Tin tức

Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Và Những Điều Người Bệnh Cần Biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng rất nguy hiểm cho cơ thể. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh sử dụng thuốc hoặc sau vài giờ thậm chí là vài ngày. Hiện tượng dị ứng thuốc kháng sinh nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy triệu chứng dị ứng thuốc là gì? Nên điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Kháng sinh là chất kháng khuẩn được tạo bởi chủng vi sinh vật làm ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.

Đây là nhóm thuốc quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới người bệnh mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Đặc biệt, với những bệnh lí nhiễm khuẩn thì vai trò của thuốc kháng sinh càng được nâng cao.

Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc quan trọng nhưng có thể gây dị ứng
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc quan trọng nhưng có thể gây dị ứng

Dị ứng thuốc kháng sinh là hiện tượng gây hại cho cơ thể khi dùng thuốc. Các phản ứng này có thể xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc, hoặc sau vài ngày, vài tuần. Thậm chí, có người bị dị ứng khi đã ngưng thuốc.

Tuy nhiên, thời điểm dị ứng phổ biến nhất là tuần đầu sử dụng. Khi đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh nhạy cảm nhất, dễ gây dị ứng nhất.

Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở hai dạng là:

  • Phản ứng ngay lập tức (thường qua IgE)
  • Phản ứng quá muộn (thường không qua IgE hoặc qua tế bào T)

Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?

Theo các bác sỹ chuyên khoa, dị ứng thuốc kháng sinh sẽ hết sau 5 – 7 ngày vì đó là thời gian để cơ thể loại bỏ toàn bổ chất độc ra bên ngoài.

Tuy nhiên, thời gian khỏi nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ dị ứng, cách cơ thể phản ứng với thuốc, cấp độ dị ứng,…

Với những người bị dị ứng thuốc nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài cả tháng, thậm chí là vài tháng. Vì thế, cần có biện pháp xử lí kịp thời để tình hình không tiến triển nặng, có thể gây nguy hiểm.

Dị ứng thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thông thường, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ngứa ngáy sẽ khiến người bệnh rất khó chịu, khó tập trung làm việc, từ đó công việc, cuộc sống bị đảo lộn.

Người dị ứng ở mức độ nặng dẫn đến sốc phản vệ là một mức độ rất nguy hiểm. Tình trạng này nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong.

Do đó, ngay khi có những dấu hiệu của số phản vệ, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Với người dị ứng gặp gặp hội chứng Stevens – Johnson, tuy là ít gặp (2/1.000.000 người) nhưng nó vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Theo thống kê, tỉ lệ tử vong do mắc hội chứng này rất cao, lên đến 5-30%.

Đối tượng, nhóm thuốc dễ gây dị ứng

Không phải đối tượng nào cũng có thể bị dị ứng, cũng không phải nhóm thuốc nào cũng gây dị ứng. Cụ thể như sau:

Đối tượng dễ dị ứng thuốc kháng sinh

Những người gặp phải vấn đề dị ứng thuốc thường thuốc nhóm đối tượng như:

  • Người tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người có tiền sử gia đình gặp phải hiện tượng này.
  • Dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc thuốc đã biến đổi hình dạng, màu sắc.
  • Người bị dị ứng với lông động vật, dị ứng với phấn hoa.
  • Người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm, người mắc các bệnh lý về đường hô hấp, người bị thấp khớp, người bị thần kinh,…

Nhóm thuốc nào có thể gây dị ứng?

Có rất nhiều nhóm thuốc kháng sinh khác nhau, tuy nhiên không phải thuốc nào cũng gây ra hiện tượng này.

Mỗi nhóm thuốc có thể tác động đến cơ thể khác nhau, và hai nhóm thuốc sau dễ gây hiện tượng dị ứng hơn so với những nhóm khác:

  • Nhóm penicillin ngăn ngừa các vi khuẩn, virus: Nhóm này gốm các loại như thuốc amoxicillin, thuốc ampicilin, thuốc oxacillin,…
  • Nhóm cephalosporin chống nhiễm trùng: Nhóm này những loại như thuốc cefixime, thuốc cefaclor, thuốc cefazolin,…

Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị dị ứng với thuốc kháng sinh, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sau:

Triệu chứng dị ứng nhẹ

Khi bị dị ứng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Da nổi các nốt mẩn đỏ, gây hiện tượng ngứa gáy, bong tróc
  • Da bị sưng lên, những vết sưng đỏ hoặc mề đay xuất hiện
  • Người bệnh có hiện tượng khó thở, đau bụng, tiêu chảy.
Dị ứng thuốc có thể gây mẩn đỏ, chóng mặt, thậm chí là sốc phản vệ
Dị ứng thuốc có thể gây mẩn đỏ, chóng mặt, thậm chí là sốc phản vệ

Biểu hiện dị ứng nặng

Khi bị dị ứng thuốc kháng sinh ở mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Da bị phồng rộp thậm chí là bong tróc gây mất thẩm mĩ, khó chịu, ngứa ngày.
  • Gây ảnh hưởng về thị lực khi mắt bị sưng và ngứa.
  • Một số người gặp phải tình trạng hoại tử ở tầng thượng bì, hoặc gặp hội chứng Stevens – Johnson.

Triệu chứng sốc phản vệ

Ở mức độ nặng nhất, người dị ứng thuốc kháng sinh có thể bị sốc phản vệ với các dấu hiệu điển hình như:

  • Cổ họng nghẹn ứ, đau, khó nuốt.
  • Cảm thấy khó thở, không thở được; thở khò khè.
  • Toàn thân tím tái, ngứa ran.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Tuần hoàn bị suy giảm.

Nguyên nhân dị ứng thuốc kháng sinh

Trong cơ thể có sẵn một chất Histamine (là máu hoặc các mô liên kết tĩnh điện). Khi một chất lạ đi vào cơ thể (nhất là với người dị ứng thuốc) thì dây nối tĩnh điện này sẽ bị cắt đứt và phóng thích histamine.

Việc này sẽ khiến dược lực của thuốc tác dụng lên hệ tuần hoàn khiến tĩnh mạch bị giãn và các triệu chứng dị ứng thuốc xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng với thuốc nhưng chủ yếu là do:

  • Di truyền

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái thông qua di truyền. Theo đó, nếu cha mẹ bị dị ứng với thuốc thì khả năng con cái cũng bị lên đến 50%; ngược lại, nếu cha mẹ không bị, thì tỉ lệ con cái bị chỉ 10%.

  • Thuốc quá hạn sử dụng

Một số thuốc khi hết hạn sử dụng thì nó có thể biến thành một chất khác, gây ngộ độc. Khi bạn uống vào, có thể gặp một số triệu chứng như dị ứng thuốc.

  • Tự ý mua thuốc điều trị

Rất nhiều người, khi bị bệnh, thay vì thăm khám bác sĩ thì họ tự ý mua thuốc ở ngoài về dùng. Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không đúng công dụng sẽ là nguyên nhân gây dị ứng.

Cách chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh

Chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện, triệu chứng của người bệnh để đưa ra kết luận ban đầu.

Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về lí lịch bệnh sử, các loại thuốc đang dùng, thời gian sử dụng và liều lượng cụ thể.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán dị ứng thuốc
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán dị ứng thuốc

Tiếp đó, người bệnh sẽ được thăm khám cận lâm sàng thông qua một số xét nghiệm cụ thể:

  • Xét nghiệm máu

Máu được lấy từ bàn tay, cánh tay hoặc tĩnh mạch. Thông qua xét nghiệm này, các chỉ số cận lâm sàng sẽ cho biết chính xác người bệnh bị dị ứng với thuốc gì.

  • Test áp bì (patch test)

Bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ thuốc kháng sinh lên da của người bệnh, dán lên đó miếng dán cố định. Sau hai ngày, nếu da xảy ra phản ứng thì sẽ có kết luận về việc dị ứng với thuốc kháng sinh.

  • Test lẩy da (skin prick test)

Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc kháng sinh lên cẳng tay người bệnh và chờ xem phản ứng của nó như thế nào.

  • Kiểm tra kích thích (provocation testing)

Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng lượng thuốc kháng sinh nhiều hơn gấp 3 lần để xác định sự quá mẫn của cơ thể với thuốc.

Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Dị ứng thuốc kháng sinh nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm tìm cách khắc phục.

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng của dị ứng thuốc, người bệnh cần:

  • Ngừng ngay loại thuốc đang sử dụng: kể cả thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi hay thậm chí là thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
  • Nếu trường hợp bị dị ứng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc chống dị ứng để giảm những triệu chứng. Đó là cách trị dị ứng thuốc tại nhà mà bạn có thể thực hiện.
  • Trường hợp dị ứng nặng như phát ban, khó thở, sốc phản vệ,… người bệnh ngay lập tức cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ có cách xử lí kịp thời.
Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời
Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời

Với trường hợp bị khó thở, khàn tiếng, phát ban, sốc phản vệ, tim đập nhanh, mất ý thức,…, người bệnh cần:

  • Không tiếp tục sử dụng loại thuốc đang dùng;
  • Có thể dùng epinephrine tự động tiêm vào bắp thịt đùi phía ngoài của người bệnh. Nếu tiêm lần 1 người bệnh không đỡ thì 5 phút sau tiêm lần 2.
  • Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, chân kê cao, đầu để thấp. Nếu bệnh nhân bị ói, nôn mửa thì thay đổi tư thế cho nằm nghiêng hoặc nếu dậy (nếu có thể).
  • Sau đó, đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và cấp cứu. Chú ý, tuyệt đối không để bệnh nhân ở một mình trong thời gian chờ đưa đi cấp cứu.

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Có thể thấy, thuốc kháng sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tính mạng người bệnh. Vì thế, cần có những biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra, hạn chế những rủi ro.

Một số biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc có thể tham khảo như:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh để chữa dị ứng thuốc kháng sinh.
  • Không dùng thực phẩm gây dị ứng để hạn chế nguy cơ sốc phản vệ.
  • Dùng thuốc kháng sinh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Dùng đúng thuốc, đúng liều, không tự ý dừng thuốc, bỏ thuốc, đổi thuốc.
  • Khi đến bệnh viện, cần nói cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng của bản thân để được kê thuốc phù hợp.
  • Học cách tiêm epinephrine tự động để có thể sử dụng trong trường hợp cần.

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng thường gặp nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, thậm chí là tính mạng.

Do đó, khi có dấu hiệu của dị ứng thuốc, cần có những biện pháp xử lí tại chỗ hợp lí và đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lí kịp thời.

Click đọc ngay:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *