Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ Và 5 Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ diễn ra do đốt sống cổ có lõi bị rò rỉ ra khỏi đĩa hoặc thoái vị, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn dữ dội. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chúng sẽ gây ra không ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng tránh và các cách điều trị sẽ được chúng tôi cập nhật cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cấu tạo cơ thể con người gồm 33 đốt sống chạy từ cổ đến xương cùng. Riêng ở phần cổ có 7 đốt sống (C1 – C7).
Ở giữa những đốt sống này có các đĩa đệm có vai trò nâng đỡ cột sống để nó có thể vận động linh hoạt. Đồng thời, nó giúp bảo vệ cột sống hạn chế những chấn thương cho thể xảy ra.
Bên trong các đĩa đệm là nhân nhầy giúp bảo vệ, giúp đĩa đệm luôn được linh hoạt. Tuy nhiên, khi đĩa đệm bị bao xơ, chức năng yếu đi, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ở đốt sống. Các nhân nhầy này sẽ chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh, gây ra những cơn đau đớn.
Vùng đốt sống cổ dễ bị thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm thường xuyên phải vận động với lực lớn dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tình trạng thường thấy nhất ở đĩa đệm đốt sống C5 và C6 với triệu chứng đặc trưng bởi cơn đau nhức gáy.
Thoát vị đĩa đệm hình thành do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Với vị trí thoát vị ở cổ, các bác sĩ cho biết chủ yếu do các yếu tố như:
- Sai tư thế: Người bệnh làm việc, vận động sai tư thế khiến đĩa đệm, cột sống ở vùng cổ bị tổn thương.
- Tuổi tác: Tuổi tác khiến quá trình lão hóa nhanh. Khi đó, đĩa đệm sẽ bị mất nước, khô, thoái hóa và xơ cứng, chỉ cần vận động nhẹ cũng có thể khiến nó bị tổn thương.
- Chấn thương: Do người bệnh bị chấn thương khi lao động hoặc trước đó đã từng gặp một chấn thương nào đó ở vùng lưng khiến vùng cổ cũng bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng bệnh lý khác: Một số bệnh lý như gù, vẹo, thoái hóa cột sống cũng có thể là căn nguyên của bệnh này.
- Di truyền: Yếu tố di truyền được xác định có thể gây thoát vị cổ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như trọng lượng cơ thể, tính chất nghề nghiệp cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ rất dễ nhận biết. Chúng ta có thể xác định bệnh thông qua dấu hiệu lâm sàng hoặc dấu hiệu cận lâm sàng.
Dấu hiệu lâm sàng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ người bệnh có thể dễ dàng gặp các triệu chứng như:
- Tình trạng đau nhức diện rộng tại một hoặc hai đốt sống cổ, sau đó nó lan ra vai, cánh tay, đầu, hốc mắt.
- Người bệnh sẽ cảm thấy tê ngứa ở tay và chân do khối thoát vị chèn vào tủy sống. Cảm giác tê ngứa sẽ bắt đầu ở vùng cổ sau đó lan ra cánh tay, toàn thân. Tuy nhiên, nếu sự chèn ép này chỉ xảy ra ở dây thần kinh thì tình trạng tê ngứa này sẽ chỉ xảy ra ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.
- Bệnh nhân cảm thấy bị hạn chế các vận động ở cánh tay, cổ tay đều khó cử động. Hoạt động cúi, ngửa cổ cũng gặp khó khăn. Khi đi bộ sẽ có cảm giác căng cứng bắp chân.
- Nếu khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống, người bệnh sẽ có cảm giác yếu cơ khiến đi lại không vững, dáng đi xiên xẹo. Thậm chí, người bệnh có thể nhìn thấy các thớ cơ ở bắp đùi, bắp chân rung lên mỗi khi vận động.
- Một số người bệnh còn gặp triệu chứng như đau tức lồng ngực, táo bón, khó thở, khó tiểu.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Thăm khám cận lâm sàng sẽ là cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Thông qua biện pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) các bác sĩ sẽ thấy:
- Đĩa đệm ở đốt sống không nằm đúng vị trí, nó có thể bị chèn ép ra trước, hoặc sau, hoặc vào trong thân đốt sống.
- Khối nhân nhầy cũng không còn nằm đúng vị trí mà nó đã thoát ra khỏi vị trí thông thường.
- Cột sống cổ có hiện tượng vẹo sang một bên, chiều cao của đốt sống bị giảm xuống.
- Rễ thần kinh, tủy sống ở khu vực đó có dấu hiệu bị chèn ép.
Dấu hiệu tăng theo cấp độ thoát vị đốt sống cổ
Khi bị thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ, biểu hiện của bệnh sẽ thể hiện ở ba cấp độ khác nhau. Ở mỗi cấp độ cho thấy dấu hiệu khác nhau.
- Cấp độ 1: Người bệnh sẽ cảm thấy cổ bị cứng, khó chuyển động, mỗi lần cúi, ngửa thấy đau. Sau đó, các cơn đau có thể di chuyển xuống dưới như vai, cánh tay mỗi khi làm việc nặng.
- Cấp độ 2: Những cơn đau xảy ra không rõ nguyên nhân, có khi ngồi không cũng thấy đau. Cơn đau này kéo dài từ gáy ra sau vai, đầu, tai, đặc biệt là khi vận động. Có trường hợp cổ bị vẹo hẳn sang một bên.
- Cấp độ 3: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng chẩm, trán, bả vai. Hai bên cánh tay tê bì, không có cảm giác. Đôi lúc, người bệnh bị nấc, ngáp, chóng mặt.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Khi một đĩa đệm bị thoát vị, nó sẽ không bao giờ được chữa khỏi hoàn toàn. Cho dù có áp dụng những biện pháp phẫu thuật, phục hồi chức năng tân tiến nhất thì khả năng phục hồi chỉ dừng lại ở mức 80 – 90%.
Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu không điều trị nó có thể gây biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh có thể gặp phải như:
- Khi nhân nhầy chèn ép ống sống, vị trí này sẽ bị hẹp lại dẫn đến các triệu chứng đau, tê ở vai, cánh tay. Đôi khi người bệnh gặp tình trạng cơ yếu, đau thần kinh tọa.
- Đĩa đệm thoát ra bên ngoài nó có thể chèn ép lên động mạch khiến cho tuần hoàn máu bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não.
- Dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép là biến chứng nguy hiểm vì nó khiến người bệnh đau nhức, tê bì và không thể cử động, làm việc.
- Thoát vị đĩa đệm cổ ở mức độ nặng có thể gây nên hội chứng chèn ép tủy sống và khiến người bệnh bị rối loạn vận động, rối loạn cảm giác.
- Người bệnh cũng có thể gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật khiến họ bị chóng mặt, ù tai, đau ở hốc mặt, tụt huyết áp, đau ngực, khó nuốt.
- Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến các đau lan trên diện rộng. Nó có thể kéo xuống đến vai, tay, chân, bàn chân. Khi đó, mọi hoạt động của cơ thể đều trở nên yếu kém.
- Khi đĩa đệm chèn ép tủy sống mà không được xử lý, bệnh nhân có thể bị liệt dẫn đến tàn phế suốt đời.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Từ những thông tin trên có thể thấy, thoát vị đĩa đệm cổ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Cho nên, nếu không muốn bị tàn phế suốt đời thì ngay khi có dấu hiệu cần đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống tại nhà
Có nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau nhức do thoát vị cổ gây ra. Người bệnh có thể dùng ngải cứu, đu đủ xanh để điều trị bệnh.
- Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng ngải cứu: Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước. Pha thêm 2 – 3 thìa mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện 2 tuần liên tục.
- Với bài thuốc từ đu đủ xanh: Lấy 1 quả đu đủ xanh, làm sạch rồi thái miếng. 100gr gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi ngâm với 150ml rượu. Sau đó, cho đu đủ vào bát rượu gừng, trộn đều lên rồi đem nướng chín. Sau khi đu đủ chín, cho vào túi vải bóp nhuyễn và đặt ở vị trí đau, nằm đè lên khoảng 20 phút.
Các bài thuốc dân gian chữa thoát vị cổ đều có ưu điểm dễ thực hiện, nguyên liệu sẵn có, chi phí thấp. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau, không thể điều trị tận gốc. Hơn nữa, nó chỉ dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ.
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng thuốc
Khi bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc nhằm giảm những cơn đau nhức và giảm sự lây lan của bệnh. Có nhiều loại thuốc được chỉ định trong điều trị như:
- Thuốc giãn cơ: Điển hình nhất là Mydocalm với liều dùng 3 – 6 viên mỗi ngày tùy theo từng đối tượng, từng mức độ bệnh. Tác dụng của thuốc là làm giãn cơ để giảm nhanh những cơn đau.
- Thuốc giảm đau: Loại thuốc điển hình là Non – Steroit theo đường uống hoặc đường tiêm. Tùy vào từng mức độ của bệnh mà bác sĩ kê đơn với liều lượng khác nhau.
- Thuốc an thần: Đây cũng là loại thuốc cần có của người thoát vị vì nó sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê Seduxen 5mg với liều dùng 2 viên/ ngày và dùng trước khi đi ngủ.
- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: Đây là thuốc dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Phẫu thuật là biện pháp áp dụng khi điều trị nội khoa không đạt kết quả. Theo đó, tùy vào mức độ bệnh cũng như nhu cầu của bệnh nhân bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật khác nhau.
- Phẫu thuật mổ hở: Thông qua các kỹ thuật truyền thống, các bác sĩ sẽ loại bỏ nhân nhầy chèn ép lên ống thần kinh. Biện pháp này có ưu điểm là chi phí ít nhưng nó tồn tại không ít rủi ro. Cho nên, hiện nay ít người bệnh áp dụng kỹ thuật này.
- Phẫu thuật mổ qua ống banh: Cũng là mổ nhưng ít xâm lấn hơn. Vết mổ nhỏ hơn nên ít để lại sẹo. Các bác sĩ sẽ thông qua ống bánh để loại bỏ nhân nhầy qua quan sát dưới kính hiển vi. Biện pháp này cho kết quả chính xác cao hơn so với mổ hở.
- Phẫu thuật nội soi: Đây là biện pháp tốt nhất được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thông qua một ống nội soi, các bác sĩ sẽ loại bỏ nhân nhầy một cách nhanh chóng và không gây đau đớn. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn nhiều chi phí.
Chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không dùng thuốc, không phẫu thuật
Một phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiện nay được nhiều người áp dụng đó là không dùng thuốc, không phẫu thuật. Theo đó, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
- Vật lý trị liệu: Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị hiện đại như Vertetrac (thiết bị giảm áp lực); Shockwave (thiết bị sóng xung kích); DTS (máy giãn cột sống) để làm trị liệu cho bệnh nhân. Mục đích của việc này giúp phục hồi chức năng của đốt sống nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Phương pháp trị liệu Pneumex PneuBack: Một công nghệ mới đến từ Mỹ mang đến tác dụng phục hồi tốt nhất. Nếu sử dụng các máy phục hồi chức năng khác không mang lại kết quả thì Pneumex PneuBack chính là giải pháp cuối cùng. Máy này sẽ giúp tác động lên toàn bộ phần trên của cơ thể để giãn cơ, giảm đau và phục hồi đốt sống bị tổn thương.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là biện pháp được áp dụng nhiều ở châu Âu và Mỹ và được xem là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng tay với lực vừa đủ để điều chỉnh lại cấu trúc khớp bị sai lệch, giảm sự chèn ép. Biện pháp này cho hiệu quả lên tới 80%.
Đông y trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Ngoài ra, kết hợp kéo giãn cột sống kết hợp các thủ thuật trong Đông y cũng là biện pháp bảo tồn được áp dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sắc uống từ đông y với sự kết hợp từ thảo dược tự nhiên như bồ công anh, sinh địa, ngải cứu…. Ngoài ra, họ cũng có thể kết hợp các thủ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để có được tác dụng tốt nhất.
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng Đông y cho hiệu quả lâu dài, chữa bệnh tận gốc, an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa thuốc mang đến hiệu quả khác nhau. Hơn nữa, thực hiện các bài thuốc này khá phức tạp, tốn thời gian.
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây biết bao phiền toái và hiểm họa không lường. Chính vì thế, để không phải chịu những cơn đau nhức, nghĩ ra đủ cách để điều trị thì ngay từ đầu hãy chủ động dùng các biện pháp phòng tránh bệnh.
Hãy thực hiện những biện pháp sau để vừa có thể loại bỏ nguy cơ mắc bệnh, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe, đốt sống được co giãn, linh hoạt.
- Trong lúc làm việc, ngủ nghỉ cần có tư thế đúng, cần ngồi thẳng lưng, đi không gù.
- Chú trọng chế độ ăn uống, duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế những công việc mang vác nặng khiến áp lực đè lên đốt sống cổ và lưng.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ rất thường gặp nhưng khó điều trị và dễ gây biến chứng. Do đó, người bệnh cần chủ động những biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu thoát vị, cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!