Tin tức

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Biến Chứng Cách Điều Trị

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường gặp ở những phụ nữ có sức đề kháng kém, cùng với những yếu tố từ môi trường, thời tiết tác động. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe mẹ bầu, thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Để tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và hướng giải quyết, mẹ bầu đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh được hình thành khi mũi phản ứng dị ứng với các tác nhân dị ứng từ môi trường, thời tiết. Những tác nhân này thường theo đường không khí đi vào các bộ phận là tai – mũi – miệng.

Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai thì dễ mắc bệnh hơn cả. Do đó có thể hiểu đơn giản bà bầu bị viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh lý xảy ra trong giai đoạn mang thai.

Tổng quan bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Tổng quan bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Bệnh viêm mũi dị ứng chia thành 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính, không lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí hay dùng chung bát đũa, cốc uống nước,… Bệnh lý chỉ xuất hiện do cơ chế dị ứng, tùy vào cơ địa và khả năng miễn dịch của mỗi người. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ mẹ sang con.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để sớm nhận biết và điều trị đúng cách, tránh để xảy ra biến chứng.

Viêm mũi dị ứng ở bà bầu thường do nguyên nhân nào?

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt, cơ thể hết sức nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng làm giải phóng histamin, cơ thể sẽ hình thành cơ chế tự bảo vệ khỏi các dị nguyên. Tuy nhiên, trong trường hợp sản sinh quá nhiều histamin sẽ gây nên tình trạng viêm và kích thích phản ứng dị ứng, gây ra viêm mũi dị ứng.

Dị ứng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở phụ nữ khi mang thai
Dị ứng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở phụ nữ khi mang thai

Một số yếu tố ngoại cảnh phổ biến có khả năng thúc đẩy phản ứng viêm và gây bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu là:

  • Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng và viêm mũi họng xuất tiết. Vào thời điểm giao mùa, những thay đổi đột ngột và bất thường của độ ẩm không khí, cũng như nhiệt độ dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân do cơ thể không kịp thích ứng, thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai – nhóm đối tượng có sức đề kháng kém. Vào lúc này, niêm mạc mũi bị kích thích, người bệnh phải đối diện với những triệu chứng viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính vô cùng khó chịu.
  • Dị nguyên đường thở: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai và nhiều đối tượng khác. Điển hình phải liệt kê đến là lông động vật, phấn hoa, cỏ khô, bọ ve,… Những dị nguyên này có sẵn ở ngoài môi trường, đặc biệt phổ biến vào mùa xuân và mùa hè. Các mẹ bầu mắc bệnh lý mãn tính hoặc dị ứng với bọ ve, mạt bụi sẽ nhạy cảm hơn, do đó có thể phải đối diện với các triệu chứng khó chịu của viêm mũi quanh năm.
  • Dị ứng thuốc: Tình trạng dị ứng thuốc dẫn đến viêm mũi dị ứng ít gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chị em sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi hay thuốc nhỏ mũi không đúng cách cũng có nguy cơ gặp phải các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Do bệnh lý mãn tính: Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính như viêm VA, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,… đều rất dễ gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng.
  • Dị ứng thức ăn: Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể bị dị ứng mũi do những thực phẩm nạp vào cơ thể. Do vào giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm nên tốt nhất trước khi ăn hải sản, động vật có vỏ,… bạn nên thử với lượng ít, sau đó không thấy biểu hiện bất thường thì có thể ăn nhiều hơn.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Nếu các bạn tìm hiểu trước và nắm chắc thông tin này có thể phòng tránh tốt hơn và luôn khỏe mạnh. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai – những đối tượng cần cẩn thận trong thời điểm giao mùa nhạy cảm này.

Nhận biết triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Tình trạng viêm mũi dị ứng của bà bầu, hay các đối tượng khác đều có các triệu chứng tương tự nhau và khá giống với các bệnh về tai – mũi – họng. Chính vì vậy, việc phát hiện, cũng như điều trị những tình trạng này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhận biết triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai
Nhận biết triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai mà đa phần chị em đều gặp phải:

  • Chảy nước mũi liên tục: Tình trạng chảy nước mũi liên tục là biểu hiện xảy ra thường xuyên với người bị viêm mũi dị ứng. Vào lúc này nước mũi thường có dạng lỏng, trong suốt, đây là triệu chứng khá bình thường. Tuy nhiên nếu nước mũi đặc nhầy và có mủ thì có thể cơ thể đã bị nhiễm khuẩn nặng nề, vô cùng nguy hiểm.
  • Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng viêm mũi dị ứng khó chịu, đặc biệt nghiêm trọng ở phụ nữ đang mang thai. Tình trạng này thường xảy ra khi nước mũi chảy quá nhiều, điều này làm cản trở quá trình lưu thông không khí ở trong khoang mũi.
  • Hắt hơi: Bất kỳ đối tượng nào bị viêm mũi dị ứng đều phải đối mặt với triệu chứng này. Tình trạng hắt hơi thường sẽ xảy ra ngay sau khi vùng mũi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Đau đầu: Một số chị em gặp phải tình trạng khó thở sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ khi cơ thể bị kích ứng. Tình trạng thiếu oxy cũng sẽ gây ra những cơn choáng váng, đau đầu liên tục,…
  • Ngứa ngáy: Bên cạnh đó, nhiều chị em bị viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng có thể bị ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, thậm chí cả da,…
  • Dấu hiệu khác: Cùng với các triệu chứng trên, tùy vào cơ địa và yếu tố dị nguyên, nhiều mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi, phát ban khắp cơ thể, chảy nước mắt liên tục, hay ho,…

Ngay khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các triệu chứng viêm mũi dị ứng phía trên, các biểu hiện này xuất hiện đột ngột và nhanh chóng kết thúc. Tuy nhiên, với trường hợp viêm mũi dị ứng do nguyên nhân mãn tính, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm và lặp lại theo chu kỳ. Do đó nếu bệnh lý này phụ nữ mang thai không được xử lý đúng cách thì không chỉ khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không, hay ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà nhiều chị em gặp phải, đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa. Vậy mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không là vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu.

Theo các chuyên gia, viêm mũi dị ứng thường sẽ không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe và cuộc sống, đầu tiên là với mẹ bầu. Cụ thể:

  • Do các chị em trong thời kỳ mang thai cơ thể khá nhạy cảm, do đó viêm mũi dị ứng có thể gây ra chứng rối loạn khứu giác.
  • Cả sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh đều phải chịu những tác động xấu. Mẹ bầu sẽ thường xuyên bị mất ngủ do bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi,… đặc biệt diễn biến xấu hơn khi về đêm.
  • Nguy cơ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa mãn tính, viêm xoang, hen suyễn, nhiễm trùng xoang, áp xe đường hô hấp, suy thận,…
Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Bên cạnh đó, vấn đề viêm mũi dị ứng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không cũng là mối bận tâm, lo lắng của rất nhiều chị em. Trên thực tế, nếu bà bầu nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh, từ đó tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị đúng hướng thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm, kiểm soát và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ:

  • Khi bị viêm mũi dị ứng bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu kéo dài. Những triệu chứng này đặc biệt tăng mạnh vào buổi tối ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, khó ngủ,… Thậm chí một số trường hợp xuất hiện chứng bội nhiễm như viêm họng kéo dài, viêm mũi mãn tính,… Điều này kéo theo hệ lụy là người mẹ ngày càng suy nhược, uể oải,… từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
  • Ngoài ra, khi tình trạng hô hấp của người mẹ bị ảnh hưởng cũng làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể khi ngủ. Chính vì vậy mà lượng oxy thai nhi nhận được cũng ít hơn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Bé rất dễ gặp phải tình trạng chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng, nhẹ cân,… Đồng thời nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ cũng cao hơn so với bình thường.

Nhìn chung, những biến chứng của bệnh lý này thường là các vấn đề mãn tính kéo dài, rất khó để điều trị. Đa số bà bầu khi mới bị bệnh lần đầu sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên bị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu cần hết sức chú ý, bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Vào thời kỳ này chị em bị viêm mũi dị ứng vô cùng nguy hiểm, cần hết sức cẩn trọng, tránh để xảy ra diễn biến xấu.

Phương pháp điều trị cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai gặp nhiều khó khăn hơn, do lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Dù đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nhưng mẹ bầu vẫn chưa thực sự yên tâm. Chính vì vậy, trong phần thông tin dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số biện pháp vừa an toàn, lại đem đến hiệu quả cao.

Bài thuốc dân gian

Mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi khó chịu. Cụ thể một số mẹo đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà như sau:

Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian trị bệnh, đặc biệt là liên quan đến tình trạng viêm. Bởi dù có tính nóng, vị cay nhưng khi đem pha trà sẽ đem lại mùi thơm và nhiều hiệu quả tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một vài củ gừng tươi nguyên vỏ, đem tách nhánh, rồi rửa thật sạch. Lưu ý nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tối đa vi khuẩn, tạp chất.
  • Sau đó vớt gừng ra, để cho ráo nước rồi thái thành các miếng mỏng.
  • Đun sôi nước, đổ vào một cốc rồi cho 3 – 4 lát gừng vào.
  • Sau đó thêm đường hoặc mật ong vào cốc khuấy đều cho các dưỡng chất từ gừng tiết ra.
  • Đưa cốc nước lên để thưởng thức mùi thơm và uống để trị viêm mũi dị ứng.
Sử dụng gừng tươi trị viêm mũi dị ứng
Sử dụng gừng tươi trị viêm mũi dị ứng

Dùng nước muối sinh lý

Muối có tác dụng làm tiêu các ổ viêm, đồng thời diệt khuẩn do viêm mũi dị ứng gây ra. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này, mẹ bầu có thể nhanh chóng áp dụng phương pháp này để đạt hiệu quả cao.

Cách thực hiện:

  • Các bạn có thể tự pha, hoặc mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc cho đúng nồng độ nhất.
  • Bên cạnh đó cần chuẩn bị 1 xi lanh nhựa để hút dung dịch muối và xịt.
  • Mỗi ngày vào buổi sáng thức dậy, chị em bơm nước muối vào xi lanh và xịt cho nước tràn vào hốc mũi.
  • Tiếp theo dùng tay hỗ trợ xì thật mạch để dịch mũi xoang trong đó đi ra hết.
  • Với cách rửa mũi xoang thông thường này mọi mẹ bầu đều có thực hiện bất cứ khi nào thấy nghẹt mũi, ngứa khó chịu.

Ngửi củ hành tây

Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng ở bà bầu được áp dụng từ lâu đời và được nhiều người truyền tai nhau vì vừa đơn giản, lại hiệu quả, dễ làm. Hơn nữa, ngày nay các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong loại củ này chứa nhiều thành phần hiệu quả giúp bà bầu hết nghẹt mũi, hắt hơi,… Đồng thời không có các chất gây hại cho thai nhi.

Cách thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị một củ hành tây tươi, lưu ý không dập nát.
  • Đem lột vỏ 2 đầu củ hành tây, lấy phần trắng bên trong.
  • Cắt củ hành tây thành nhiều cạnh theo chiều dọc rồi dùng khăn mỏng gói lại.
  • Khi bị nghẹt mũi, bạn đưa gói hành này về để dưới lỗ mũi và ngửi.
  • Bạn có thể ngửi hành tây bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu.

Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai cho bà bầu bằng thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền, bà bầu bị viêm mũi dị ứng là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt, khí huyết lưu thông kém. Chính vì vậy, để điều trị bệnh, các thầy thuốc sẽ kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau để tán phong giải nhiệt, thúc để lưu thông khí huyết, bổ huyết. Nhờ đó giúp điều trị bệnh tận gốc, mang đến hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát.

Ưu điểm của bài thuốc Đông y là không chỉ giúp điều trị viêm mũi dị ứng mà còn bổ sung được các dưỡng chất quý để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo bao gồm:

Bài thuốc số 1

Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có thắng hồng kế (hoa ngũ sắc), ngũ lang tử (lá khế), băng hầu quý (lá bạc hà). Khi kết hợp các dược liệu này với nhau mang lại hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn đem rửa sạch 3 dược liệu trên rồi tán thành bột.
  • Thêm một ít nước khuấy đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Dùng gạc gói lại rồi cho vào lỗ mũi, để mỗi bên khoảng 15 phút.
Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai cho bà bầu bằng thuốc Đông y
Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai cho bà bầu bằng thuốc Đông y

Bài thuốc số 2

Đông y kết hợp 3 vị thuốc là ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, thủy phù liên (hay dân gian gọi là bèo cái tía) 30g để điều trị tình trạng nghẹt mũi, ho, ngứa họng.

Cách thực hiện:

  • Cả 3 nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo rồi cho vào ấm sắc thuốc.
  • Thêm vào ấm 300ml nước lọc, bật lên đun nhỏ lửa, đến khi cạn còn 150ml thì dừng lại.
  • Lọc lấy phần nước này để uống chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai. Chị em nên chia ra làm 2 lần uống vào sau bữa sáng và bữa tối.

Thuốc Tây Y

Trong trường hợp bà bầu bị viêm mũi dị ứng nặng, không đáp ứng được hiệu quả với các phương pháp điều trị dân gian, hay Đông y, chị em bắt buộc phải sử dụng thuốc Tây y. Các loại thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, tiện lợi nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ, do đó bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu gồm:

  • Thuốc Natri cromolyn: Đây là loại thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng, tương đối an toàn thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp phụ nữ mang thai. Thuốc được bào chế thành dạng xịt, cần sử dụng thường xuyên, nhiều lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc co mạch: Thuốc có cả 2 dạng là uống và xịt. Trong đó dạng xịt được ưa chuộng hơn, thường được sử dụng trong thời gian ngắn để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi khó chịu. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng thuốc co mạch trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì dễ gây ra tình trạng dị tật tim cho thai nhi.
  • Glucocorticoid dạng xịt: Đây là loại thuốc xịt mũi có hiệu quả cao với tình trạng viêm mũi dị ứng, thích hợp để sử dụng cho mẹ bầu. Để đảm bảo an toàn, chị em vẫn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những tác dụng phụ không muốn.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này ít mang lại hiệu quả hơn so với Glucocorticoid dạng xịt. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ hai nên an toàn hơn và phù hợp hơn với mẹ bầu, do thuốc ít có tác dụng an thần, ít gây tác dụng phụ so với thế hệ một nên ngày càng được ưu tiên lựa chọn nhiều trong điều trị viêm mũi dị ứng 3 tháng đầu.

Hướng dẫn biện phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu

Bất kỳ ai cũng nên phòng tránh tình trạng viêm mũi dị ứng, đây là việc làm cần thiết, đặc biệt là với người có cơ địa nhạy cảm trong thời điểm giao mùa. Hơn nữa, nếu bạn phòng bệnh tốt, sức khỏe của cả mẹ và bé cũng được đảm bảo tốt hơn.

Mỗi ngày các bạn cần uống ít nhất 2 - 3 lít nước
Mỗi ngày các bạn cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước

Để làm được điều này, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu cơ địa nhạy cảm, dị ứng với sữa, trứng, hải sản, đậu phộng,… thì các bạn nên hạn chế sử dụng, tốt nhất là không nên dùng. Trong trường hợp muốn ăn để bổ sung dưỡng chất thì chỉ nên dùng một lượng vừa phải và có thể xin thêm tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
  • Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh và vào lúc giao mùa.
  • Mỗi ngày các bạn cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước, gồm cả sữa, nước canh, nước ép hoa quả, nước đun sôi để nguội,… để hỗ trợ tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời điều này cũng giúp lưu thông khí huyết, làm ẩm niêm mạc, từ đó giảm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Các bạn chú ý ngủ nghỉ đúng giờ giấc để tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Không nên thức khuya quá 23 giờ và duy trì thói quen ngủ vào một giờ cố định để có một giấc ngủ chất lượng.
  • Tốt nhất các mẹ bầu nên tránh xa những yếu tố dị nguyên dễ gây dị ứng như hóa chất, thuốc lá, khói bụi, lông thú,…
  • Đảm bảo nơi ở và không gian sống xung quanh, cũng như nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Ngoài ra bạn nên kết hợp vận động nhẹ nhàng, phù hợp mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe toàn cơ thể.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai. Mong rằng qua những chia sẻ hữu ích này, các bạn sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh, đảm bảo an toàn, cũng như giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *