Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433
Dị Ứng Son Môi Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Tin tức

Dị Ứng Son Môi Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả


Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Son môi là loại mỹ phẩm không thể thiếu của chị em hiện nay bởi nó giúp khuôn mặt của phái đẹp trông rạng rỡ và cuốn hút hơn. Tuy nhiên trong thành phần của son môi cũng có chứa các chất hóa học có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong đó, dị ứng son môi là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang phải ứng lại các các thành phần có trong loại mỹ phẩm này. Vậy hiện tượng dị ứng này do đâu? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dị ứng son môi?

Dị ứng son môi là tình trạng da bị dị ứng với loại son bạn đang dùng. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với với các thành phần của son môi.

Khi bị dị ứng son môi, cơ thể người bệnh sẽ tự sinh ra các kháng thể gây hiện tượng dị ứng xung quanh vùng môi như: sưng, ngứa hoặc lở loét,…

Dùng son có chất lượng kém dễ bị dị ứng
Dùng son có chất lượng kém dễ bị dị ứng

Có nhiều nguyên nhân khiến môi bạn bị dị ứng với son. Vì thế, bạn cần nắm được để phòng tránh tình trạng này một cách tốt nhất.

Cơ địa nhạy cảm

Trên cơ thể, môi cũng là một vị trí nhạy cảm do sở hữu làn da khá mỏng. Chính vì vậy, bạn vẫn có thể bị dị ứng với một vài thành phần của son khi sử dụng.

Đôi khi việc bạn đầu tư một thỏi son đắt tiền không đồng nghĩa với việc nó phù hợp với làn môi nhạy cảm của bạn.

Bên cạnh đó, việc tự chế son handmade vẫn không thật sự an toàn tuyệt đối nếu các nguyên liệu không thực sự phù hợp hoặc có chất kích ứng với làn da.

Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất cứ loại son nào.

Dùng son kém chất lượng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mỹ phẩm giả nhái, kém chất lượng đem đến nhiều tác hại cho người tiêu dùng.

Chất lượng son kém cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị dị ứng son môi.

Trong đó, việc dùng các thành phần kim loại, hương liệu, hay phẩm màu hóa học vượt mức cho phép, có thể khiến môi bị kích ứng nghiêm trọng.

Nếu sử dụng trong thời gian dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Sử dụng son quá hạn sử dụng

Son môi là sản phẩm được tổng hợp giữa nhiều chất khác nhau. Do đó, khi quá hạn sử dụng, những chất này có thể bị biến chất. Từ đó, dễ gây ra tình trạng bị dị ứng.

Biểu hiện dị ứng son môi thường gặp

Các triệu chứng dị ứng son môi thường xuất hiện khá sớm nhưng ít được chú ý. Thậm chí, bạn có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thời tiết,…

Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chữa trị. Tùy theo từng mức độ dị ứng, sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

  • Môi bị xỉn màu hoặc thâm dần theo thời gian: Dấu hiệu này cho thấy môi bạn đã bị nhiễm độc với các thành phần kim loại trong son như đồng, chì, kẽm,..
  • Môi bị khô kèm theo nứt nẻ, bong tróc: Các thành phần cồn hoặc hương liệu tổng hợp sẽ khiến môi bị mất nước gây ra tình trạng nứt nẻ, da bong tróc nghiêm trọng.
Môi bị mưng mủ do dị ứng son môi
Môi bị mưng mủ do dị ứng son môi
  • Môi bị ngứa rát: Khi bị dị ứng, môi sẽ trở nên ngứa rát, đau đớn, cảm giác khó chịu khi nói chuyện hoặc ăn uống. Việc dùng tay chạm lên môi và gãi khiến môi dễ bị viêm hoặc nhiễm khuẩn nặng hơn.
  • Môi sưng, tấy đỏ: Đây là dấu hiệu cho thấy chứng tổn thương ở mô môi. Mức độ nhẹ hay nghiêm trọng còn phụ thuộc vào các thành phần có trong son môi và thời gian sử dụng.
  • Nổi mụn nước li ti quanh rìa môi: Xung quanh môi hoặc trong lòng môi sẽ xuất các mụn nước li ti do son chứa nhiều tinh dầu hoặc cồn, khiến da bị kích thích, dẫn đến ngứa ngáy và nổi mụn nước.
  • Môi chảy máu và mưng mủ: Nếu tình trạng dị ứng nặng, môi có thể sẽ bị mưng mủ, sưng lớn hoặc chảy máu.

Dị ứng son môi không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

Bên cạnh đó, bệnh lý này còn tác động nhiều đến ngoại hình, cũng như cản trở trong việc giao tiếp hằng ngày.

Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, có thể gây phiền toái trong việc ăn uống, khiến sức khỏe giảm sút.

Ngoài ra, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí điều trị để trạng thái môi được phục hồi như ban đầu.

Do đó, khi có bất cứ triệu chứng kích ứng sau khi sử dụng son môi, bạn nên dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn.

Cách trị môi bị dị ứng với son hiệu quả

Khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay. Kế tiếp, dùng nước lạnh để rửa trôi các tạp chất trên môi và sát khuẩn lại với nước muối loãng.

Sau đó bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng môi một cách nhanh nhất.

Cách trị dị ứng son môi tại nhà

Nếu tình trạng dị ứng ở mức độ nhẹ, điều trị bằng phương pháp tự nhiên luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

Giảm sưng bằng đá lạnh

Dùng đá lạnh để giảm sưng, giảm viêm là một cách làm hiệu quả. Việc chườm đá còn giúp cầm được máu khi môi bị nứt nẻ quá mức.

Chườm đá giúp giảm sưng viêm
Chườm đá giúp giảm sưng viêm

Cách làm:

  • Bỏ đá vào khăn mềm, sau đó chườm nhẹ vào môi khoảng 5 – 10 phút.
  • Ngưng 10 phút rồi tiếp tục chườm.
  • Bạn có thể thực hiện lặp lại cách này sau vài giờ nếu cần thiết.

Lưu ý: Không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên môi. Điều này sẽ khiến môi bị tê và đau nhức hơn

Làm dịu vết thương bằng nước ấm

Ngoài thúc đẩy tốt quá trình tuần hoàn, nước ấm còn giúp giảm sưng và dịu đi vết thương một cách hiệu quả.

Cách làm:

  • Bạn sử dụng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước ấm.
  • Vắt khô sau đó đặt khăn lên môi khoảng 5 – 10 phút.
  • Bạn có thể thực hiện lặp lại cách này sau 1 giờ nếu cần thiết.

Trị dị ứng son môi bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu rõ rệt các triệu chứng ngứa. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ trong việc hồi phục tổn thương một cách hiệu quả.

Cách làm:

  • Dùng ít mật ong nguyên chất bôi lên vùng da môi bị dị ứng.
  • Để yên từ 25 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.

Trị dị ứng son môi bằng nha đam

Gel nha đam sở hữu tính mát, có tác dụng giảm sưng viêm một cách hiệu quá. Ngoài ra, loại gel này còn chứa nhiều vitamin, rất tốt cho việc hồi phục da bị tổn thương.

Cách làm:

  • Dùng thìa nạo gel trong lá rồi thoa lên môi.
  • Khi gel khô, bạn thoa tiếp một lớp khác, làm liên tục khoảng 5 – 8 lần.
  • Sau đó rửa sạch lại với nước.

Cách trị môi bị dị ứng với son bằng thuốc

Thuốc Tây sẽ giúp các triệu chứng dị ứng được cải thiện nhanh chóng so với các phương pháp tự nhiên. Một số loại thuốc như:

  • Bôi thuốc giảm sưng và kháng viêm có chứa corticosteroid như mouthepaste, orrepaste…
  • Thuốc kháng histamin để giảm ngứa, chống dị ứng, cung cấp vitamin dưỡng môi như B2, PP…
  • Corticosteroid dạng uống để giảm dị ứng nặng, môi sưng phồng nhiều, bạn có thể uống.
  • Bôi dưỡng môi bằng Vaselin thường xuyên.
Sử dụng thuốc trị dị ứng son môi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc trị dị ứng son môi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý: Sử dụng thuốc trị dị ứng son môi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua và dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng trở nặng hơn.

Các phòng tránh dị ứng son môi

Dị ứng do son môi có tác động xấu đối với sức khỏe, công việc cũng như cuộc sống hằng ngày.

Vì thế, để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Sử dụng những loại son môi của các thương hiệu uy tín, chất lượng.
  • Ưu tiên sử dụng những loại son môi có chứa các thành phần từ thiên nhiên.
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang hoặc che chắn mặt cẩn thận.
  • Khi môi có các dấu hiệu bất thường, hãy ngưng sử dụng loại son đang dùng.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về cách chữa trị và phòng tránh dị ứng son môi. Trường hợp, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Click đọc ngay:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *