Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối
Cách bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là phương pháp y học cổ truyền dùng ngoại lực tác động làm lưu thông máu và mang tới hiệu quả giảm đau khá rõ rệt. Đồng thời còn hỗ trợ thư giãn, cũng như ngăn co thắt cơ bắp nên ngày càng được nhiều người lựa chọn áp dụng.
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Theo Đông y, bệnh thoái hóa khớp gối còn được gọi là chứng tý hay chứng hư khớp. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau khớp, căng cứng, phát ra âm thanh khi di chuyển và suy giảm chức năng vận động.
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp theo Đông y như sau:
- Nguyên nhân nội thương: Bệnh khởi phát do các chức năng trong cơ thể suy yếu như thận, gan dẫn đến khí huyết giảm sút.
- Nguyên nhân ngoại sinh: Bệnh xuất hiện do tà khí xâm nhập, khiến khí huyết khó lưu thông gây tê bì, đau và nhức mỏi khớp gối.
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc để điều trị bệnh, Đông y còn áp dụng cách bấm huyệt để cải thiện triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng xương khớp.
Bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả mà không dùng thuốc. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng lực của bàn tay và ngón tay để tác động lên các huyệt đạo bị nghẽn.
Sau khi huyệt đạo được giải phóng, khí huyết sẽ lưu thông bình thường trở lại và mang những dưỡng chất đến nuôi khớp gối. Từ đó, bấm huyệt sẽ giúp điều hòa khí huyết, xương khớp được chắc khỏe và linh hoạt hơn khi vận động.
Ngoài ra, cách bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối không chỉ làm giảm các triệu chứng mà còn hỗ trợ người bệnh không lạm dụng các loại thuốc giảm đau gây nguy hiểm cho cơ thể.
Tuy nhiên, bấm huyệt chỉ thích hợp điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh nhân bị bệnh nặng, cần được đưa đến bác sĩ điều trị theo phác đồ sớm nhất có thể.
Cách bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối
Trước khi tiến hành bấm huyệt, các khớp gối của bệnh nhân cần được xoa bóp nhẹ nhàng để làm giãn nở không gian khớp và kích thích tuần hoàn máu. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành bấm vào các huyệt đạo như sau:
- Huyệt Huyết Hải: Có vị trí ở mặt trong của đùi, nằm ở khe lõm giữa cơ rộng trong và cơ may, đo lên 2 thốn tính từ xương bánh chè đầu gối. Khi tác động vào huyệt này, cơ thể sẽ giảm đau nhức, thông kinh và hoạt huyết.
- Huyệt Can Du: Huyệt có vị trí dưới mỏm gai đốt sống thứ 9, đo ngang cách 1,5 thốn. Tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm đau lưng, mỏi và đau nhức khớp gối.
- Huyệt Độc Tỵ: Khi xác định huyệt, người bệnh cần ngồi co đầu gối. Huyệt nằm ở phần lõm giữa góc dưới ngoài bánh chè và mặt ngoài gân cơ tứ đầu đùi. Huyệt Độc Tỵ điều trị chứng viêm khớp gối, đau khớp khi được tác động vào.
- Huyệt Âm Lăng Tuyền: Huyệt nằm ở phần lõm phía trong đầu gối, đo xương cách khoảng 3 thốn. Tác động vào huyệt này có công dụng trị thoái hóa khớp gối, giảm triệu chứng đau nhức và cải thiện chức năng vận động.
- Huyệt Hạc Đỉnh: Có vị trí ở đỉnh xương bánh chè, tác động vào huyệt này sẽ điều trị được tình trạng tê bì, cứng khớp gối.
- Huyệt Dương Lăng Tuyền: Huyệt có vị trí ở mặt ngoài bắp chân, ở lõm phía trước và phía dưới đầu nhỏ của xương mác. Huyệt này chủ trị chứng khớp gối sưng viêm, đùi đau, nhức mỏi xương khớp…
Bấm huyệt là phương pháp điều trị tác động từ bên ngoài, nên thường có khả năng làm giảm đau rất chậm. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối
Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh an toàn và không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều có thể chữa trị bằng phương pháp này. Để giảm thiểu rủi ro khi điều trị, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối cho phụ nữ mang thai vì một số huyệt làm co bóp tử cung và chuyển dạ sớm.
- Tránh tác động lên các vùng da bị viêm nhiễm, lở loét, vết thương hở.
- Bệnh nhân nên đến phòng khám Đông y để bấm huyệt và hạn chế tự thực hiện tại nhà.
- Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về vị trí của các huyệt và cách tác động vào huyệt nếu có tự làm tại nhà. Nếu tác động sai huyệt sẽ khiến tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
- Sử dụng một lực vừa phải khi tác động lên huyệt. Nếu ấn và đè quá mạnh có thể khiến da bị bầm tím và đau.
- Không nên bấm huyệt cho những trường hợp mắc bệnh rối loạn đông máu, trầm cảm, rối loạn thần kinh.
- Nên bấm huyệt vào lúc cơ thể không quá no và không quá đói.
- Bệnh nhân nên bấm huyệt đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
- Bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc, tập luyện thể dục thể thao và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết được cách bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để bấm huyệt thế nào cho đúng cách và an toàn, bạn cần đến bác sĩ Đông y thăm khám tình trạng và tham khảo ý kiến về cách điều trị bệnh.
Đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!