Bị Cứng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật Có Sao Không, Cách Khắc Phục Tốt?
Khớp gối là bộ phận quan trọng và đóng vai trò lớn trong việc vận động, di chuyển cũng như chịu lực cho toàn bộ cơ thể. Đau cứng khớp gối là biểu hiện cảnh báo các dấu hiệu về sức khỏe nghiêm trọng như hư hỏng dây chằng, hư hỏng sụn chêm,… Trong đó, bị cứng khớp gối sau phẫu thuật là tình trạng không hiếm gặp. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu – giải đáp tường tận thắc mắc này.
Hiện tượng bị cứng khớp gối sau phẫu thuật là gì?
Khi bị viêm khớp gối, thoái hóa khớp nghiêm trọng, thay khớp gối chính là một phương pháp hữu hiệu nhất giúp phục hồi khớp gối và bệnh nhân có thể sinh hoạt lại như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau khi phẫu thuật sẽ xảy ra một số biến chứng cho khớp gối.
Một trong những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật là bị cứng khớp gối. Những bệnh nhân mắc phải tình trạng này thì không thể duỗi thẳng chân hoàn toàn hoặc co chân, uốn cong đầu gối như bình thường.
Cũng có một số trường hợp, sau khi bó bột, khớp gối không hoạt động lâu ngày dẫn đến thiếu máu quanh vùng đầu gối, gây nên hiện tượng cứng khớp gối.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bị cứng khớp gối
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị cứng khớp gối sau khi phẫu thuật. Trong đó, có một số nguyên nhân cứng khớp gối thường gặp như sau:
- Một số ít bệnh nhân có các mô sẹo phát triển hơn những người khác. Khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật khớp gối hoặc thay thế khớp gối, nhiều khả năng bạn sẽ bị cứng khớp gối sau phẫu thuật.
- Trong một số trường hợp, các cơn đau sau khi thay khớp không thể kiểm soát được ở một số bệnh nhân. Một số người phải ngưng thuốc giảm đau do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc. Khi không kiểm soát được các cơn đau, bệnh nhân sẽ gặp phải khó khăn trong việc vận động khớp mới gây cứng khớp.
- Phẫu thuật khớp gối là một thủ thuật rất khó khăn, đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm. Cách điều trị này yêu cầu bác sĩ phải xác định đúng kích thước sao cho khớp mới thay thế vào sẽ phù hợp, không quá lỏng hoặc quá chật. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến sự co duỗi, uốn cong của khớp gối.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng khớp gối thay thế dẫn đến tình trạng cứng khớp gối sau khi phẫu thuật
Bệnh nhân có thể nhận biết tình trạng cứng khớp gối sau phẫu thuật thông qua một số triệu chứng như sau:
- Ổ khớp bị tê cứng, khó cử động.
- Nếu cố gắng vận động và đi lại, khớp gối sẽ xuất hiện những cơn đau nhức.
- Đôi khi, bệnh cứng khớp gối đi kèm với một số dấu hiệu khác như viêm đỏ, sưng nóng, đau nhức
Sau khi phẫu thuật nếu phát hiện những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ vì bạn đã gặp phải tình trạng cứng khớp gối.
Bị cứng khớp gối sau phẫu thuật có nguy hiểm không?
Cứng khớp gối cho thấy bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng không mong muốn sau khi phẫu thuật. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến bác sĩ khám lại và điều trị ngay lập tức.
Mặc dù ở mức độ nhẹ, các bệnh xương khớp sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Theo nhận định, tình trạng cứng khớp gối sau khi phẫu thuật cũng không quá nguy hiểm cho bệnh nhân.
Người bệnh chỉ cần đến bác sĩ kiểm tra, uống thuốc và tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn, một thời gian sau bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị cứng khớp gối hiệu quả cao
Một số trường hợp bị cứng khớp gối sau phẫu thuật là hiện tượng bình thường, bệnh nhân sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nếu được điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp điều trị tại nhà
Đối với tình trạng bị cứng khớp gối sau phẫu thuật ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị ngay tại nhà. Cụ thể như sau:
- Chườm nóng, lạnh: Bệnh nhân có thể sử dụng túi lạnh chườm lên khớp gối bị cứng khoảng 15 – 20 phút để giảm tình trạng cứng và khó cử động. Ngoài ra, bạn có thể chườm túi nóng để giúp máu huyết lưu thông đều đặn trong khớp gối.
- Xoa bóp: Sử dụng bàn tay để thúc đẩy tuần hoàn máu. Qua đó, lượng chất nhầy trong khớp gối sẽ được sản sinh và giảm tình trạng tê cứng. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại dầu nóng xoa bóp để tăng hiệu quả.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Khi bị cứng khớp gối, bệnh nhân không nên cố gắng vận động co duỗi khớp. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn và hạn chế vận động mạnh trong khoảng 3 – 5 ngày
Như đã nói, các biện pháp tại nhà chỉ thích hợp điều trị cho hiện tượng cứng khớp gối sau phẫu thuật ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài ngày, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Điều trị theo Tây y
Theo các nghiên cứu Tây y, có nhiều phương pháp điều trị tình trạng cứng khớp gối sau phẫu thuật bao gồm: Nội khoa, ngoại khoa và các phương pháp hỗ trợ.
Nội khoa – Điều trị bằng thuốc Tây y
Hiện nay, Tây y có nhiều loại thuốc khác nhau có công dụng giảm đau và giảm căng cứng ở khớp sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc như sau:
- Voltaren Gel: Thuốc được bào chế dưới dạng bôi ngoài da. Thuốc chứa hợp chất thuộc nhóm chống viêm không steroid có công dụng giảm đau, giảm viêm khớp và hỗ trợ phục hồi khớp sau phẫu thuật.
- Capsaicin gel: Thuốc có công dụng giảm tê bì, cứng khớp gối ngay tại chỗ. Do đó, thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật khớp gối.
- NSAID: Các loại thuốc chống viêm không steroid bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin cũng thường được sử dụng để điều trị tình trạng cứng khớp gối. Tuy nhiên, thuốc sẽ được chỉ định uống theo từng trường hợp bệnh khác nhau.
Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc Tây y về uống mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh phải uống thuốc đúng với liều lượng bác sĩ quy định, không nên uống quá liều gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Điều trị ngoại khoa
Đối với tình trạng khớp gối cứng sau phẫu thuật tiến triển nặng và không đáp ứng các phương pháp điều trị bằng thuốc. Lúc này, bác sĩ xem xét áp dụng các biện pháp ngoại khoa để điều trị cho bệnh nhân.
- Thao tác dưới gây mê: Bệnh nhân sẽ được gây mê và bác sĩ tiến hành di chuyển khớp gối để phá vỡ các mô sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ gây ra gãy xương.
- Phẫu thuật cắt bỏ mô sẹo: Phương pháp này hiếm khi được bác sĩ lựa chọn thực hiện nhưng lại khá hữu ích với một số trường hợp. Loại bỏ mô sẹo giúp khớp gối bệnh nhân không bị tê cứng sau khi phẫu thuật.
- Thay thế khớp gối mới: Khi đầu gối bị tê cứng do sai lệch và không thể phục hồi, bác sĩ phải thực hiện các phẫu thuật thay thế khớp gối mới.
Phương pháp hỗ trợ điều trị
Điều trị cứng khớp gối sau khi phẫu thuật thường phụ thuộc vào thời gian sau phẫu thuật và nguyên nhân gây ra bệnh. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị phổ biến có thể kể đến là:
- Tập vật lý trị liệu: Là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị cứng khớp gối sau phẫu thuật. Theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài tập vật lý để hỗ trợ phục hồi khớp gối. Một số bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng như: Kéo căng cơ, luyện tập cơ, chiếu tia hồng ngoại…
- Mang đai hỗ trợ: Khi khớp gối bị cứng và đau nhức, người bệnh có thể mang đai hỗ trợ để giảm áp lực và giảm sự căng cứng ở khớp. Hơn nữa, mang đai còn giúp ổ khớp ổn định và tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
Có thể thấy, phụ thuộc vào tình trạng cứng khớp gối sau phẫu thuật nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc Đông y điều trị cứng khớp gối sau phẫu thuật
Theo Đông y, tình trạng cứng khớp gối sau khi phẫu thuật do phong hàn thấp tà (gió lạnh ẩm thấp) xâm nhập vào cơ thể gây tổn hại đến xương khớp. Nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi khớp gối sau phẫu thuật.
Một số bài thuốc Đông y chữa cứng khớp gối như sau:
- Bài thuốc 1: Lá lốt, thiên niên kiện, hà thủ ô, mắc cỡ, thổ phục linh, cỏ xước, sinh địa, quế chi. Sắc các vị thuốc và lấy nước uống mỗi ngày uống một thang
- Bài thuốc 2: Độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, tế tân, quế chi, cam thảo, phòng phong, phục linh, tang ký sinh, xuyên khung, bạch thược, tần giao. Cách làm như bài thuốc 1.
Các bài thuốc Đông y khi chữa bệnh thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y, thế nên người bệnh nên phải kiên trì uống thuốc liên tục nhiều ngày. Để an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân nên đến thầy thuốc kiểm tra tình trạng bệnh và uống thuốc theo chỉ định của lương y.
Mẹo dân gian chữa cứng khớp gối
Hiện nay, bệnh nhân có thể sử dụng các vị thuốc dân gian lưu truyền để điều trị bệnh cứng khớp gối sau phẫu thuật ngay tại nhà.
- Lá lốt: Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao. Các chất này có công dụng điều trị các bệnh như thoái hóa khớp, viêm, tê cứng khớp. Đồng thời, lá lốt có tác dụng hỗ trợ khớp gối phục hồi sau phẫu thuật. Bạn nấu lá lốt cùng với nước và chắt lấy nước uống hàng ngày.
- Nghệ: Củ nghệ có công dụng ức chế các triệu chứng của bệnh xương khớp. Đồng thời, chất curcumin trong củ nghệ giúp hỗ trợ giảm tê cứng và tái tạo khớp gối hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp bột nghệ, lòng đỏ trứng và dầu dừa, uống mỗi ngày 1 lần.
- Dây đau xương: Dây đau xương có công dụng trừ thấp, khu phong và giúp mạnh gân cốt. Bạn thực hiện bằng cách ngâm dây đau xương trong rượu trắng 45 độ và uống mỗi ngày 3 chén nhỏ hỗ trợ điều trị bệnh.
Mẹo dân gian tại nhà chỉ thích hợp điều trị cho tình trạng bệnh nhẹ. Nếu đầu gối bị cứng kéo dài, bạn không nên chữa bệnh tại nhà mà cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời.
Lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng bệnh
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay các phương pháp khác, bệnh nhân cần có biện pháp chăm sóc và phòng bệnh ngay tại nhà. Nhìn chung, một số lưu ý như sau:
- Thay đổi các thói quen hàng ngày gây nhiều áp lực lên khớp gối như đi lại, vận động mạnh, thường xuyên khuân vác vật nặng, ngồi xổm…
- Mỗi ngày dành ra 15 – 20 phút để luyện tập thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể áp dụng như sau: Bài tập cơ thắt lưng, bài tập tổng thể cơ ở phần dưới…
- Người bệnh nên thận trọng khi sinh hoạt, vận động, đặc biệt là tham gia giao thông, tránh va đập gây tổn thương khớp.
- Bổ sung nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp xương khớp chắc khỏe và hỗ trợ phục hồi sau điều trị.
- Không nên làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để khớp gối thư giãn và thoải mái, hạn chế tình trạng căng cứng.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng bị cứng khớp gối sau phẫu thuật. Hy vọng, bạn đã nắm rõ được nguyên nhân và cách điều trị khi gặp phải hiện tượng này. Một lời khuyên là bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị theo đúng phác đồ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!