Chữa Chàm Bằng Cây Chó Đẻ Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Cây chó đẻ là một loại dược liệu dân gian có chứa nhiều dược chất, được dùng để chữa bệnh gan, mụn nhọt, đau mắt, xơ gan, hậu sản và cả bệnh chàm da. Nguyên liệu này giúp làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, diệt khuẩn và tăng tốc độ phục hồi da. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách điều trị bằng phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về mẹo chữa chàm bằng cây chó đẻ.
Tác dụng điều trị bệnh chàm từ cây chó đẻ
Bệnh chàm eczema là một căn bệnh da liễu thường gặp. Người bệnh có thể áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau như dùng thuốc Tây y, Đông y, kem bôi da, mẹo dân gian… Tùy theo từng trường hợp cụ thể và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trong đó, chữa chàm bằng cây chó đẻ là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Nguyên nhân là bởi mẹo điều trị này rất an toàn, đơn giản, dễ thực hiện lại không tốn chi phí. Loại cây này thường được mọc hoang trên các cánh đồng hoặc ở khu vực miền núi.
Sở dĩ cây chó đẻ được dùng để điều trị bệnh chàm là do trong thành phần của cây chó đẻ còn có rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đem đến rất nhiều công dụng hữu ích như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu: Cây chó đẻ chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, alkaloid, tamin, phyllanthin, phenol, tritecper, axit hữu cơ và nhiều thành phần khác… Những chất này đều có khả năng tiêu viêm, giảm ngứa, chống oxy hóa, giúp làn da mềm mại, giảm bong tróc, tăng tốc độ phục hồi và tái tạo da.
- Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài: Cây chó đẻ có tính sát khuẩn cao, giúp người bệnh hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Nhờ vậy làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da liễu khiến bệnh chàm ngày một nặng hơn.
- Giúp giảm đau: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cây chó đẻ có tác dụng giảm đau mạnh gấp 3 lần so với thuốc Morphin và gấp 4 lần so với Indomethacin. Tác dụng giảm đau được xác định là do loại cây này có chứa hỗn hợp steroid (beta-sitosterol, stigmasterol), ester ethyl và acid gallic. Điều này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau rát, khó chịu do bệnh chàm gây ra.
- Những công dụng khác: Trong Đông y, cây chó đẻ còn nổi tiếng với công dụng giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, thanh nhiệt. Loại dược liệu này sẽ giúp bạn nhanh chóng đào thải các chất độc tích tụ dưới da, giúp làn da khỏe mạnh, mềm mịn hơn.
Cách chữa chàm bằng cây chó đẻ phổ biến nhất
Theo y khoa, cây chó đẻ có 3 loại khác nhau, tuy nhiên không phải loại nào cũng dùng để làm thuốc chữa bệnh, cụ thể như:
- Diệp hạ châu ngọt: Theo y học ghi chép, cây có gốc màu đỏ đậm, thân cây có màu khô cứng đỏ, lá cây dày, cây có vị ngọt. Loại cây này cũng có dược tính, tuy nhiên không đủ mạnh. Do đó người ta không dùng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh.
- Diệp hạ châu xanh đậm: Cây thuốc có đặc điểm là thân to, những nhánh mọc không liền kề, rời rạc. Cây có chóp nhọn và có thân màu xanh đậm. Loại này không được dùng để làm thuốc mặc dù nó cũng có tác dụng diệt khuẩn.
- Diệp hạ châu đắng (chó đẻ răng cưa): Thân cây ngắn, ít phân nhánh, nếu có thì nhánh rất ngắn. Cây có lá màu xanh nhạt, thường có kích thước ngắn và mỏng mảnh hơn. Loại này có dược tính mạnh nhất, vị đắng, tính mát thường được sử dụng làm thuốc giúp tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, lợi tiểu, thông huyết mạch. Tuy nhiên loại cây này lại có chứa độc tố khá mạnh. Do đó khi sử dụng để chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Với bài thuốc chữa chàm bằng cây chó đẻ, bạn cần dùng loại cây có răng cưa. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, ngoài đồng ruộng hoặc ven đồi nên rất dễ tìm thấy. Trong trường hợp bạn không có khả năng phân biệt các loại cây thuốc thì nên tìm đến các hiệu thuốc Đông y hoặc tiệm thuốc Nam để mua được loại dược liệu này.
Cách chữa chàm bằng cây chó đẻ tại nhà rất đơn giản, người bệnh có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị 1 nắm cây chó đẻ răng cưa và một ít muối hạt.
- Bước 2: Đem rửa sạch cây chó đẻ đã chuẩn bị rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 3: Cho cây chó đẻ vào cối giã nhuyễn hoặc vò nát dược liệu.
- Bước 4: Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch, sau đó lau khô lại với khăn bông mềm.
- Bước 5: Chà nhẹ dược liệu vừa chuẩn bị lên vùng da bị bệnh, nếu bị chàm ở tay chân có thể dùng gạc băng lại.
- Bước 6: Khoảng 15 – 20 phút sau bạn rửa lại với nước sạch và lau khô là được.
- Mỗi ngày bạn thực hiện phương pháp trên khoảng 1 – 2 lần, kiên trì trong ít nhất 2 tuần liên tiếp để đạt được hiệu quả chữa bệnh như ý.
Có thể thấy, phương pháp chữa chàm bằng cây chó đẻ mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao. Tuy nhiên mẹo dân gian này chỉ thích hợp sử dụng cho những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát. Đối với những người bị bệnh nặng, bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi dùng cây chó đẻ chữa bệnh chàm
Phương pháp chữa chàm bằng cây chó đẻ mang lại hiệu quả tốt là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên cách làm này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Bài thuốc chữa chàm bằng cây chó đẻ chỉ được áp dụng để điều trị ngoài da nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ do loại dược liệu này mang lại.
- Tuyệt đối không dùng cây chó đẻ để sắc lấy nước uống trị bệnh. Bởi trong thành phần của cây chó đẻ có chứa rất nhiều độc tính. Nó có thể phá vỡ hồng cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Nếu người bệnh muốn sử dụng cây chó đẻ để làm thuốc uống cần phối hợp với các vị thuốc khác thơ đơn thuốc của các bác sĩ Đông y. Lúc này, hàm lượng trong bài thuốc đã được bác sĩ gia giảm cẩn thận, đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.
- Người bị tỳ vị hư hàn không nên sử dụng dược liệu này. Bởi cây chó đẻ có tính mát, với những người có hệ tiêu hóa không tốt sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai nên bỏ qua cách chữa này bởi cây chó đẻ có thể gây co mạch máu và tử cung, dễ gây trụy thai, ảnh hưởng đến khả năng mang thai, gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
- Không áp dụng cách chữa chàm bằng cây chó đẻ cho những người có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp. Bởi chúng có thể ăn mòn hồng cầu dẫn đến sự bất ổn định trong máu. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
- Vùng da cần điều trị chàm hoặc trị chàm sữa phải được làm sạch và lau khô cẩn thận trước khi đắp thuốc từ cây chó đẻ lên. Nếu da quá khô hoặc quá ướt cũng đều sẽ làm suy giảm tác dụng của bài thuốc đắp.
- Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, bạn cần rửa sạch thảo dược một cách kỹ lưỡng. Tốt nhất bạn nên ngâm cây chó đẻ trong nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại, tránh bị bội nhiễm.
- Trước khi dùng cây chó đẻ chữa bệnh chàm, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không được sự đồng ý từ người có chuyên môn bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng.
- Trong quá trình trị bệnh bằng cây chó đẻ, nếu gặp phải bất cứ triệu chứng khác thường nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Sau đó nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và tư vấn cách điều trị kịp thời, phù hợp.
- Người bệnh có thể tham khảo thêm cách trị chàm bằng búp bàng, lá ổi, dầu oliu, lá khế,…. để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Cách chữa chàm bằng cây chó đẻ tuy mang lại hiệu quả tốt nhưng bạn tuyệt đối không được tự ý áp dụng. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng. Chúc bạn có thể áp dụng thành công và mau chóng khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!