Khô Khớp Gối Ở Người Già: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh xương khớp nhất do cơ thể bị lão hóa, chất dịch nhầy giảm đáng kể. Bệnh cạnh tình trạng thoái hóa, thoát vị hay đau nhức xương, khô khớp gối cũng là hiện tượng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người mắc. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh khô khớp gối ở người già cùng cách điều trị hiệu quả nhất để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
Triệu chứng khô khớp gối ở người già
Khô khớp gối là tình trạng thường gặp ở người già và trung niên do xương khớp bị lão hóa. Đây là tình trạng giảm tiết dịch khớp làm tăng ma sát sụn xương khiến người bệnh đau nhức và gặp khó khăn khi di chuyển.
Đồng thời, khi di chuyển hoặc vận động thường phát ra tiếng lục cục, lạo xạo. Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể phát hiện bệnh khô khớp gối dựa vào những dấu hiệu cụ thể sau đây:
- Khớp gối đau nhức khi vận động hoặc di chuyển, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Tình trạng đau nhức kèm theo hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ.
- Khớp gối bị căng cứng, gặp khó khăn khi co duỗi, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Khi di chuyển, khớp gối phát ra âm thanh răng rắc, lạo xạo.
Các dấu hiệu của tình trạng khô khớp gối sẽ không thể hiện rõ ràng khi khớp chớm bị khô. Nếu bạn có thể cảm nhận rõ những biểu hiện này thì khô khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Chính vì vậy, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để ngăn chặn tình trạng khô khớp, đồng thời duy trì sự dẻo dai và vững chắc cho xương khớp gối.
Nguyên nhân khô khớp gối ở người già
Khô khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến thường gặp là:
- Do tuổi tác: Người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị khô khớp gối càng cao. Bởi quá trình lão hoá dẫn đến các vấn đề về xương khớp và tình trạng suy giảm tiết dịch khớp. Khi dịch khớp tiết ra không đủ để bôi trơn sẽ khiến khớp bị khô và đau nhức khi vận động.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không khoa học, hợp lý, thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin sẽ làm giảm chất lượng xương và sụn. Điều này dẫn đến hiện tượng xương khớp dễ bị tổn thương. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích và chất có cồn cũng cản trở quá trình tiết dịch khớp gối, gây nên tình trạng khô khớp gối.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số trường hợp sử dụng thuốc không đúng cách gây ra tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, một trong số đó là tình trạng bị khô khớp gối.
- Tổn thương do vận động nhiều, lao động: Những người thường xuyên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc khiến cho xương và sụn bị mất độ đàn hồi. Khi đó, hoạt động xương khớp không còn được trơn tru kéo theo sự tiết dịch khớp giảm, dẫn đến tình trạng khô khớp gối.
Khô khớp gối ở người già có nguy hiểm không?
Trước hết, khô khớp gối với những cơn đau âm ỉ và đầu gối căng cứng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nghiêm trọng hơn, khô khớp gối nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng xương khớp nghiêm trọng.
Đó là các tình trạng như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, teo cơ, biến dạng khớp… khiến người bệnh có thể bị cong vẹo, đi khập khiễng thậm chí là bị liệt, bị tàn phế cả đời.
Vì vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra xương khớp để phát hiện và chữa trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.
Điều trị khô khớp gối ở người già hiệu quả
Tập trung vào việc khôi phục xương và sụn bị tổn thương là giải pháp khắc phục bệnh khô khớp gối ở người già triệt để.
Để điều trị khô khớp ở người già tận gốc, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dân gian, phương pháp Đông y hoặc sử dụng thuốc Tây. Cùng tìm hiểu rõ hơn các phương pháp điều trị này dưới đây nhé.
Mẹo dân gian chữa khô khớp tại nhà
Sử dụng các loại thảo dược có thể giúp điều trị khô khớp gối ở người già. Đây là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân ưa chuộng bởi tính chất an toàn, dễ tìm và dễ thực hiện.
Các bài thuốc dân gian từ lá ngải cứu, rễ cây tầm gai có tác dụng làm giảm các cơn đau và hồi phục các tổn thương trong khớp gối hiệu quả.
- Bài thuốc từ lá ngải cứu
Không chỉ được dùng trong ẩm thực, ngải cứu còn là vị thuốc quý giúp điều trị xương khớp nói chung cũng như tình trạng khô khớp gối ở người già nói riêng.
Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng khu phong, hoạt huyết và tiêu thũng. Ngoài ra, các hoạt chất có trong lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, giảm sưng đau, chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện: Rang ngải cứu tươi với muối hột cho nóng. Khi hỗn hợp còn nóng thì bọc một cái khăn sạch vào rồi chườm lên khớp gối.
Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc 100g ngải cứu và uống vào buổi tối mỗi ngày.
- Sử dụng cây tầm gai
Rễ cây tầm gai được bào chế thành các bài thuốc chữa các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả chứng khô khớp gối ở người già hiệu quả. Để điều trị khô khớp gối, người già có thể uống rượu ngâm với rễ cây tầm gai.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 50g rễ cây tầm gai và 1 lít rượu trắng. Rửa sạch rễ cây tầm gai, cắt thành khúc ngắn và bỏ vào bình thuỷ tinh. Sau đó cho rượu vào ngâm trong ít nhất là 1 tuần. Sử dụng 2 lần trong ngày sau khi ăn, mỗi lần uống 1 ly nhỏ khoảng 10ml.
Đông y chữa khô khớp gối
Điều trị khô khớp gối ở người già bằng Đông y khá an toàn, lành tính và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa khô khớp gối ở người già sau đây:
- Bài thuốc 1: Độc hoạt 12g, Tế tân 4g, 12g Sinh địa, Phòng phong 10g, 12g Đảng sâm, 4g Cam thảo (Bắc), 4g Quế chi, Đương quy 12g, Tang ký sinh 16g, Phục linh 10g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 10g, Ngưu tất (Bắc) 12g, Đỗ trọng (Bắc) 12g, Tần giao 8g.
- Bài thuốc 2: Lá lốt 10g, Trinh nữ 12g, Thổ phục linh 16g, Thiên niên kiện 10g, Cỏ xước 16g, Hà thủ ô 12g, Sinh địa 12g, Quế chi 8g.
Bệnh nhân lấy các vị thuốc này đem đun sôi kỹ và chắt ra ly, chia ra uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Khắc phục khô khớp gối theo Tây y
Thuốc Tây thường mang lại hiệu quả và có tác dụng giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Với trường hợp bệnh nhân bị khô khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc Tây y như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc một số loại thuốc đặc trị để phục hồi sụn và xương khớp:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc giảm đau gây nghiện Opioid, Diacerein…
- Thuốc tái tạo và phục hồi mô sụn giúp hạn chế quá trình lão hóa xương khớp như Glucosamine.
- Thuốc kháng sinh giúp giảm viêm như Oxacillin, Clindamycin, Nafcillin, Vancomycin, Teicoplanin… hoặc thuốc chứa Corticoid
- Thuốc đặc trị như các loại thuốc có chứa Axit Hyaluronic, Collagen type 2, Chondroitin.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân theo chỉ dẫn về liều lượng cũng như thời gian uống thuốc để tránh các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
Lưu ý với người già bị khô khớp gối
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa khô khớp gối phù hợp, bệnh nhân cần lưu ý các điều sau đây:
- Đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị khô khớp gối phù hợp với từng người.
- Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân nhằm gia tăng sức dẻo dai cho xương khớp.
- Nghỉ ngơi điều độ để hỗ trợ quá trình tái tạo, phục hồi xương khớp hiệu quả.
- Áp dụng các bài tập thể dụng đơn giản, nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, đạp xe…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như trái cây, rau xanh, các ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành… giúp tăng sinh chất nhờn và collagen tái tạo tế bào sụn và xương.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị tình trạng khô khớp gối ở người già. Tốt nhất bạn nên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, điều độ để ngăn chặn tình trạng này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!