Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433
Xương Mỏ Ác Là Gì Và Các Kiến Thức Tổng Quan Thú Vị Khác?
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Tin tức

Xương Mỏ Ác Là Gì Và Các Kiến Thức Tổng Quan Thú Vị Khác?


Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Xương mỏ ác được xem là cấu trúc xương nhỏ nhất và nằm ở phần mở rộng của xương ức. Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng nếu xương bị gãy hoặc vỡ do một số tác động khác sẽ dẫn đến nhiều vấn đề y tế khác nhau, thậm chí có thể tử vong. Do đó, tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan là điều quan trọng để ngăn ngừa những tác nhân gây đau xương này.

Xương mỏ ác được xem là cấu trúc xương nhỏ nhất
Xương mỏ ác được xem là cấu trúc xương nhỏ nhất

Kiến thức liên quan về xương mỏ ác 

Tuy xương mỏ ác có kích thước nhỏ, nhưng khi bị gãy hoặc vỡ sẽ tác động đến một số cơ quan nội tạng trong cơ thể. Trong một số trường hợp có thể cướp đi tính mạng của người mắc. 

Chính vì vậy, tìm hiểu những vấn đề liên quan sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại xương này. Đồng thời, có hướng xử trí phù hợp khi rơi vào tình trạng đau xương mỏ ác. Cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm, vị trí, chức năng của xương mỏ ác qua những thông tin dưới đây.

Xương mỏ ác là gì? Vị trí ở đâu?

Phần xương có cấu trúc nhỏ nhất được gọi là xương mỏ ác, vị trí chính của chúng nằm ở dưới cùng của xương ức. Đây là nơi các xương sườn gắn vào xương ức. Thời gian đầu, sụn sẽ cấu tạo nên mỏ ác và khi cơ thể trưởng thành, mỏ ác sẽ phát triển thành xương.

Mỏ ác hay còn có tên gọi khác là mũi xương ức hoặc mõm mũi kiếm, do phần đầu của chúng giống với mũi kiếm. Mỏ ác đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối cho các cơ quan và cơ lớn, nhằm tạo nền tảng cho cơ hoành.

Như đã thông tin ở trên, thời gian đầu, do sụn đang còn mềm nên sẽ không gây cảm giác, khó chịu. Tuy nhiên, khi phát triển thành xương sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan khác và gây khó chịu, đau nhức.

Vị trí chính nằm ở dưới cùng của xương ức
Vị trí chính nằm ở dưới cùng của xương ức

Chúng có cấu tạo như thế nào?

Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài đặc điểm và thành phần cấu tạo xương mỏ ác, cụ thể như sau: 

  • Quá trình phát triển: Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bạn có thể nhận biết chúng bằng việc sờ tay vào bên dưới rãnh xương ức. Trong độ tuổi từ 15-29, thông qua bao xơ, mỏ ác sẽ hợp nhất với thân xương ức và trở thành một phần của xương ức. Khi 40 tuổi, chúng sẽ hoá thành xương.
  • Biến thể của xương: Khi loại xương này biến thể sẽ không gây cảm giác khó chịu, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Chúng chỉ dẫn đến sự khác biệt về hình thức bên ngoài.

Chúng bao gồm chức năng gì?

Thông thường, xương sườn sẽ gắn liền với xương ức. Trong khi đó, sụn và các cơ quan thần kinh khác tạo nên chiếc xương mỏ. Lúc này, chúng có vai trò kết nối xương ức và các cơ quan khác trong lồng ngực.

Bên cạnh đó, nó cũng có chức năng làm cầu nối của nhiều cơ như cơ hoành ở bụng và một số cơ khác. Ngoài ra, các cơ bụng được cố định bởi mỏ ác và giúp quá trình hoạt động tiêu hoá được cải thiện tốt hơn.

Bộ phận xương này thường xảy ra những vấn đề gì?

Nhiều người thường lầm tưởng, vì có kích thước nhỏ nên xương sẽ không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên, khi nó bị vỡ hoặc gãy do một số nguyên nhân sẽ ảnh hưởng các cơ quan nội tạng trong cơ thể, gây tử vong. 

Do đó, để bảo vệ xương tránh gặp phải những rủi ro không đáng có, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan xảy ra đối với xương mỏ ác. Có thể kể đến một số vấn đề như:

  • Xương bị vỡ: Xương bị vỡ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do động tác hồi sức tim phổi (CPR) quá mạnh. Chính bởi vậy, khi thực hiện động tác này cần tránh tạo lực lớn lên mỏ ác. Điều này sẽ dẫn đến xương bị vỡ, khiến cơ hoành bị rách hoặc thủng. Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến gan, gây chảy máu và tử vong.
  • Hội chứng xiphodynia: Những người gặp phải hội chứng này thường có cảm giác đau nhức ở mỏ ác hoặc các cấu trúc liên quan. Một vài triệu chứng thường gặp nhất khi mắc phải hội chứng xiphodynia như đau ngực tại vị trí tim, buồn nôn, đau bụng,… Khi người bệnh thực hiện động tác cúi người hoặc vận động mạnh thì cơn đau sẽ tăng nặng. Nguyên nhân gây ra cơn đau này có thể do vùng xương ức bị viêm, hoặc viêm phần tiếp giáp giữa xương ức và xương mỏ ác.
  • Trào ngược dạ dày: Niêm mạc thực quản bị kích ứng và gây đau đớn khi axit trào ngược lên dạ dày, chúng cũng gây tác động lên xương mỏ ác và xương ức vì thực quản nằm ngay sau mỏ ác. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá,… 
  • Các bệnh lý về đường hô hấp: Cơ hoành sẽ bị ảnh hưởng khi mỏ ác bị tổn thương. Do đó, hoạt động hô hấp và hít thở của người mắc sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng ức, chóng mặt, buồn nôn. Một số vấn đề về hô hấp liên quan đến xương mỏ ác như: Hen suyễn, tắc phổi nghẽn mãn tính, phù phổi.
  • Ngực bị chấn thương: Bộ phận xương này sẽ bị ảnh hưởng khi ngực bị chấn thương, từ đó dẫn đến đau tức ngực, khó thở. Bên cạnh đó, chấn thương ngực còn ảnh hưởng đến các mô mềm ở ngực, thành ngực,… Cơn đau sẽ tăng nặng khi vận động hoặc di chuyển các cơ ở vùng ngực.
Bị chấn thương vùng ngực có thể dẫn đến đau xương mỏ ác
Bị chấn thương vùng ngực có thể dẫn đến đau xương mỏ ác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến đau xương mỏ ác

Ngoài những nguyên nhân vừa đề cập ở trên, tình trạng này xảy ra bởi một số nguyên nhân ít phổ biến sau:

  • Ăn quá nhiều, chế độ ăn không hợp lý.
  • Hoạt động mạnh, nâng vật nặng.
  • Nâng tạ quá sức.
  • Bệnh tim.
  • Co thắt thực quản.
  • Viêm loét thực quản.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Bóc tách động mạch chủ.

Mỏ ác sẽ hình thành xương sau 40 tuổi, điều này cũng đồng nghĩa với việc xảy ra một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, mỗi đối tượng bệnh thường xảy ra các vấn đề khác nhau.

Phương pháp điều trị đau xương mỏ ác hiệu quả

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Điều trị nội khoa

Nếu đau do bị chấn thương, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau, kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, cần hạn chế một số hoạt động cho đến khi vết thương lành hẳn.

Để có thể cải thiện tình trạng trào ngược thực quản, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống như chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế hấp thu một số loại thức ăn gây kích ứng như socola, rượu, bạc hà,… Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nhằm kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày.

Phẫu thuật loại bỏ xương ác

Khi xương bị vỡ hoặc gãy, các cơ quan nội tạng bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi mảnh xương bị gãy thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa sự nguy hiểm xảy ra bên trong cơ thể.

Phẫu thuật loại bỏ xương mỏ ác
Phẫu thuật loại bỏ xương mỏ ác

Quá trình phẫu thuật được diễn ra theo trình tự cơ bản như sau: Bác sĩ sẽ rạch một đường dọc theo xương mỏ ác, sử dụng phương pháp bóc tách bằng điện và loại bỏ mỏ ác ra khỏi xương ức. Sau đó, để cầm máu, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đốt điện. Phương pháp giúp mang lại sự an toàn và hiệu quả cao, ít gây ra biến chứng cho người bệnh.

Những biến chứng khi bị gãy xương mỏ ác

Khi bị gãy xương mỏ ác (fracture), có thể xuất hiện các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng: Gãy xương mỏ ác có thể mở ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu xương bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng và yêu cầu can thiệp điều trị nhanh chóng.
  • Hậu quả về cơ thể: Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả lâu dài như suy giảm chức năng của chi, đặc biệt là nếu xương bị gãy ở các vị trí quan trọng như xương chân, cổ hoặc xương đùi.
  • Không liên kết chặt chẽ: Nếu điều trị không đúng cách hoặc không đủ thì xương có thể không liên kết lại chặt chẽ, gây ra hậu quả về cơ bắp và sự di chuyển của chi.
  • Tác động tâm lý: Gãy xương mỏ ác có thể gây ra tác động tâm lý, đặc biệt là nếu nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc nhu cầu chăm sóc lâu dài.
  • Tái phát gãy xương: Trong một số trường hợp, có thể xảy ra tái phát gãy xương, đặc biệt là nếu xương không hồi phục đầy đủ hoặc nếu có các yếu tố nguy cơ khác như bệnh lý xương.

Những vấn đề liên quan đến xương mỏ ác đã được cụ thể hoá trong bài viết trên. Hy vọng rằng, bạn đọc sẽ có góc nhìn tổng quát hơn về xương mỏ ác và có phương pháp điều trị đúng đắn khi gặp các vấn đề liên quan. 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *