Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở những bé có cơ địa dị ứng sẽ dễ tái phát nhiều lần khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khó điều trị dứt điểm, vì vậy gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là thuật ngữ đề cập tới tình trạng viêm niêm mạc mũi, đặc trưng với các triệu chứng như tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… Tình trạng này xảy ra do phản ứng trung gian IGE của cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Tùy vào từng tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, các triệu chứng có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm sau điều trị.
Mặc dù căn bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các loại viêm mũi, đồng thời cũng là loại dị ứng phổ biến nhất trong các rối loạn về dị ứng.
Theo nghiên cứu và khảo sát thực tế, hiện nay trên thế giới có khoảng 20% dân số đang gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 12%, tuy nhiên có xu hướng gia tăng do các yếu tố như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự xuất hiện của các kháng nguyên lạ,… Các thống kê cũng cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh trên.
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em về cơ bản có 2 dạng:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thông thường tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ diễn ra quanh năm, tuy nhiên sẽ nghiêm trọng và thường xuyên hơn vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng.
- Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ: Đây là tình trạng viêm mũi dị ứng do các tác nhân môi trường gây ra. Nguyên nhân do lúc này trong không khí chứa nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá,… vì vậy dễ gây nên tình trạng hắt hơi và chảy nước mũi liên tục ở trẻ.
Khi mới bắt đầu, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em chỉ xuất hiện với triệu chứng nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị đúng đắn, bệnh rất dễ chuyển biến thành nhiều bệnh lý đường hô hấp khác nghiêm trọng hơn. Điển hình như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa,… khó điều trị hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ em?
Khi tế bào niêm mạc gặp tác nhân gây kích thích, hoặc tế bào miễn dịch gặp tác nhân dị ứng kích thích sẽ làm sản sinh ra các chất khiến mạch máu trong niêm mạc mũi dãn ra. Từ đó dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi sưng lên và nghẹt mũi ở trẻ. Bên cạnh đó, tế bào niêm mạc cũng tiết ra nhiều chất nhầy trong, gây ra tình trạng sổ mũi và ngứa mũi, làm bé hắt hơi nhiều lần.
Tình trạng này ở trẻ thường do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh: Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ thường gặp là lông động vật, khói bụi, phấn hoa, không khí lạnh, hóa chất,… Đây không chỉ là căn nguyên làm khởi phát chứng bệnh mà còn khiến tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng không dứt nếu thường xuyên tiếp xúc phải.
- Điều trị viêm mũi dị ứng không đúng cách: Tình trạng viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên việc kiểm soát chứng bệnh hiệu quả không phải điều đơn giản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị không đúng sẽ làm tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, thậm chí là trở nặng rất nhiều.
- Điều trị không kết hợp với chăm sóc: Việc chăm sóc đúng cách cho bé bị viêm mũi dị ứng vô cùng quan trọng. Bởi nếu quan tâm đến việc điều trị nhưng không chăm sóc, bảo vệ đúng cách, bé vẫn có khả năng tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc,… hoặc thường xuyên bị nhiễm lạnh sẽ khiến tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài hơn.
- Do bệnh mãn tính: Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng phát triển nặng hơn. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm cũng có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng mãn tính. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ kéo dài, gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần trẻ nhỏ.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng phổ biến ở trẻ em
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu kéo dài, các triệu chứng bệnh cũng tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường. Một số biểu hiện điển hình của bệnh này như sau:
- Trẻ hắt hơi liên tục thành những tràng dài, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy.
- Nghẹt mũi liên tục dẫn đến tình trạng thở khò khè, thậm chí một số trường hợp nặng bé còn bị khó thở và ngừng thở.
- Trẻ thường xuyên ngứa mũi, chảy nước mũi thành từng dòng khó chịu.
- Một số bé nhỏ hơn thì gặp phải tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.
- Còn có nhiều trường trường hợp khác thì xuất hiện triệu chứng chảy máu cam, đau đầu.
- Thông thường các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài khoảng vài ngày, hoặc một tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nặng hơn, phải có sự hỗ trợ của thuốc mới khỏi được.
- Đặc biệt trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ bữa, bỏ bú, nhiều phụ huynh chưa có kinh nghiệm rất khó nhận biết triệu chứng bệnh hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn tới lựa chọn sai phương pháp và việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.
Tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em được các chuyên gia đánh giá là không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các bé. Điển hình như:
Chậm phát triển về cả thể chất và trí não: Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, hơn nữa thường xuyên quấy khóc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, khiến con chậm lớn, suy nhược và trí não kém phát triển hơn bình thường.
Các biến chứng khác: Bệnh viêm mũi dị ứng ở bé nếu để lâu dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ngoài các triệu chứng khó chịu như trên, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, hay hen suyễn,…
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như thế nào là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, tình trạng bệnh thường nặng hơn và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần khiến bé khó chịu. Cùng tìm hiểu một số phương pháp chữa trị tốt nhất tình trạng này trong bài viết dưới đây:
Thuốc Tây trị bệnh
Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc Tây là giảm các triệu chứng xuống mức tối thiểu và lựa chọn được loại hiệu quả mà ít tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe của trẻ. Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc, các mẹ có thể tham khảo một số loại phổ biến dưới đây:
- Thuốc kháng sinh: Các bạn chỉ sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng kháng sinh trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng hoặc bị bội nhiễm, nhiễm trùng hoặc có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường sẽ bao gồm các loại thuốc như Amoxicillin hoặc Cefuroxim,…
- Thuốc xịt viêm mũi dị ứng cho trẻ: Loại thuốc này có khả năng loại bỏ nhanh các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi bằng cách xịt thẳng vào trong hốc mũi, đem đến tác dụng trực tiếp tại chỗ. Ba mẹ cũng chỉ sử dụng thuốc xịt cho con trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm thông dụng nhất được các bác sĩ kê đơn cho trẻ gồm có Rhinocort, Flixonase hoặc Pivalone,… Chúng mang lại tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm giảm nhanh các phản ứng viêm ở niêm mạc mũi.
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em từ xưa đã được nhiều người áp dụng do mang lại hiệu quả tương đối tốt, lại an toàn, tiện lại. Cụ thể:
Nước ép tỏi
Trong tỏi chứa một lượng kháng sinh khá lớn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, cũng như hỗ trợ giảm sưng viêm niêm mạc mũi hiệu quả. Vì vậy, trong trường hợp bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, cách điều trị tốt nhất là dùng nước ép tỏi.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi đem rửa sạch rồi lột vỏ 4 – 5 nhánh.
- Nghiền tỏi lấy nước cốt, bỏ bã.
- Lấy tăm bông thấm dung dịch nước cốt tỏi vào hai lỗ mũi.
- Giữ nguyên nước cốt tỏi trong mũi từ 5 – 10 phút, rồi dùng khăn giấy vệ sinh lại.
- Phương pháp này phù hợp áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, không gây biến chứng hay tác dụng phụ nguy hiểm.
Xông mũi bằng ngải cứu
Các nghiên cứu cho thấy trong ngải cứu chứa Artemisinin – một loại chất kháng viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt với những bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp áp dụng cách xông hơi sẽ giúp đường mũi họng thông thoáng hơn, từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi và ngứa mũi.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên các bạn đem lá ngải cứu già rửa sạch, rồi đập nát.
- Tiếp theo dùng đun với nước cho đến khi nước chuyển màu.
- Chùm khăn và thực hiện xông hơi từ 10 – 15 phút.
- Sau đó xì mạnh từng bên mũi để các tạp chất được đẩy ra ngoài.
Vệ sinh với nước muối sinh lý
Trong trường hợp bé bị viêm mũi dị ứng, các bạn có thể vệ sinh sạch khoang mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối ấm. Phương pháp này khá đơn giản và dễ thực hiện bằng cách mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc.
Cách thực hiện:
- Các bạn dùng xi lanh bơm nước muối trực tiếp vào khoang mũi.
- Bố mẹ để đầu bé nghiêng sang một bên, sau đó từ từ đưa nước muối vào bên trong.
- Hướng dẫn bé xì mạnh để các tạp chất trôi ra bên ngoài.
- Dùng tăm bông làm sạch các chất còn lại và lau khô.
- Kiên trì thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… cho trẻ.
Bài thuốc Đông y
Theo quan niệm của y học cổ truyền muốn chữa khỏi được tình trạng viêm mũi dị ứng cho trẻ, bạn cần điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Điều này cũng giúp ngăn chặn khả năng tái phát, đồng thời bồi bổ sức khỏe. Cụ thể một số bài thuốc bạn có thể áp dụng để trị bệnh như sau:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Ké đầu ngựa 10g, sinh khương, mã đề, quế chi mỗi vị 12g, bạch chỉ 4g, bèo tai tượng 8g, đại táo 3 quả.
Cách thực hiện:
- Bạn đem rửa sạch các vị thuốc trên, rồi để ráo nước.
- Đem sắc thuốc cùng với 600ml.
- Nước thuốc thu được chia ra uống 2 lần/ngày, tốt nhất khi sử dụng vào thời điểm trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Hoàng kỳ, xuyên khung, khương hoạt, phòng phong mỗi vị 12g, bạch chỉ, bạch truật 4g, quế chi 8g, cam thảo 4g.
Cách thực hiện:
- Các bạn đem thuốc sắc cùng với lượng nước vừa phải.
- Nước thuốc thu được chia làm 2 lần sử dụng sau ăn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng trẻ em
Tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em rất khó điều trị dứt điểm, hơn nữa lại dễ tái phát. Chính vì vậy, các bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho con, cũng như phòng ngừa tình trạng này.
Dưới đây là một số khuyến cáo từ chuyên gia trong quá trình điều trị và dự phòng cho trẻ bị viêm mũi dị ứng:
- Các bạn chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và có hàm lượng khoáng chất cao. Đặc biệt với những bé còn đang bú mẹ thì người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho chính mình.
- Thường xuyên sử dụng máy xông mũi họng để làm sạch mũi cho trẻ. Đồng thời có thể kết hợp xịt rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên, đặc biệt là khi bé ra ngoài về hoặc khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho các bé, nhất là khi đi ra ngoài, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
- Hạn chế để bé tiếp xúc với loại hoa, đặc biệt là loại hoa nhiều phấn dễ phát tán, thú nuôi hay các chất dị nguyên khác,…
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho các con, đồng thời đảm bảo không gian sống của bé luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày, đồng thời hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn, cũng như trước và sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
- Bên cạnh đó nên khuyến khích con uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, đồng thời giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
- Với những bé dưới 3 tháng tuổi đang gặp phải tình trạng viêm mũi, sổ mũi, các bạn nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh phù hợp. Do lúc này, các triệu chứng của bệnh viêm mũi, cảm cúm và các vấn đề về đường hô hấp rất dễ nhầm lẫn.
Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em đã giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh, từ đó biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời cho bé. Ngay khi quan sát thấy những triệu chứng bất thường, tốt nhất ba mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!