[Chuyên Gia Giải Đáp] Nấm Da Đầu Có Chữa Khỏi Được Không?
Nấm da đầu là tình trạng bong tróc, ngứa ngáy ở trên da đầu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ, khiến người bệnh rơi vào tâm lý tự ti, e ngại. Một số trường hợp dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc mẹo dân gian nhưng chỉ cải thiện được trong thời gian ngắn và tái phát trở lại. Do đó rất nhiều người thắc mắc bệnh nấm da đầu có chữa khỏi được không. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhất.
Bệnh nấm da đầu có chữa khỏi được không?
Bệnh nấm da đầu hình thành do sự tấn công của các loại nấm mốc. Một số tác nhân làm gia tăng nguy cơ bùng phát nấm da đầu như:
- Vệ sinh da đầu sai cách dẫn tới không loại bỏ hết bụi bẩn hoặc sử dụng dầu gội không phù hợp.
- Thói quen để tóc ẩm ướt khi đi ngủ tạo môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn nấm phát triển.
- Sử dụng nguồn nước bẩn cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ nấm da đầu.
- Thường xuyên tiếp xúc với các động vật như chó mèo,… làm lây nhiễm vi khuẩn nấm từ động vật sang người.
Nấm da đầu thường bùng phát rất nhanh và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Khi mới bùng phát, người bệnh sẽ thấy cảm giác ngứa, có vảy bong tróc giống như gàu. Sau một thời gian, vi khuẩn nấm tấn công mạnh mẽ làm tổn thương da đầu khiến người bệnh ngứa không thể kiểm soát, bứt rứt.
Khi bệnh phát triển nặng sẽ dẫn tới xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti cùng với biểu hiện tóc yếu rụng nhiều, hình thành mảng hói mất mỹ quan.
Nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời nấm da đầu có thể dẫn tới biến chứng viêm nhiễm làm chảy mủ màu vàng, phù nề, bội nhiễm,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe người mắc bệnh.
Vậy bệnh nấm da đầu có chữa được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nấm da đầu hoàn toàn có thể khắc phục được nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp chữa trị. Điều quan trọng là chúng ta cần sớm nhận biết chứng bệnh để điều trị kịp thời ngay khi bệnh mới khởi phát thì hiệu quả sẽ tối ưu nhất.
Thêm vào đó, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da đầu để hỗ trợ chữa trị tối đa, ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại.
Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện kịp thời và điều trị không đúng cách, nấm da đầu sẽ tiến triển nặng gây ra hiện tượng mãn tính tái phát lại nhiều lần.
Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó khăn thậm chí chỉ có thể cải thiện phần nào chứng bệnh mà không thể loại bỏ hoàn toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nấm da đầu có chữa được không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và thái độ phối hợp của người mắc bệnh.
Các cách điều trị nấm da đầu hiệu quả
Hiện nay có nhiều cách điều trị nấm da dầu, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình để sớm đẩy lùi chứng bệnh.
Giảm ngứa nấm da đầu bằng mẹo tại nhà
Trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu truyền liệu bài thuốc trị nấm da đầu bằng thảo dược tự nhiên. Một số cách đơn giản phù hợp với người bị nấm da đầu mức độ nhẹ, mới khởi phát như:
- Chữa nấm da đầu bằng quả bồ kết: Bồ kết chứa nhiều tinh dầu có hoạt chất chống nấm và tái tạo nang tóc hiệu quả. Khi bị nấm da đầu, người bệnh có thể dụng 5 – 7 quả bồ kết nướng trên than hồng tới khi có mùi thơm. Sau đó ngâm bồ kết nướng với khoảng 3 lít nước đun sôi trong vòng 7 phút. Tới khi nước ngâm có màu cánh gián thì dùng gội đầu sẽ giúp giảm các triệu chứng nấm da đầu hiệu quả.
- Mẹo trị nấm da đầu bằng thảo dược diệp hạ châu: Diệp hạ châu được đánh giá là vị thuốc có nhiều công dụng, đặc biệt giúp cải thiện tình trạng ngứa, viêm do nấm da đầu gây ra. Khi bị bệnh, người bệnh chỉ cần sử dụng diệp hạ châu đun sôi với nước rồi gội đầu khoảng 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo cách điều trị nấm da đầu tại nhà bằng các thảo dược khác như vỏ bưởi, giấm, chanh, sả,…. cũng mang lại hiệu quả an toàn, không tác dụng phụ.
Điều trị nấm da đầu bằng thuốc Tây
Trong trường hợp bị nấm da đầu nặng hoặc hiện tượng ngứa ngáy khó chịu nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động tới bệnh viện thăm khám. Tại đây, phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, các bác sĩ sẽ kê đơn với một số thuốc như:
- Thuốc trị toàn thân: Một số loại thuốc thường dùng như Griseofulvin, Terbinafine,… Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm, từ đó ngăn ngừa không cho bệnh tiến triển nặng.
- Thuốc trị tại chỗ: Một số dạng thuốc bôi tại chỗ như Ketoconazole, Naftifine, Clotrimazol,…. Chúng có tác dụng tiêu diệt nấm, giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu, giúp làm dịu da tổn thương và làm vết thương nhanh lành trở lại.
- Dầu gội trị nấm da đầu: Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn kết hợp với dầu gội trị nấm như Selenium, Ketoconazole,… Chúng không chỉ giúp làm sạch da đầu mà còn có khả năng tiêu diệt nấm, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh chống lại tác nhân gây bệnh và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do chứng bệnh gây ra.
Đông y trị nấm da đầu
Đông y cũng làm một trong những lựa chọn của nhiều người bệnh trong điều trị nấm da đầu. Đông y trị bệnh sử dụng các bài thuốc chứa thành phần thảo dược không chỉ có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng của da từ bên trong cơ thể từ đó mang lại hiệu quả tối ưu.
Một số vị thảo dược Đông y có công dụng trị nấm da đầu như: Bồ công anh, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, lá đơn đỏ,… Tùy vào từng thể trạng, người bệnh sẽ được thầy thuốc kê đơn thuốc uống hoặc gội đầu phù hợp để mang lại tác dụng tốt nhất.
Ngoài việc lựa chọn các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần chủ động kết hợp chăm sóc, bảo vệ da đầu giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. Một số biện pháp tích cực bạn nên thực hiện như:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với các loại rau, củ quả, thực phẩm chứa nhiều kẽm,…. Đồng thời hạn chế sử dụng hải sản, trứng, sữa vì chúng có khả năng tăng phản ứng dị ứng khiến bệnh nặng hơn.
- Người bệnh cần đảm bảo luôn vệ sinh da đầu sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn nấm và tạo môi trường tốt giúp da hấp thụ thuốc tối đa để hỗ quá trình chữa trị.
- Không sử dụng chung đồ vật cá nhân ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm vi khuẩn nấm da đầu với người xung quanh.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tránh sử dụng hóa chất nhuộm, tạo kiểu tóc vì chúng có thể khiến tình trạng nấm nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Luôn giữ cho da đầu được thông thoáng, do vậy bạn cần hạn chế dùng mũ hoặc khăn che đầu. Vì điều này sẽ kích thích bã nhờn ở da đầu tiết ra nhiều tạo điều kiện tốt để vi khuẩn nấm bùng phát.
- Sau khi gội đầu, người bệnh cần làm tóc khô hoàn toàn trước khi đi ngủ, tránh để tóc ướt bết sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn nấm phát triển cản trở quá trình trị bệnh.
Như vậy có thể thấy rằng, nấm da đầu gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ và sức khỏe. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không áp dụng phương pháp chữa trị và chăm sóc phù hợp.
Hy vọng với thông tin trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi bệnh nấm da đầu có chữa khỏi được không từ đó có biện pháp chủ động ngăn ngừa bệnh lý phát triển nặng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!