Tìm Hiểu Về: Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt Không Ngứa
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là tình trạng thường xuyên khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Mặc dù đây là một triệu chứng lành tính, nhưng ba mẹ vẫn băn khoăn không biết con bị bệnh gì, cách xử lý như thế nào? Khi gặp phải tình trạng này, ba mẹ cần bình tĩnh và tìm cách chăm sóc con sao cho phù hợp.
Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ không sốt không ngứa khá thường gặp. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể tự khỏi sau 2 – 7 ngày, do vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra ình trạng này ở trẻ nhỏ.
Trong một số trường hợp, hiện tượng bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Do dị ứng thời tiết: Làn da của bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng do thời tiết nên có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ không gây ngứa.
- Do chàm sữa: Bệnh chàm sữa thường gặp ở bé dưới 2 tuổi, các nốt chàm sữa cũng có khả năng gây nổi mẩn đỏ trên làn da của trẻ.
- Rôm sảy: Hiện tượng rôm sảy rất thường gặp ở các bé khi vào mùa hè. Nguyên nhân gây rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị bít tắc khiến các nốt mẩn đỏ hình thành. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến chỗ đông người hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ban ngày vào mùa hè.
- Viêm da tiếp xúc: Một số tác nhân như lông động vật, côn trùng, mỹ phẩm, phấn hoa cũng khiến trẻ bị viêm da tiếp xúc, hình thành các nốt ban màu hồng nhạt hoặc đỏ sẫm.
- Nổi mẩn đỏ sau sốt phát ban: Trong một số trường hợp, bé bị sốt phát ban ở giai đoạn phục hồi, thân nhiệt đã ổn định ở mức bình thường nhưng vẫn xuất hiện các nốt ban đỏ mọc toàn thân. Ở trường hợp này, bé thường không có triệu chứng sốt, ngứa.
Các triệu chứng cần lưu ý
Hầu hết trong các trường hợp, hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa không sốt là tình trạng lành tính, không đe dọa đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bé. Tuy nhiên, nếu bé bị nổi mẩn do sốt ban đỏ hoặc có những triệu chứng bất thường, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi.
Các triệu chứng điển hình của bệnh phát ban đỏ không gây sốt mà ba mẹ cần lưu ý là:
- Cơ thể bé phát ban đỏ, không có cảm giác ngứa ngáy và không có dấu hiệu sốt.
- Khi da phát ban sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc những nốt mụn nước trên da.
- Vùng da phát ban đỏ có thể có mủ.
- Khi bị phát ban, vùng da có nổi mẩn sẽ dày hơn, có thể xuất hiện lớp sừng khiến da bị khô và tróc vảy da.
Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Nếu bệnh ở giai đoạn nhỏ, các nốt mẩn đỏ sẽ hết sau một vài giờ. Tuy nhiên, nếu để biến chứng, da sẽ xuất hiện nốt mụn vỡ, gây loét da và ngứa ngáy.
Đặc biệt, nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau đây, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị:
- Làn da của bé có những tổn thương như dày sừng, viêm loét.
- Diện tích phát ban trên da rất rộng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Các nốt phát ban đỏ kéo dài quá 3 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bé phát ban ở miệng, lưỡi, họng, có biểu hiện tụt huyết áp, khó thở.
- Bé bỏ bú, chán ăn, hay quấy khóc, ngủ không ngon.
Cách chăm sóc khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Việc theo dõi, chăm sóc trẻ ngay từ khi xuất hiện vết mẩn đỏ đầu tiên sẽ giúp tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ba mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt sau đây.
Cần vệ sinh cho bé đúng cách
Khi ba mẹ vệ sinh da đúng cách cho bé, bé sẽ phục hồi rất nhanh chóng, mang lại cảm giác thoải mái và giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Cụ thể:
- Nên tắm với nước ấm: Ba mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để đảm bảo cân bằng độ ẩm cho làn da trẻ. Có thể tắm nước mát hơn một chút cho bé khi bị rôm sảy.
- Thay tã thường xuyên: Ba mẹ cần thay tã cho trẻ ngay khi tã bẩn hoặc sau khi mặc 4 tiếng. Nên chọn cho bé loại tã thấm hút tốt, vừa vặn với bé để phòng ngừa nổi mẩn đỏ và ngừa hăm da.
- Vệ sinh miệng cho bé: Khi cho bé ăn hoặc bú xong, mẹ có thể dùng khăn ướt, khăn bông mềm ẩm để lau sạch miệng cho bé, tránh việc để miệng bẩn gây nổi mẩn đỏ xung quanh miệng.
Dưỡng ẩm phòng ngừa, cải thiện tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
Khi đã vệ sinh da cho bé sạch sẽ, ba mẹ cần chú trọng bước dưỡng ẩm cho da để phòng ngừa tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa cũng như một số bệnh về da khác cho bé. Ba mẹ có thể dưỡng ẩm bằng cách:
- Dùng phấn rôm: Lấy phấn rôm thoa đều lên da của trẻ, chú trọng vào các vùng da như cổ, lưng, sau đầu gối, khuỷu tay. Cần dùng loại phấn rôm phù hợp với làn da của bé.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Thoa đều kem dưỡng ẩm lên da bé sau khi tắm để cân bằng độ ẩm cho da bé, giúp làn da luôn mịn màng.
- Sử dụng kem, thuốc mỡ, dung dịch bôi da: Đây là những hỗn hợp được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để điều trị một số bệnh lý về da có thể gặp phải ở trẻ nhỏ.
Một số lưu ý khác phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ
Ngoài việc vệ sinh sạch cũng như dưỡng ẩm cho bé để cải thiện và phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa, ba mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau đây giúp làn da của trẻ nhỏ được mịn màng, khỏe mạnh hơn:
- Không nên để trẻ gãi, cào lên vùng da đang bị mẩn đỏ vì dễ khiến da bị trầy xước, làm vỡ mụn và có nguy cơ nhiễm trùng da.
- Luôn chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt để mặc cho bé. Lưu ý cần giặt riêng đồ cho bé bằng những loại xà phòng dịu nhẹ với làn da.
- Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng, ba mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, ốc… Đối với những bé có làn da và hệ tiêu hóa nhạy cảm, ba mẹ cần chú ý khi thay loại sữa mới cho con, nên xen kẽ sử dụng sữa mới và sữa cũ trong một khoảng thời gian để bé có thể thích nghi tốt hơn.
- Ba mẹ nên cho bé ăn nhạt, không nên cho bé ăn gia vị, nhất là trong giai đoạn ăn dặm để phòng ngừa hiện tượng tích nước, tích Natri trong cơ thể.
- Ba mẹ nên dùng các loại dầu thực vật có axit béo không no để giảm hiện tượng mẩn ngứa cho bé.
- Luôn tạo một môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ cho bé. Cần dọn dẹp phòng ngủ, khu vui chơi thường xuyên và thay ga gối, chăn màn cho bé. Sử dụng các loại bột giặt, nước xả lành tính, dịu nhẹ, không có mùi nồng nặc để tránh kích ứng.
- Ba mẹ cũng có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên như lá sài đất, lá ổi, lá khế, lá sim… để đun nước tắm cho bé, vừa làm sạch da tự nhiên, vừa ngăn ngừa rôm sảy và giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần hết sức chú ý, theo dõi sức khỏe của con hàng ngày. Nếu gặp các vấn đề bất thường hoặc các triệu chứng nổi mẩn đỏ nghiêm trọng, ba mẹ cần cho con đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này là lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng ba mẹ cũng không được chủ quan, cần biết cách chăm sóc để bé phát triển tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!