Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cần Chú Ý Những Gì Để Nhanh Khỏe?
Quá trình phẫu thuật khi bị thoát vị đĩa đệm có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng, đẩy lùi các triệu chứng. Tuy nhiên nếu không cẩn thận có thể để lại nhiều biến chứng về sau. Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mình để đẩy nhanh thời gian phục hồi và tránh rủi ro có thể xảy ra. Tham khảo ngay những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết sau nếu bạn vừa trải qua quá trình can thiệp ngoại khoa này.
Vai trò của việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những liệu pháp ngoại khoa được áp dụng với người bệnh nặng. Tuy nhiên, mổ thoát vị đĩa đệm chỉ thật sự thành công khi người bệnh đã phục hồi sức khỏe trở lại và không có bất kỳ biến chứng nào.
Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc tại nhà đóng vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh được nghỉ ngơi đủ kết hợp luyện tập khoa học, chế độ ăn phù hợp sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe tốt nhất.
Ngược lại, bệnh nhân thường xuyên sinh hoạt không điều độ, không chỉ kéo dài thời gian phục hồi mà còn tăng nguy cơ biến chứng, thậm chí khiến bệnh tái phát trở lại.
Do vậy, sau khi phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh và người nhà nên có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Mục đích là để giúp chức năng xương khớp của người nhanh chóng hoạt động trở lại như bình thường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng như:
- Giúp người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau ca phẫu thuật.
- Tăng cường hoạt động của cột sống và xương khớp sớm trở lại sinh hoạt như bình thường.
- Không chỉ giúp phục hồi chức năng của đĩa đệm mà đây còn là biện pháp giúp xương khớp và sức khỏe người bệnh.
- Ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ thoát vị đĩa đệm như nhiễm trùng, đau dai dẳng, bệnh tái phát trở lại,…
- Giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, lạc quan hơn góp phần tích cực trong cả quá trình chữa trị.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Sinh hoạt như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học là hai yếu tố vô cùng quan trọng sau quá trình mổ thoát vị đĩa đệm để giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Để giúp quá trình phục hồi sức khỏe sau mổ thoát vị đĩa đệm tốt nhất, người bệnh hãy xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt những thực phẩm tốt cho xương khớp nên được ưu tiên hàng đầu như:
- Tăng cường thực phẩm nhiều calo
Sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, cơ thể người bệnh rất yếu do vậy cần được tăng cường lượng calo gấp đôi người bình thường. Lúc này, bệnh nhân hãy chú ý bổ sung calo đủ để giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Nguồn calo lành mạnh được chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên dùng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi, hải sản,….
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Canxi là dưỡng chất rất cần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương khớp. Bởi vậy để giúp chức năng xương khớp, đĩa đệm nhanh chóng hoạt động linh hoạt trở lại, người bệnh nên tăng cường nguồn thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa chua, rau cải xoăn,…
Ngoài ra những thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, gan, sữa,… cũng rất quan trọng với người bệnh. Bởi vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn.
- Bổ sung loại vitamin C
Vitamin C có tác vai trò rất quan trọng với người bệnh xương khớp. Nó đóng vai trò giúp giảm đau nhức, chống viêm, kích thích quá trình tiết dịch ở khớp giúp đĩa đệm linh hoạt trở lại và phòng ngừa lão hóa.
Bởi vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam, quýt, cải xanh,..
- Thực phẩm chứa Glucosamine và Chondroitin
Glucosamine và Chondroitin là hai thành phần quan trọng đó vai trò giúp tái tạo sụn khớp. Do vậy người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều lượng Glucosamine, Chondroitin trong thực đơn hàng ngày để sớm phục hồi sức khỏe.
Các bạn có thể tìm thấy Glucosamine và Chondroitin trong những thực phẩm như nước hầm xương ống, sụn động vật, hạnh nhân, đậu phộng,…
Một số thực phẩm khác tốt giúp rút ngắn thời gian sau khi mổ thoát vị đĩa đệm như thực phẩm giàu protein, chất xơ và khoáng chất, axit béo Omega 3,…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa những đồ ăn thức uống có khả năng cản trở quá trình phục hồi sức khỏe, tăng nguy cơ biến chứng như rượu, bia, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nội tạng động vật,…
Luyện tập sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thực hiện ra sao là câu hỏi lớn với nhiều người bệnh. Để giúp xương khớp, đĩa đệm hoạt động linh hoạt trở lại, người bệnh nên có chế độ luyện tập phù hợp, đúng cách.
Các động tác rèn luyện xương khớp cần được thực hiện từ từ và phù hợp với từng thời điểm, cụ thể như:
- 12 giờ sau khi mổ: Người bệnh nên nằm ngửa trên giường và luyện tập thở bằng bụng. Khi thở nên để hai tay lên bụng, còn hai chân co lên rồi chống thẳng. Luyện tập cách thở đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và làm lưu thông khí huyết trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh chú ý tránh có động tác mạnh, hạn chế vận động ở thời điểm này.
- Hai ngày sau mổ: Lúc này cơ thể người bệnh đã bớt mệt mỏi và bớt đau. Mặc dù chưa thể đi lại như bình thường, nhưng bệnh nhân có thể thực hiện động tác duỗi gập khớp gối, tay, nằm nghiêng trái, phải để giúp xương khớp linh hoạt.
- Từ ngày thứ ba sau mổ: Người bệnh hãy tập vận động cơ thể bằng các động tác nhẹ nhàng như thõng chân ở mép giường, đi lại chậm rãi, kết hợp với người thân để thực hiện thao tác đứng lên ngồi xuống.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm và được xuất viện, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh tại nhà như:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi kết hợp luyện tập nhẹ nhàng, từ từ, tránh động tác mạnh hoặc cúi gập người đột ngột. Sau khoảng 3 tháng, người bệnh có thể luyện tập với các bài tập như đạp xe, yoga, đi bộ,….
- Không làm việc quá sức, đặc biệt với những công việc mang vác nặng để tránh tổn thương đĩa đệm và xương khớp.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều lượng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Chủ động tham gia các lớp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng xương khớp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.
- Đeo đai cổ hoặc lưng tùy từng vị trí mổ. Điều này giúp cố định vùng đĩa đệm sau mổ, hạn chế lực tác động và định hình cột sống sau mổ, tránh các lực tác động lên đĩa đệm gây tổn thương
- Lắng nghe cơ thể, nếu thấy có những triệu chứng bất thường như tê nhức, đau thắt, khó di chuyển,… cần thông báo ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
- Cân bằng dinh dưỡng phù hợp giúp phục hồi xương khớp, tăng cường sức khỏe ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại. Đặc biệt, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, chế biến thực phẩm tránh sử dụng nhiều muối, đường,…
- Giữa tinh thần thỏa mái, thư giãn để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe được tốt nhất.
Như vậy để thấy, phục hồi sức khỏe sau khi mổ thoát vị đĩa đệm đóng vai trò quan trọng như “đòn bẩy” để giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Bởi vậy, nếu bạn muốn sớm thoát khỏi đau nhức sau khi phẫu thuật xương khớp thì hãy tích cực cải thiện sức khỏe từng ngày.
Hy vọng, với chia sẻ về chế độ ăn dinh dưỡng và sinh hoạt trên đây sẽ giúp người bệnh xây dựng được lối sống sinh hoạt lành mạnh phù hợp.
ArrayArrayBạn có thể chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!