Cách chữa

Gợi Ý 7 Cây Thuốc Nam Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

Cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối thường được sử dụng trong các bài thuốc mẹo lưu truyền lâu đời. Việc sử dụng các bài thuốc này hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh và sự kết hợp các nguyên liệu thuốc. Tham khảo một số cây thuốc sử dụng phổ biến và hiệu quả cho các bệnh lý xương khớp trong bài viết dưới đây.

7 bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả và đơn giản tại nhà

Thoái hóa khớp khối gây tác động trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị bệnh ở mức độ nhẹ giúp việc chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể tham khảo một số cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà. Người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm và thực hiện các bài thuốc này mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ

Dưới đây là 7 cây thuốc Nam được sử dụng hiệu quả và phổ biến nhất:

Mẹo dùng cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối với cây xấu hổ

Cây xấu hổ (tên gọi khác: cây trinh nữ) là vị thuốc nam ứng dụng nhiều với tác dụng cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp (sử dụng rễ cây). Ngoài ra, phần lá cây có tác dụng an thần tương đối hiệu quả, người bệnh ngủ ngon hơn không bị tỉnh giấc vì đau nhức xương khớp.

Cây xấu hổ - cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối 
Cây xấu hổ – cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối

Thực hiện mẹo điều trị với cây thuốc nam này như sau:

Nguyên liệu:

  • Rễ cây xấu hổ: 1kg 
  • Rượu trắng: 4 lít
  • Bình thủy tinh: 1 cái (phù hợp với lượng nguyên liệu)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ, thái miếng nhỏ
  • Xếp tất cả vào bình thủy tinh, dàn đều khắp bình
  • Đổ rượu ngập bình, thời gian tối thiểu 1 tháng 
  • Uống mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ. Bài thuốc khá hiệu quả nhưng không khuyến khích sử dụng cho người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp,…

Mẹo trị thoái hóa khớp gối tại nhà với cây đinh lăng

Trong Đông y, đinh lăng có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có tác dụng chủ yếu liên quan đến khả năng lưu thông khí huyết, thông kinh lạc, giảm các chứng đau nhức khớp gối. Ngoài ra, trong đinh lăng còn chứa một lượng lớn các vitamin và acid amin, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho người bệnh

Với những tác dụng trên, đinh lăng được sử dụng như cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối, với 2 cách đơn giản sau:

  • Cách 1: Sử dụng rễ đinh lăng sắc thành nước uống. Mỗi lần dùng khoảng 30g rễ đinh lăng với 2 lít nước. Sắc kỹ đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
  • Cách 2: Chuẩn bị bài thuốc gồm đinh lăng (30g); rễ xấu hổ (30g); lá lốt (30g). Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, thái nhỏ lá lốt và bỏ tất cả vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Gạn lấy nước và uống 3 lần/ngày. Kiên trì sử dụng nhiều ngày để đảm bảo hiệu quả

Chữa thoái hóa khớp gối với cây chó đẻ răng cưa

Trong Đông y, cây chó đẻ răng cưa (còn gọi là diệp hạ châu, cây chó đẻ,…) có vị đắng, hơi ngọt, có tính mát. Đây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, sát trùng, lương huyết. Các bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa sử dụng tương đối tốt cho các bệnh lý về xương khớp, đường ruột và gan thận,…

Người bệnh có thể tham khảo cách chế biến bài thuốc từ nguyên liệu này như sau:

Nguyên liệu:

  • Cây chó đẻ răng cưa: 30-40g
  • Rượu gạo: lượng vừa đủ
  • Khăn vải sạch: 1 cái

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây chó đẻ răng cưa đã chuẩn bị, vớt ra để cho ráo nước hoàn toàn
  • Cho lên chảo cùng một lượng rượu gạo nhất định, đảo cho nóng
  • Để nguội hỗn hợp đến mức vừa ấm tay, cho toàn bộ ra khăn vải chườm trực tiếp lên vị trí bị tổn thương, đau nhức
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì dùng tối thiểu 2 tuần để đạt được hiệu quả trong điều trị

Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối bằng cây đơn châu chấu

Đơn châu chấu là loại cây mọc hoang phổ biến ở miền núi nước nước ta. Y học cổ truyền sử dụng đơn châu chấu như cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối và các bệnh xương khớp khác. Cây thuốc này có vị đắng, hơi cay nhẹ, quy vào kinh Can giúp giảm đau, tiêu độc, tiêu thũng. 

Bài thuốc với cây đơn châu chấu
Bài thuốc với cây đơn châu chấu

Người bệnh chuẩn bị bài thuốc này như sau

Nguyên liệu: 

  • Rễ cây đơn châu chấu (số lượng lớn)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây đơn châu chấu (rửa nhiều lần cho hết hoàn toàn đất cát)
  • Thái nhỏ rễ, phơi đến khô hoàn toàn
  • Bảo quản lượng rễ đã phơi khô trong lọ, đậy nắp kín, dùng dần mỗi ngày
  • Khi sử dụng, lấy 20-30g rễ cây thêm lượng nước vừa đủ, sắc cạn còn khoảng ½ 
  • Người bệnh uống bài thuốc này hàng ngày, kéo dài khoảng 1 tháng để thấy hiệu quả điều trị

Mẹo trị thoái hóa khớp gối với cây lá lốt

Lá lốt – loại gia vị được sử dụng phổ biến trong căn bếp của người dân Việt Nam. Ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, lá lốt còn có thể sử dụng như một vị thuốc điều trị các chứng bệnh xương khớp. Trong lá lốt chứa một lượng tinh dầu lớn với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tương đối hiệu quả.

Người bệnh thực hiện bài thuốc này theo hướng dẫn sau đây:

Nguyên liệu:

Chuẩn bị các bài thuốc gồm lá lốt (12g); rễ quýt (12g); rễ cỏ xước (12g); hoàng lực (12g); dây chìa vôi (12g); đơn gối hạc (12g)

Cách thực hiện :

Rửa sạch tất cả các nguyên liệu với nước, vớt ra để ráo nước. Thêm nguyên liệu cùng với một lượng nước vừa đủ ngập nguyên liệu, đun sôi thuốc với lửa liu riu đến khi cạn còn khoảng ½ lượng nước. Chắt phần nước uống hàng ngày, nên chia thành nhiều lần để uống, không để thuốc qua đêm.

Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối với cây ngải cứu

Ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) cũng thường được sử dụng như cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối trong các bài thuốc mẹo dân gian. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc này dưới dạng uống hoặc dùng ngoài đều có hiệu quả cho các chứng xương khớp.

Bài thuốc đắp chế biến từ cây ngải cứu
Bài thuốc đắp chế biến từ cây ngải cứu

Cụ thể như sau:

  • Bài thuốc uống: Mỗi lần sử dụng một bó ngải cứu vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước và giã nát thu lấy phần nước cốt. Hòa thêm 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống 2 lần/ngày. 
  • Bài thuốc đắp: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, để thật ráo nước. Đảo nóng qua trên chảo với một nắm muối hạt. Để nguội bớt thì bọc ngải cứu vào một cái khăn vải trắng, chườm lên vùng khớp gối bị thoái hóa để giảm đau. Khi hỗn hợp nguội, người bệnh có thể lặp lại một lần nữa để đắp và nâng cao hiệu quả điều trị

Trị thoái hóa khớp gối với bài thuốc từ cây dây đau xương

Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại chỉ ra rằng, trong cây dây đau xương chứa một lượng lớn các chất alkaloid. Chất này ức chế hiệu quả các tác nhân gây viêm ở khớp gối đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương. 

Người bệnh chuẩn bị bài thuốc theo 2 cách sau đây:

  • Bài thuốc ngâm rượu: Chuẩn bị nguyên liệu theo tỷ lệ 1kg dược liệu : 5 lít rượu. Rửa sạch dây đau xương, để ráo nước, cắt ngắn thành từng khúc, tiếp tục đem phơi khô hoàn toàn. Sau đó, ngâm với rượu tối thiểu 2 tháng là có thể sử dụng (uống 3 ngày/lần). Nên kết hợp xoa bóp bên ngoài khớp gối giảm đau nhức.
  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị bài thuốc gồm dây đau xương, lá lốt, hổ vĩ mép vàng, sinh khương. Tất cả thái nhỏ, băm nhuyễn, trộn với rượu trắng/giấm ăn với lượng vừa đủ. Cho hỗn hợp vào khăn vải trắng, đắp lên vùng khớp có tổn thương, dùng từ 1-2 lần/ngày

Lưu ý trong quá trình dùng các bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối

Việc sử dụng cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối ngày càng thông dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, giống như nhiều phương pháp điều trị khác, dùng mẹo dân gian tại nhà cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Để hạn chế rủi ro trong điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng các bài thuốc mẹo dân gian như các phương pháp điều trị chính, chỉ nên sử dụng như phương pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp khác
  • Các thành phần trong bài thuốc có thể gây kích ứng với cơ địa từng người, do đó cần lưu ý khi sử dụng
Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối
Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối
  • Ngưng sử dụng ngay khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào ngoài da (ví dụ: mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn,….)
  • Người bệnh nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các bài thuốc mẹo tại nhà
  • Cẩn trọng trong việc sử dụng cho đối tượng phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
  • Không dùng cho các trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, ở giai đoạn nặng, có biểu hiện biến chứng
  • Người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn và liều lượng, tránh tự ý kết hợp các bài thuốc với nhau gây phản tác dụng
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường các nhóm thực phẩm giàu canxi và các nhóm vitamin bổ sung sức khỏe xương khớp
  • Luyện tập những bài tập vận động nhẹ nhàng phù hợp cho các bệnh lý về xương khớp tăng khả năng hoạt động nhịp nhàng

Bài viết đã gợi ý cho người bệnh 7 cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối được sử dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi thăm khám chuyên khoa và hỏi ý kiến bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp nhất. Những bài thuốc mẹo này chỉ nên áp dụng cho chứng thoái hóa nhẹ hoặc kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác.

Đừng bỏ lỡ:

Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *