Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Là Bệnh Gì, Làm Sao Nhận Biết Và Điều Trị?
Viêm mũi dị ứng mãn tính đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bởi gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, làm sao để nhận biết và cách điều trị như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những vấn đề trên trong bài viết phía dưới đây.
Tìm hiểu viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh gì?
Giải đáp cho thắc mắc của nhiều người, viêm mũi dị ứng mãn tính là gì, chuyên gia cho biết đây cụm từ này dùng để chỉ tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 12 tuần, thường xuyên tái phát và khó điều trị dứt điểm. Bệnh hình thành từ tổn thương niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới do viêm nhiễm gây ra.
Mặc dù viêm mũi dị ứng mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ lây nhiễm và gây dẫn đến nhiều ảnh hưởng với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra với các biểu hiện như mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm trí nhớ,… Nếu không được điều trị tích cực từ sớm có thể kéo theo những vấn đề xấu với sức khỏe.
Những nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng mãn tính
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan mật thiết đến các yếu tố dị nguyên, phản ứng dị ứng và cơ địa của mỗi người. Khác với các tình trạng khác có thể dẫn đến biểu hiện toàn thân, viêm mũi dị ứng chỉ có biểu hiện tại chỗ của hệ hô hấp khi gặp vật lạ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải tác nhân kích ứng bên ngoài gọi là dị nguyên. Khi chúng đi vào cơ thể sẽ đóng vai trò là kháng nguyên, kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để trung hòa, tuy nhiên nếu phản ứng dị ứng này quá mức, kịch liệt có thể dẫn đến rối loạn dị ứng.
Cụ thể các dị nguyên là tác nhân gây viêm mũi dị ứng gồm có:
- Một số loại vi khuẩn chính là tác nhân gây bệnh như H.influenzae (Hib), S.pneumoniae (phế cầu), liên cầu, tụ cầu,….
- Các loại ký sinh trùng như mạt gà, bào tử nấm mốc, mò, bọ chét,…
- Các loại bụi, phấn hoa, hơi hóa chất, vải, lông động vật,…
- Khói từ nhà máy, bếp, thuốc lá, khói đốt,…
- Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, ốc, tôm, thịt đỏ,…
- Khi thời tiết thay đổi, nóng/lạnh đột ngột, ẩm ướt, giao mùa,…
- Sử dụng các dược phẩm dễ gây dị ứng như kháng sinh nhóm beta lactam, aspirin,…
- Người có cơ địa dị ứng cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người không có cơ địa dị ứng. Đây cũng chính là lý do lý giải cho vấn đề vì sao cùng 1 tác nhân gây dị ứng nhưng có người mắc bệnh có người không.
Làm sao nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính?
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính cũng tương tự như viêm mũi dị ứng nhưng ở mức độ nặng và kéo dài hơn. Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết bệnh gồm có:
- Ngạt mũi là triệu chứng khá đặc trưng, đi cùng với tình trạng tiết dịch, từ đó dẫn đến khó thở, thường xuyên phải thở bằng mũi.
- Ngứa mũi liên tục, hắt hơi từng cơn hoặc hắt hơi thành tràng.
- Ngứa mũi liên tục, kèm theo triệu chứng đau nhức hốc mũi.
- Bên cạnh đó, có thể gây ra đau họng do nước mũi chảy xuống họng kèm theo vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm.
- Chảy nước mũi nhiều, liên tục, đầu tiên dịch nước trong, loãng, không mùi, sau đó chuyển thành màu vàng/xanh.
- Ngủ ngáy do nghẹt mũi, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
- Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, phù nề do tiết dịch và hắt hơi nhiều.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức mắt, chảy nước mắt, ăn không ngon miệng, mất ngủ, sốt,…
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý tương đối lành tính, gần như không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên khi để kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách gồm có:
- Polyp mũi làm mũi sưng viêm, phù nề kéo dài.
- Người bệnh dễ gặp phải tình trạng viêm xoang cấp và mãn tính nhất vì mũi xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu dịch mũi không được đào thải, ứ đọng lại các hốc xoang có thể hình thành lên ổ viêm gây tắc lỗ thông xoang, dẫn đến đỏ mắt, ù tai, đau đầu,…
- Viêm họng mãn tính xảy ra khi dịch tiết niêm mạc mũi ứ đọng, từ đó vi khuẩn phát triển và gây viêm tại thành họng.
- Hen suyễn xảy ra khi người bệnh gặp phải cơn hen, phổ biến ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
- Bên cạnh đó, một biến chứng nguy hiểm mà rất có thể bạn gặp phải chính là hội chứng ngưng thở khi ngủ, xảy ra do tình trạng ngạt mũi khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy vào lúc ngủ. Nếu không kịp thời phát hiện, tình trạng này có thể dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ, cao huyết áp,… Đặc biệt nếu phụ nữ mang thai gặp phải có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung, nguy cơ dọa sảy và tiền sản giật.
Nhìn chung, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài dai dẳng và tác động rất xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn nên tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Hướng dẫn điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính, tùy vào mức độ, thể trạng và điều kiện kinh tế để bạn lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân. Các phương pháp áp dụng cho trường hợp này gồm dùng thuốc Tây y, mẹo dân gian tại nhà và Đông y.
Chi tiết hơn về từng phương pháp người bệnh có thể tìm hiểu trong phần thông tin dưới đây:
Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây y được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính thường nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, với một số sản phẩm như sau:
- Thuốc Corticoid: Loại thuốc này được sử dụng với mục đích điều trị viêm mũi dị ứng nặng, mãn tính. Thuốc Corticoid được bào chế dưới 2 dạng là thuốc uống và thuốc xịt. Tuy nhiên sản phẩm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chính vì vậy, các bạn tuyệt đối không dùng cho đối tượng trẻ em, hay phụ nữ mang thai.
- Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc được sử dụng nhằm ngăn chặn histamin, bác sĩ sẽ kê đơn cả 2 dạng là viên uống và dạng xịt giúp nhanh đạt được hiệu quả như mong muốn. Tác dụng phụ của thuốc là cảm giác buồn ngủ, chính vì vậy tuyệt đối không dùng khi đang lái xe hoặc làm việc liên quan đến máy móc.
- Thuốc thông mũi: Chủ yếu được điều chế dưới dạng phụt/dạng xịt chống nghẹt mũi. Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng không những không đạt được hiệu quả tốt mà còn có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, với bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, việc sử dụng thuốc Tây chỉ nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng, không thể loại bỏ từ căn nguyên gây bệnh. Chính vì vậy, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không lạm dụng dẫn đến phụ thuộc thuốc và các rủi ro khác.
Mẹo dân gian cải thiện viêm mũi dị ứng mãn tính
Với các bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên tại nhà như ngải cứu, gừng tươi, cây hoa ngũ sắc, nghệ, cây lược vàng, củ gai,… đều có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính nhanh chóng. Hơn nữa các phương pháp này được đánh giá khá an toàn, lành tính.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ mang lại hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng với những người mắc bệnh thể nhẹ. Với những trường hợp có biến chứng, gần như không mang lại tác dụng, bạn cần cân nhắc nếu muốn áp dụng.
Một số mẹo dân gian đơn giản cải thiện viêm mũi dị ứng mãn tính:
- Gừng tươi: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, mang đi rửa sạch rồi thái lát mỏng, sau đó mang hãm như hãm trà. Chờ trong khoảng 15 phút thì bỏ thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều lên để uống. Kết hợp cùng với mật ong càng mang lại hiệu quả cao, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Bài thuốc ngải cứu: Nguyên liệu chuẩn bị gồm 100g lá ngải cứu tươi đã được rửa sạch. Đem xay nhuyễn lá ngải rồi ép lấy nước cốt sử dụng. Hòa nước cốt lá ngải với nước lọc theo tỉ lệ 1:1 uống trực tiếp mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Uống trà hoa cúc: Các bạn hãm trà hoa cúc uống hàng ngày thay cho nước lọc không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt với bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Đồng thời, trà cũng giúp giảm ho, giảm ngứa họng và giúp người bệnh thư giãn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Cây hoa ngũ sắc: Cần chuẩn bị khoảng 15 cây hoa ngũ sắc tươi, đem bỏ rễ, chỉ lấy phần thân, hoa rồi rửa sạch. Để ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ, đem đi xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Nhỏ trực tiếp hoặc thoa nước cốt vào mũi, để trong 15 phút rồi xì ra ngoài, sau đó vệ sinh lại với nước muối sinh lý.
Bài thuốc Đông y
Ngược lại so với phương pháp sử dụng thuốc Tây, Đông y được coi là giải pháp an toàn và phù hợp với những người bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Bài thuốc này sử dụng các thảo dược tự nhiên, đảm bảo an lành tính kể cả sử dụng trong thời gian dài. Hơn nữa, phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền cũng tập trung điều trị và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Chính vì vậy, hiệu quả thường cao và ít tái phát hơn.
Bên cạnh đó, những bài thuốc này còn mang đến công dụng bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân. Trong trường hợp mệt mỏi bởi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, bạn có thể áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc số 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm phòng phong, bán hạ, cam thảo, hoàng kỳ, quế chi, xuyên khung, bạch truật, ma hoàng. Tất cả nguyên liệu mang rửa sạch, sắc cùng với 1 lít nước, đun đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia thành các bữa nhỏ, uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang để đạt được tác dụng như mong muốn.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị các thảo dược gồm quế chi, thông bạch, ké đầu ngựa, gừng tươi, mã đề, kinh giới, đại táo. Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch rồi đun sắc cùng với 1 – 1.2 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp, lấy ra uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang, sau một thời gian sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Cần lưu ý điều gì khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính?
Việc phòng ngừa, bảo vệ cơ thể là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính. Với các biện pháp này, người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng dị ứng và ngăn chặn xảy ra biến chứng.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chú ý các vấn đề dưới đây:
- Các bạn nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng, nhằm ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh.
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang kín, hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm không khí hoặc có nguy cơ bị dị ứng cao.
- Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hóa, nấm mốc, lông động vật,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các vật dụng cá nhân, ga, chăn, màn, cánh cửa,… để tránh tồn đọng lại các loại vi khuẩn, nấm mốc.
- Không hút thuốc lá hoặc di chuyển đến các nơi có khói thuốc dễ làm tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nặng hơn.
- Nếu có điều kiện, bạn nên mua thêm máy lọc không khí và các thiết bị có khả năng giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
- Dùng nước muối để vệ sinh mũi mỗi ngày 2 – 3 lần là biện pháp hữu hiệu giúp rửa trôi các dị nguyên còn bám trên niêm mạc mũi xoang, giảm nhẹ các phản ứng dị ứng. Đồng thời nước muối cũng giúp làm loãng dịch nhầy mũi – nguyên nhân gây tắc nghẽn, nghẹt mũi.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh lý về đường hô hấp này gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và công việc của người bệnh. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!