Da Đầu Bị Đỏ Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Lưu Ý Quan Trọng
Da đầu bị đỏ ngứa là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể xuất phát từ lý do vệ sinh không sạch sẽ hoặc sử dụng dầu gội không phù hợp, gây kích ứng. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh như gàu, nấm da đầu, viêm da tiết bã,… Việc tìm ra nguyên nhân và sớm có biện pháp cải thiện sẽ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để nắm rõ cách điều trị và một số lưu ý quan trọng khi gặp tình trạng này.
Tại sao da đầu bị đỏ và ngứa ngáy?
Da đầu bị đỏ ngứa là tình trạng người bệnh thấy xuất hiện những vùng da bị sưng đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng ngứa thường xuất hiện ở mức độ từ nhẹ tới nặng gây cảm giác khó chịu.
Đặc biệt, nhiều khi những triệu chứng khó chịu ở da đầu này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng da đầu bị kích ứng dẫn tới viêm đỏ và ngứa ngáy. Trong đó tác nhân ít nguy hiểm nhất do việc lựa chọn dầu gội không phù hợp, da đầu bị bẩn dẫn tới ngứa râm ran khó chịu.
Tuy nhiên, da bị ửng đỏ và ngứa cũng có thể là lời cảnh báo cho thấy bạn đang mắc phải bệnh lý ngoài da nào đó cần sớm thăm khám và điều trị để tránh bệnh tiến triển nặng.
Do vậy, trong trường hợp da đầu bị đỏ ngứa nhiều ngày kèm theo một số dấu hiệu khác như da khô, có vảy bong tróc giống gàu, mụn, vết loét trên da đầu,…. Người bệnh cần chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp đối phó phù hợp.
Da đầu bị đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo chia sẻ từ nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, da đầu ửng đỏ kèm theo cảm giác ngứa rát là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là:
Nấm da đầu
Nấm da đầu là một dạng bệnh viêm nhiễm ngoài da hình thành do các vi khuẩn nấm, tiêu biểu như Microsporum, Trichophyton,…. xâm nhập và tấn công tế bào da, nang tóc. Bệnh lý này thường có dấu hiệu ban đầu là các mảng vảy nhỏ giống giàu kèm theo cảm giác ngứa râm ran ở bề mặt da đầu.
Tình trạng bệnh sẽ ngày càng trở nặng nếu không áp dụng phương pháp chữa trị nào. Lúc này người bệnh sẽ thấy hiện tượng ngứa ngáy nhiều hơn, da đầu nổi nhiều nốt sần đỏ li ti, tổn thương viêm nhiễm lở loét, có mùi hôi và tóc khô, xơ yếu, rụng nhiều.
Nấm da đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Đặc biệt, bệnh lý này có khả năng làm lây nhiễm sang những người xung quanh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân. Do vậy, người bệnh cần chủ động chữa trị để bảo vệ chính mình và những người bên cạnh.
Viêm da tiết bã da đầu
Đây cũng là một dạng bệnh viêm da hình thành do vi khuẩn nấm Malassezia. Bệnh lý này có biểu hiện đặc trưng như xuất hiện mảng sưng tấy, nốt đỏ hồng, mảng da có vảy bong tróc từng mảng, kèm theo hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh lý này có đặc điểm là mãn tính, tái phát lại nhiều lần trong năm. Mỗi đợt phát triển của bệnh thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, thậm chí nhiều hơn nếu bệnh nặng. Đặc biệt, viêm da tiết bã thường xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian giao mùa thu Đông, thời tiết hanh khô tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, da đầu bị đỏ ngứa do viêm da tiết bã thường không đe dọa tới sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Do vậy, việc điều trị lúc này rất cần thiết để sớm đẩy lùi chứng bệnh.
Vảy nến da đầu
Vẩy nến cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu bị đỏ và ngứa. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý này hình thành do sự bất thường của hệ miễn dịch gây ra tình trạng tế bào da phát triển quá mức và tích tụ thành mảng bám trên da đầu.
Các triệu chứng vảy nến tương đối giống với nấm da dầu. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng mảng vảy bong tróc từng mảng giống với gàu, da đầu đỏ, ngứa, nóng rát khó chịu. Tuy nhiên, vảy nến da đầu không gây làm rụng tóc mà chỉ làm tổn thương da đầu do phản ứng gãi nhiều.
Gàu gây ngứa da đầu
Gàu cũng là một dạng bệnh thường gặp ở nhiều người gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Gàu hình thành do nấm Melissa – chúng tồn tại trong môi trường da đầu tiết nhiều dầu nhờn và bụi bẩn.
Nấm Melissa tác động trực tiếp vào tế bào da gây hiện tượng gàu trên da đầu. Do vậy, khi bị gàu, người bệnh thường phản ứng đưa tay lên gãi trực tiếp vào da đầu. Thói quen này càng khiến tình trạng gàu xuất hiện nhiều hơn, thậm chí còn khiến sợi tóc trở nên yếu và dễ rụng.
Tuy nhiên, bệnh lý này thường không nguy hiểm và hoàn toàn có thể cải thiện được bằng việc chăm sóc da đầu đúng cách. Lúc này để cải thiện bệnh, các bạn có thể sử dụng các loại dầu gội trị gàu để giúp loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy mà không cần sử dụng phương pháp can thiệp nào khác.
Ngoài ra, bị đỏ và ngứa da đầu còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như á sừng, viêm da dị ứng, chàm hoặc các bệnh lý từ bên trong cơ thể như bệnh về gan mật, tiểu đường,…. Do vậy, để biết rõ nguyên nhân gây ngứa và đỏ da đầu do đâu, người bệnh nên chủ động tới bệnh viện thăm khám từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Da đầu bị đỏ ngứa có nguy hiểm không?
Da đầu bị đỏ ngứa do các bệnh lý như nấm da đầu, viêm da tiết bã nhờn, vảy nến,… gây ảnh xấu tới tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ, khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm về vẻ bề ngoài mà còn tác động xấu tới vấn đề sức khỏe.
Hiện tượng ngứa ngáy, đau rát khó chịu thường dẫn tới phán ứng gãi, cọ xát mạnh lên da đầu. Điều này vô tình khiến vùng tổn thương trên da đầu diễn ra nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn tới biến chứng như:
- Nhiễm trùng, bội nhiễm: Do thói quen gãi, cọ xát mạnh lên da đầu gây ra hiện tượng các vết thương bị lở loét, nhiễm trùng, bội nhiễm. Ở một số trường hợp, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng chảy dịch mủ vàng, phù nề,…
- Ảnh hưởng hệ thần kinh: Vùng đầu, hai bên thái dương có nhiều dây thần kinh quan trọng. Nếu tình trạng ngứa, bong tróc vảy, lở loét gây đau do bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh ở khu vực này.
Cách điều trị da đầu bị đỏ và ngứa hiệu quả
Da đầu bị đỏ ngứa do bệnh lý nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày và tâm lý. Bởi vậy, điều cần thiết lúc này là người bệnh cần tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp.
Cách giảm ngứa da đầu tại nhà
Để giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da đầu, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản như:
- Ủ tóc bằng dầu dừa
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên có công dụng tốt với làn da và tóc. Trong dầu dừa có hàm lượng lớn chất axit lauric không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy.
Do vậy, khi da đầu bị đỏ ngứa, người bệnh có thể dùng dầu dừa thoa lên tóc sau mỗi lần gội đầu và ủ khoảng 15 – 20 phút rồi xả sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng hiệu quả.
- Gội đầu bằng nước bồ kết
Sử dụng quả bồ kết cũng là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng giúp cải thiện tình trạng ngứa da đầu do viêm, nấm da đầu. Người bệnh dùng khoảng 7 quả bồ kết nướng rồi ngâm với nước nóng khoảng 30 phút rồi dùng nước này để gội đầu. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống nấm và sát trùng hiệu quả. Do vậy, nếu bạn đang cảm thấy khó chịu vì tình trạng ngứa ngáy trên da đầu có thể sử dụng tinh dầu tràm trà kết hợp dầu ô liu để gội đầu.
Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần kết hợp việc bảo vệ cẩn thận để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Các phương pháp dân gian này chỉ giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy chứ không thể thay thế phương pháp điều trị. Do vậy, các bạn chỉ nên áp dụng như một liệu pháp hỗ trợ chứ không nên “thần thành hóa” phương pháp này.
Điều trị da đầu bị đỏ ngứa bằng phương pháp chuyên khoa
Da đầu ngứa và đỏ do nhiều tác nhân. Sau khi người bệnh thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh từ đó có phác đồ chữa trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, bôi ngoài da dạng thuốc mỡ có khả năng chống viêm, làm dịu tình trạng ngứa tổn thương ở da. Thuốc thường dùng như thuốc không chứa Steroid hay các loại kem Corticosteroid , kem gây ức chế Calcineurin,….
- Dùng dầu gội chuyên dụng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nấm, vảy nến như Selenium, Ketoconazole,…
- Thuốc trị toàn thân như với trường hợp bị nấm da đầu thường sử dụng Griseofulvin, Terbinafin để ức chế không cho vi khuẩn nấm phát triển.
Lưu ý: Người bệnh sử dụng thuốc trị bệnh lý gây da đầu bị đỏ ngứa cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi mỗi trường hợp, thể trạng bệnh cần có liều lượng và loại thuốc phù hợp. Do vậy, bệnh nhân tránh tự ý kê đơn và dùng thuốc nếu không được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Đông y trị da đầu bị đỏ, ngứa
Sử dụng thuốc Đông y trị da đầu bị đỏ ngứa cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Nguyên tắc trị bệnh của y học phương Đông thường tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể.
Tức là sử dụng những bài thuốc có khả năng đào thải nhiệt độc, tăng cường chức năng da tóc từ đó loại bỏ những tổn thương ở bên ngoài.
Đặc biệt, Đông y sử dụng thành phần tự nhiên do vậy đảm bảo không gây tác dụng phụ. Một số vị thuốc thường sử dụng để điều trị tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa như Kim ngân hoa, kinh giới, bồ kết, hoàn bá,…
Một ưu điểm nổi bật nữa của thuốc Đông y là chúng không chỉ mang lại công dụng trị bệnh ngoài da mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý việc sử dụng thuốc Đông y trị bệnh cần có thời gian, chứ không thể mang lại hiệu quả trong “một sớm một chiều”. Do vậy bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc Đông y để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc, phòng ngừa tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa
Da đầu bị đỏ ngứa không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, người bệnh cần chủ động phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh bằng các biện pháp như:
- Thường xuyên tắm gội sạch sẽ, đặc biệt cần sử dụng loại dầu gội phù hợp tránh gây kích ứng da đầu.
- Không nên sử dụng các hóa chất nhuộm, tạo kiểu tóc vì đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp kiến tổn thương da đầu và gây ra các bệnh lý như nấm da đầu, viêm da tiết bã da đầu,…
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn giúp da đầu thêm sức khỏe giúp chống lại các dị nguyên.
- Luôn giữ da đầu được thông thoáng, hạn chế dùng mũ, khăn trùm đầu nếu không cần thiết. Vì điều này khiến da đầu bị bí, tuyến mồ hôi tiết da nhiều bã nhờn từ đó vi khuẩn, nấm cơ cơ hội để phát triển gây bệnh.
- Loại bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ, vì điều này sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn nấm phát triển gây ra tình trạng da đầu bị đỏ ngứa.
- Trong trường hợp da đầu đỏ, ngứa do nấm da đầu cần tránh sử dụng đồ vật chung để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.
Da đầu bị đỏ ngứa là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Hy vọng với tổng hợp thông tin trên đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình từ đó chủ động trong việc thăm khám, chữa trị và phòng ngừa tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!