Tin tức

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt khá thường gặp, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đây là tình trạng lành tính, không đe dọa đến sức khỏe của trẻ nhưng không vì thế mà phụ huynh có thể chủ quan. Trong một vài trường hợp, hiện tượng này là biểu hiện của bệnh lý về da mãn tính, cần được can thiệp, điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở vùng da mặt qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thường gặp các phản ứng dị ứng dẫn đến nổi mẩn đỏ trên mặt. Xuất hiện tình trạng này là do đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu dẫn đến dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt khá thường gặp
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt khá thường gặp

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không phải là hiện tượng quá xa lạ. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Hầu hết trong các trường hợp đây là hiện tượng rất lành tính, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, ba mẹ cần biết rằng, một vài bệnh lý viêm da cũng là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Do vậy, ba mẹ cần theo dõi bé sát sao, hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như nắm được các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân khiến mặt nổi mẩn đỏ là:

  • Do viêm da tiết bã: Tình trạng viêm da tiết bã thường gặp nhất trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi. Bệnh lý này do một loại vi nấm tên là Malassezia furfur gây ra. Đây là loại nấm men phát triển mạnh ở các vùng da có hoạt động tiết bã nhờn nhiều, đặc biệt ở mặt, ở đầu, cổ, sau tai, bẹn. Ba mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của viêm da tiết bã là trên vùng da mặt xuất hiện nốt mẩn đỏ, có vảy bong, dính, nhờn. Bệnh lý này thường không gây khó chịu, ngứa ngáy nhưng sẽ làm tổn thương da ở trẻ.
  • Bệnh chàm thể tạng: Chàm thể tạng là một dạng của bệnh chàm hay gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Đặc trưng của bệnh lý này là hình thành các nốt mẩn đỏ, mụn nước ở trán, má và quanh miệng. Khi các mụn nước này vỡ ra sẽ gây ngứa ngáy, viêm loét ở trẻ. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, trẻ có thể gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, viêm tai giữa.
  • Do rôm sảy: Rôm sảy xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, da của bé bị tiết nhiều mồ hôi trong khi lỗ chân lông bít tắc gây mẩn ngứa. Rôm sảy khá lành tính, không gây nguy hiểm nhưng khiến bé bị ngứa rát khó chịu. Đặc điểm nhận biết của hiện tượng rôm sảy là da mặt bé có nhiều nốt mẩn đỏ li ti. Các nốt mẩn này sẽ mọc dày, lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể.
  • Do dị ứng thời tiết: Những thay đổi thất thường của thời tiết cũng sẽ khiến làn da của bé bị kích ứng. Các phản ứng kích ứng thường xảy ra ở những vùng da như nổi mẩn đỏ ở tay, chân và da mặt. Khi bị dị ứng thời tiết, trẻ sẽ có triệu chứng như da mặt bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô ráp. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như chảy nước mắt nước mũi, ngứa mũi, đỏ mắt, ho… Dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm, có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày nhưng trẻ dễ bị tái phát nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm.
  • Dị ứng với các dị nguyên khác: Những dị nguyên khác cũng có khả năng gây dị ứng cho bé như khói bụi, sữa bò, thuốc, phấn hoa… khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Nếu gặp phải tác nhân gây dị ứng, trẻ dễ bị nổi mẩn, sưng phù da, da bị ngứa ngáy, trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, quấy khóc.
  • Nổi mẩn đỏ do mụn sữa: Theo thống kê, có đến 20% trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng này và mụn thường xuất hiện trong vòng 2 đến 3 tuần sau sinh. Khi bị mụn sữa, làn da của bé có biểu hiện nổi mụn đỏ, nổi mụn đầu trắng. Các nốt mụn này sẽ tấy đỏ hơn nếu như da bé chịu thêm kích ứng khác.
  • Do côn trùng đốt hoặc do ban đỏ nhiễm độc: Những côn trùng như muỗi, kiến, ong, rệp, bọ cạp… khi đốt bé sẽ khiến da bị đau nhức, mẩn đỏ. Thậm chí, vùng da khi bị đốt có thể sưng phù, nổi mụn nước do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Trong một số trường hợp khác, em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt có thể bị ban đỏ nhiễm độc. Tuy nhiên, tình trạng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày rồi tự khỏi.
Một trong những nguyên nhân phổ biến là do bị rôm sảy
Một trong những nguyên nhân phổ biến là do bị rôm sảy

Cách xử lý và điều trị khi bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ vùng da mặt

Như đã nói, tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không quá nguy hiểm, hầu hết là các triệu chứng lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu xuất hiện mẩn đỏ kèm theo một số triệu chứng khác, ba mẹ cần theo dõi, xác định nguyên nhân và đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa.

Để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và ngăn ngừa những biến chứng có thể gặp phải, ba mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Việc dùng thuốc ngoài da cho bé, nhất là bé sơ sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Bactroban: Đây là loại thuốc kháng sinh dùng tại chỗ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da, cải thiện bệnh viêm nang lông, mụn nhọt, chốc lở.
  • Eosin 2%: Có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, có thể dùng cho trẻ nhỏ.
  • AtoPalm: Hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa, chàm, giúp dưỡng ẩm và làm lành tổn thương da.
Ba mẹ không được tự ý dùng thuốc, phải theo chỉ định của bác sĩ trước khi bôi cho bé
Ba mẹ không được tự ý dùng thuốc, phải theo chỉ định của bác sĩ trước khi bôi cho bé

Mẹo dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên

Các nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, an toàn được sử dụng rất nhiều để tắm, làm sạch da cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách sử dụng các phương pháp dân gian cải thiện triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt như sau:

  • Tắm lá khế: Lá khế giúp làm sạch da, sát khuẩn, làm giảm nốt mẩn đỏ nhanh chóng. Nên lấy lá khế tươi, sạch nấu nước và tắm cho bé hàng ngày.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không sạch cũng giúp kháng khuẩn, làm lành da rất tốt. Ba mẹ lấy một ít lá trầu không sạch, rửa với nước muối, giã nát rồi vắt lấy nước cốt và bôi lên vùng da nổi mẩn hàng ngày.
  • Đắp lá tía tô: Lấy một ít lá tía tô rửa sạch rồi giã nát với muối sau đó đắp lên vùng da nổi mẩn đỏ đã rửa sạch trong 20 phút rồi làm sạch lại với nước ấm.

Lưu ý cần biết khi chăm sóc, phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Để phòng ngừa hiện tượng nổi mẩn đỏ, giúp da của bé mềm mịn và khỏe mạnh hơn, ba mẹ cũng cần biết cách chăm sóc bé khoa học. Cụ thể:

  • Ba mẹ cần tránh, không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, bị ô nhiễm để tránh kích ứng.
  • Đảm bảo không gian sống của bé được sạch sẽ, thoáng mát.
  • Luôn vệ sinh da cho bé hàng ngày, rửa sạch mặt cho bé sau khi ăn xong cẩn thận để tránh nổi mẩn đỏ trên mặt.
  • Không nên rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng khiến da bị khô.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khăn tắm, quần áo của bé cần được dùng và giặt riêng với xà phòng lành tính.
  • Không được tự ý nặn mụn nước của bé, không chà mạnh da, cắt móng tay cho bé thường xuyên.
  • Ba mẹ lưu ý nếu bé bị nổi mẩn kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, nốt mẩn bị phồng rộp, có dấu hiệu nhiễm trùng, bé sốt cao, nốt ban lan rộng khắp người… thì cần phải đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Luôn vệ sinh da cho bé hàng ngày
Luôn vệ sinh da cho bé hàng ngày

Do cơ thể còn yếu, đề kháng kém nên trẻ sơ sinh dễ bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Ba mẹ cần lưu ý luôn theo dõi con thường xuyên, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bé để có hướng xử lý sao cho phù hợp.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *