Cách chữa

Tổng Hợp 5+ Cách Chữa Nổi Mề Đay Sau Sinh Hiệu Quả

Mề đay sau sinh là tình trạng bệnh lý ngoài da thường gặp, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt trong giai đoạn ở cữ với nhiều bất tiện. Khi gặp phải vấn đề này, việc tìm hiểu và áp dụng các cách chữa nổi mề đay sau sinh hiệu quả là điều quan trọng và cần thiết, giúp sớm đẩy lùi bệnh và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khám phá 5+ cách chữa nổi mề đay sau sinh hiệu quả

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng bệnh lý da liễu phổ biến với tỷ lệ 0,25 – 1% tổng số người mắc bệnh. Theo các chuyên gia, sau khi sinh con. nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có những thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch và sức khỏe cũng suy giảm khiến chị em rất dễ mắc phải các vấn đề trong đó có nổi mề đay.

Nổi mề đay là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Nổi mề đay là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Theo đó, đây là hiện tượng xuất hiện những cơn phát ban nổi lên khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với tác nhân trung gian gây dị ứng histamin. Nổi mề đay sau sinh mặc dù không nguy hiểm nhưng đi kèm triệu chứng ngứa, nóng rát, khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Thậm chí một số trường hợp nặng có thể dẫn đến biến chứng hạ huyết áp, sốc phản vệ.

Để kiểm soát tình trạng bệnh góp phần ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, dưới đây là một số cách chữa nổi mề đay sau sinh hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:

Các cách chữa nổi mề đay sau sinh theo kinh nghiệm dân gian

Thông thường, hiện tượng nổi mề đay sau sinh có thể tự khỏi sau thời gian từ 4 – 8 tuần. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của mẹ, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc da, sử dụng thuốc điều trị…

Với những người chưa từng có tiền sử nổi mề đay, thời gian hồi phục sẽ thường diễn ra nhanh hơn. Hầu hết những trường hợp này sẽ không cần phải dùng đến các loại thuốc tân dược. Thay vào đó, chị em có thể áp dụng các cách chữa nổi mề đay sau sinh từ dân gian để đảm bảo an toàn, không tác động đến việc điều tiết sữa của cơ thể như:

Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Đây là giải pháp trị liệu bằng nhiệt giúp cải thiện các triệu chứng mề đay ngay lập tức. Tuy nhiên, do cách này chỉ mang tính tạm thời, không loại bỏ được nguyên nhân gây mề đay nên người bệnh cần kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày.

Việc chườm lạnh lên khu vực bị mề đay sẽ giúp làm co mạch, ức chế khả năng truyền tín hiệu ngứa ngáy khó chịu lên não bộ, góp phần xoa dịu kích ứng trên da. Trong khi đó, nếu bạn chườm ấm sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm hiệu quả.

Chườm ấm hoặc chườm lạnh giúp giảm ngứa nhanh chóng
Chườm ấm hoặc chườm lạnh giúp giảm ngứa nhanh chóng

Với cách chữa nổi mề đay sau sinh này, bạn nên sử dụng túi chườm chuyên dụng được bán phổ biến trên thị trường để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh gây rủi ro bỏng lạnh hoặc bỏng nhiệt.

Tắm nước ấm

Với những trường hợp mề đay khởi phát do tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên, việc bạn cần làm là loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể ngay lập tức. Hãy tắm bằng nước ấm và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như:

  • Bột yến mạch: Có chứa nhiều avenanthramides – chất chống oxy hóa không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có khả năng chống phản ứng viêm, bảo vệ làn da khỏe mạnh. Bạn hãy làm ẩm da, sử dụng bột yến mạch để thoa nhẹ nhàng rồi tắm lại bằng nước ấm.
  • Bột baking soda: Sử dụng để pha nước tắm hoặc ngâm rửa sẽ giúp xoa dịu kích ứng gây ngứa ngáy và cảm giác nóng rát trên da. Đồng thời, cách thức này cũng thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do mề đay gây ra, góp phần giảm thời gian điều trị.

Sử dụng trà thảo mộc

Uống một ly trà thảo mộc được xem là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện các triệu chứng mề đay ở phụ nữ sau sinh. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong các loại trà như hoa cúc, trà xanh, gừng, cam thảo, atiso,… có chứa hàm lượng cao các hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn. Đây là những thành phần cho khả năng giảm viêm, giảm ngứa và giảm sưng, giúp làm dịu tình trạng mề đay.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại trà thảo mộc nào, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và trẻ sơ sinh trong giai đoạn này.

Sử dụng dược liệu tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây thuốc và thảo dược quý cho khả năng hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả như:

  • Ngải cứu: Với các hoạt chất cho khả năng kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả, ngải cứu có thể giúp giảm triệu chứng mề đay như ngứa và sưng. Bạn hãy sử dụng ngải cứu tươi sao khô với muối rồi chườm lên vùng da nổi mề đay sẽ giúp giảm ngứa và sưng.
  • Kinh giới: Trong dược liệu này có chứa hàm lượng tinh dầu cao cùng các hoạt chất kháng hàn nên giúp giảm mẩn ngứa, sần da,… vô cùng hiệu quả. Tương tự như với ngải cứu, bạn hãy sử dụng lá kinh giới tươi sao cùng với muối hạt sau đó chườm lên vùng da bị nổi mẩn. Chỉ cần duy trì sử dụng trong vài ngày, bạn sẽ thấy nốt mẩn ngứa giảm thiểu đáng kể.
  • Lá khế: Trong lá khế chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt mọi vi khuẩn gây dị ứng và ngứa da. Bạn hãy dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, bạn cho lá vào nồi, thêm nước và đun trong 10 phút. Hãy sử dụng nước này để tắm hàng ngày sẽ giúp sát khuẩn, phục hồi da.
  • Lá tía tô: Trong lá tía tô có chứa các thành phần như quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin, rosmarinic acid,… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamine – nguyên nhân hàng đầu gây mề đay dị ứng. Do đó, phụ nữ sau sinh có thể dùng nước lá tía tô đun nước để tắm hàng ngày.
  • Nha đam: Nha đam có tính mát và kháng khuẩn tốt giúp giảm mề đay nhanh chóng cho mẹ sau sinh. Với cách chữa nổi mề đay sau sinh này, bạn hãy sử dụng một nhánh nha đam nhỏ, loại bỏ vỏ rồi sử dụng phần gel trong suốt để nhẹ nhàng thoa lên vùng da mẩn đỏ do mề đay. Sau 15 phút, bạn làm sạch da bằng nước lạnh. Với cách thức này, bạn nên thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên là cách chữa nổi mề đay sau sinh an toàn
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên là cách chữa nổi mề đay sau sinh an toàn

Sử dụng thuốc Tây chữa mề đay

Theo các chuyên gia da liễu, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh thường khá lành tính, không quá khó để kiểm soát. Trong trường hợp bệnh nhẹ, không có dấu hiệu tiến triển nặng, chị em có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sữa mẹ và tác động xấu đến sự phát triển của bé.

Nếu mề đay phát triển, xuất hiện những dấu hiệu của biến chứng như nhiễm trùng da, sốc phản vệ… bạn có thể sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc tây thường được chỉ định trong điều trị mề đay gồm có:

  • Thuốc Cetirizin: Cetirizin là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng trong điều trị chứng nổi mề đay sau sinh. So với các thuốc kháng histamin khác, Cetirizin có khả năng cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, nóng rát da, làm giảm sưng phù và ít gây buồn ngủ. Đặc biệt, thuốc còn giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm do mề đay gây ra.
  • Thuốc Loratadin: Loratadin là một loại thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị mề đay và các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu và khô miệng.
  • Thuốc bôi corticoid: Để giảm các triệu chứng ngoài da của nổi mề đay, một phương pháp nữa thường được khuyến khích là sử dụng các loại thuốc bôi có chứa corticoid. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu sau sinh, chị em nên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng corticoid thấp hoặc trung bình. Trong quá trình sử dụng, nên thoa thuốc lên diện tích da nhỏ và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi để hạn chế nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn như đỏ rát, bong tróc hay bội nhiễm.

Do việc sử dụng thuốc Tây có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa nên chị em cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm cho người bệnh một số sản phẩm kem bôi ngoài da giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng phát ban đỏ.

Thuốc Loratadin được nhiều bác sĩ kê đơn
Thuốc Loratadin được nhiều bác sĩ kê đơn

Giải pháp phòng ngừa nổi mề đay sau sinh

Với chứng nổi mề đay, việc áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày hợp lý giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh xuất hiện và tái phát. Vì vậy, sản phụ cần lưu ý một số giải pháp phòng ngừa nổi mề đay sau sinh như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nổi mề đay như côn trùng, phấn hoa, bụi, thực phẩm có chứa chất gây dị ứng và các chất hóa học như sơn, hóa chất làm sạch để giảm nguy cơ bị mề đay và các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Ngoài ra, việc giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và thông thoáng cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ bị mề đay.
  • Giữ cơ thể mát mẻ bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng với chất liệu cotton hút ẩm tốt, không dùng vải khô cứng dễ tổn thương.
  • Kiểm tra các thành phần trong sản phẩm mỹ phẩm để đảm bảo rằng không có hoạt chất gây kích ứng da.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nguy cơ mề đay và các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Khi cơ thể không đủ nước, da có thể trở nên khô và dễ bị kích ứng, từ đó dẫn đến các triệu chứng mề đay như ngứa, sưng… Ngoài uống nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu nước như trái cây, rau củ và các loại nước ép.
  • Tránh uống các thức uống có cồn hoặc chất kích thích như caffeine vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhanh hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây dị ứng khác trên da và giảm nguy cơ bị mề đay.

Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa nổi mề đay sau sinh hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống của sản phụ. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng ngứa ngáy bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Nổi mề đay có phải kiêng nước không, có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi đây là bệnh ngoài da cần kiêng khem khá nhiều. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nổi mề đay có tắm được không để bạn đọc […]
Tình trạng nổi mề đay trên cơ thể có thể gây ngứa hoặc không nhưng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh luôn mong muốn mề đay nhanh chóng lặn và làn da khôi phục bình thường. Để tăng tốc độ làm lành, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và bệnh […]
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Vậy bị nổi mề đay có tự khỏi không? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *