pháp chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn được nhiều mẹ áp dụng.

Để áp dụng bài thuốc này chữa bệnh cho bé, phụ huynh hãy chuẩn bị 1 bát sứ, 1 ít than, 1 tờ giấy A4 và 1 thìa cám gạo. Đầu tiên, lấy giấy A4 bịt kín bát sứ rồi cho cám gạo lên trên để tạo thành một hình chóp.

Đặt 1 than hồng lên trên để đốt cháy cám gạo từ từ cho đến khi gần tới tờ giấy. Lúc này, dầu cám gạo sẽ hình thành và rơi xuống, lấy 1 chiếc bát khác để đựng.

Đợi khi dầu cám gạo nguội thì mẹ hãy lấy bôi lên vết chàm cho bé. Chú ý vệ sinh vùng da tổn thương của bé trước khi bôi.

Chữa chàm đỏ cho bé bằng thuốc Tây

Nếu da của bé bị đỏ và ngứa, có lẽ bé sẽ cần một ít thuốc mỡ hoặc kem bôi corticosteroid. Đối với bệnh chàm nhẹ, bạn có thể mua corticosteroid nhẹ qua quầy thuốc tại nhà thuốc.

Đối với bệnh chàm nghiêm trọng hơn, bạn cần cho bé đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc corticosteroid mạnh hơn.

Khi ở nhà, bạn nên bôi thuốc mỡ hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy bôi thuốc vào vùng da bị chàm đỏ của bé theo chỉ định của bác sĩ để giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Bé bị chàm đỏ có thể dùng thuốc hoặc kem bôi
Bé bị chàm đỏ có thể dùng thuốc hoặc kem bôi

Một số bé bị chàm nhẹ đến trung bình ở mặt hoặc các nếp gấp trên cơ thể có thể dùng pimecrolimus, một loại kem không steroid.

Nếu bé bị ngứa và gãi vào vết chàm đỏ khiến nó bị rạn nứt, loét, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng histamine trong vài ngày. Ngoài ra, có thể dùng thuốc kết hợp loại kem chứa corticosteroid để hạn chế sự bùng phát của bệnh.

Trong trường hợp thể chàm đỏ của bé ở mức độ nặng do nhiễm bệnh nào đó, các bác sĩ có thể kê thuốc dạng uống cho trẻ. Bạn cần cho bé uống thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi có vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần làm gì?

Cách chính để ngăn ngừa bệnh chàm đỏ ở trẻ là tránh những thứ gây kích ứng da bé:

  • Cho trẻ mặc đồ lót và quần áo bằng vải cotton, thay vì len và polyester. Tránh mặc quần áo quá nhiều lớp vì sẽ khiến tác động xấu tới làn da nhạy cảm của bé.
  • Giữ cho cơ thể con luôn mát mẻ, vì quá nóng làm cho bệnh chàm nặng hơn.
  • Tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm khi tắm gội cho bé vì có thể khiến vết chàm thêm nặng hợn.
  • Cho trẻ tắm trong thời gian ngắn hoặc tắm vì nước có thể làm khô da bé. Tắm cho trẻ không quá một lần một ngày và ít tắm thường xuyên hơn vào mùa đông.
  • Cho bé bơi trong nước clo, nhưng bạn nên thoa kem dưỡng ẩm trước khi bơi. Sau khi bơi, rửa sạch da trong vòi sen hoặc bồn tắm mát và thoa thêm kem dưỡng ẩm.
  • Nước muối có thể cải thiện bệnh chàm.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng da khá phổ biến, nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được tìm ra. Do đó, cha mẹ hãy làm việc với bác sĩ nhi khoa để có kế hoạch điều trị tốt nhất cho bé. Có điều, bạn cũng không nên quá lo lắng khi bệnh sẽ trở nên tốt hơn, hoặc biến mất khi trẻ lớn.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *