Tin tức

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Có khá nhiều trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân do bệnh da liễu, bệnh truyền nhiễm hoặc những vấn đề về kích ứng da. Triệu chứng này hầu hết khá lành tính, không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thậm chí, số ít trường hợp bé còn gặp phải tình trạng phù mạch, bội nhiễm. Do vậy, ba mẹ cần biết rõ nguyên nhân cũng như hướng điều trị đúng cách cho bé. 

Tại sao trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân?

Đề kháng của da yếu cũng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân
Đề kháng của da yếu cũng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân

Các nguyên nhân thường gặp gây nổi mẩn đỏ ở chân của bé là:

  • Do đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường chưa hoàn thiện, trẻ có sức đề kháng yếu, cơ thể thường không chống lại được các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm gây kích ứng da.
  • Do dị ứng: Da của bé rất dễ bị kích ứng vì còn non và mỏng. Đặc biệt, nếu bé phải tiếp xúc với lông thú, phấn hoa, môi trường có bụi bẩn, mỹ phẩm hóa chất… sẽ làm tăng phản ứng dị ứng hơn.
  • Yếu tố thời tiết: Việc thay đổi thời tiết đột ngột cũng tác động nhiều đến cơ thể trẻ, khiến trẻ không kịp thích ứng dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ.
  • Do côn trùng đốt: Những vết đốt gây ra bởi côn trùng như muỗi, kiến… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn, ngứa khó chịu.
  • Vấn đề vệ sinh: Nếu ba mẹ không thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé, hoặc vệ sinh bằng nguồn nước bẩn, không đúng cách cũng khiến da bé bị kích ứng, nổi mẩn.
  • Dùng thực phẩm kích ứng: Những loại thực phẩm như hải sản, đậu, lạc, sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ… có thể khiến bé bị dị ứng mà cha mẹ không biết.

Bé nổi mẩn đỏ ở chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thông thường, việc nổi mẩn đỏ ở chân của bé do những nguyên nhân nêu trên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Các triệu chứng kích ứng thường lành tính, khỏi sau vài ngày và không để lại sẹo.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân do nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, ba mẹ cần hết sức chú ý và có biện pháp can thiệp phù hợp để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra với con.

Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da nguy hiểm
Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da nguy hiểm

Một số bệnh lý khiến trẻ nổi mẩn đỏ ở chân là:

  • Sốt phát ban: Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ với các triệu chứng như nổi ban đỏ khắp người (bao gồm cả chân), sốt cao, viêm họng, ho, sổ mũi…
  • Nổi mề đay: Hiện tượng nổi mề đay xảy ra do đề kháng của bé còn yếu. Khi bị mề đay, tay và chân của bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa gây nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.
  • Bệnh chân tay miệng: Đây là một bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ do virus gây ra. Trẻ khi bị chân tay miệng thường có triệu chứng nổi mẩn đỏ ở chân, sốt cao, viêm họng, phồng rộp lưỡi.
  • Viêm da cơ địa: Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường rất dễ tái phát do da bé còn mỏng, dễ bị kích ứng, bong tróc da và nổi mẩn.
  • Bệnh sởi: Bệnh sởi khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng cho trẻ nhỏ. Trẻ thường có biểu hiện nổi mẩn, sốt cao, ho, mắt sưng đỏ, mệt mỏi và quấy khóc.
  • Bệnh Kawasaki: Đây là căn bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy hiếm gặp, nhưng Kawasaki vẫn có khả năng đe dọa đến sức khỏe của bé. Vùng da bé khi bị bệnh thường có triệu chứng đau nhói, phù nề. Trẻ có thể nổi hạch bạch huyết ở góc hàm và vùng cổ.

Do các bệnh lý nêu trên khá nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe của bé nên ba mẹ cần hết sức lưu ý đến các triệu chứng của con. Nếu bé bị nổi mẩn đỏ ở chân kèm theo hiện tượng lười ăn, quấy khóc, mệt mỏi, sốt cao thì cần phải đưa bé đến bệnh viện. Đặc biệt, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng như viêm loét, bội nhiễm, hoại tử da, để lại sẹo.

Một số cách điều trị khi chân bé bị nổi mẩn đỏ

Nếu các nốt mẩn đỏ ở chân của bé tự khỏi sau khoảng vài ngày, ba mẹ không thiết phải áp dụng các phương pháp điều trị vì đây là hiện tượng bình thường, lành tính. Ngược lại, khi các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu cho bé, ba mẹ nên áp dụng các phương pháp cải thiện sau:

Trị mẩn đỏ cho trẻ nhỏ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây y để trị nổi mẩn đỏ cho bé ở các vùng da như chân thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nặng, có nguy cơ bội nhiễm. Ba mẹ cần lưu ý không được tự ý dùng thuốc cho con mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng cho bé bị mẩn đỏ ở chân là:

  • Nhóm kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định dùng khi bé có dấu hiệu bị bội nhiễm, da bị viêm nhiễm hoặc có mụn mủ gây đau nhức khó chịu.
  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc có thành phần kháng histamin sẽ giúp bé giảm các triệu chứng mẩn đỏ do dị ứng, kích ứng.
  • Dùng kem dưỡng da: Kem dưỡng ẩm có tác dụng bảo vệ da, làm mềm da và giảm ngứa hiệu quả. Ba mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm vừa giúp giảm ngứa, vừa dưỡng da cho bé tốt hơn.
  • Dung dịch sát khuẩn: Các dung dịch sát khuẩn lành tính có thể dùng ngoài da cho bé là Menthol, Povidon, Phenol giúp giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm cho con.
Ba mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm da để giúp bé giảm ngứa
Ba mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm da để giúp bé giảm ngứa

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân dùng phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian ứng dụng những nguyên liệu tự nhiên mang lại hiệu quả cải thiện bệnh về da rất tốt cho bé. Ba mẹ cần lưu ý rằng, phương pháp này không được sử dụng khi bé có triệu chứng bội nhiễm hoặc trên da có vết loét, vết thương hở. Các phương pháp an toàn từ nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng alf;

  • Dùng lá kinh giới: Lá kinh giới thường có tính ấm, vị cay, có tác dụng tiêu viêm, trừ độc và giảm ngứa hiệu quả. Ba mẹ có thể lấy lá kinh giới rửa sạch sau đó vắt lấy nước để bôi lên vùng da chân đang bị nổi mẩn.
  • Tắm với lá dâu tằm: Lá dâu tằm cũng có tác dụng giảm sưng viêm và giảm ngứa, hỗ trợ điều trị bệnh về da rất tốt. Ba mẹ nên dùng 1 nắm lá dâu tằm, đun sôi với khoảng 3 lít nước rồi pha ấm vừa phải và tắm cho bé.
  • Dùng lá khế: Lá khế có tính bình, hơi chát, giúp lợi tiểu, giảm ngứa và chống viêm mang đến hiệu quả giảm sưng, giảm mẩn ngứa rất tốt.
ArrayArray

Bình luận (50)

  1. Đàm Thị Cúc Thảo says: Trả lời

    Thuốc mề đay đỗ minh có uy tín, chất lượng ko mà bài viết lại dám giới thiệu cho trẻ con dùng thế, giờ đông y nhìn đâu cũng thấy phốt nên tôi ko dám sử dụng luôn đấy

    1. litrin 0306 mẹ hot mom says:

      Thuốc mề đay đỗ minh còn được lên cả báo lao động đấy, trang báo này chính thống, thông tin chuẩn xác. Vs nhiều người dùng thuốc cũng khen mà, ít review còn lo chứ nhiều người review thì tin tưởng được về chất lượng bạn ạ

  2. Lê Bế Tường Vy says: Trả lời

    trong tgian dùng thuốc mề đây đỗ minh có cần cho bé kiêng quạt hay gió trời gì ko? e nghe nói ra gió nhiều mẩn đỏ lâu lặn ạ?

    1. Hoa Quyên says:

      Chỉ cần kiêng gió trời thôi bà à, chứ kiêng quạt trời nóng bọn nhỏ chịu gì nổi, quạt thì nên mở số nhỏ, đừng mở số quá lớn, thường nếu ra gió quá nhiều mẩn đỏ mới lâu lặn thôi. Chứ ngồi quạt cũng ko sao đâu, kiêng quạt mà trời nóng, mô hôi ra nhiều mẩn đỏ còn nổi nhiều hơn đó chứ

  3. Đào Thị Thúy Bình says: Trả lời

    Con mình mới bị nổi mẩn đỏ ở chân, chỉ có khu vực chân, mẩn đỏ nổi cũng chưa dày lắm, nếu áp dụng pp tắm bằng lá khế có hết được không? và phải tắm trong bao lâu?

    1. Trịnh Thị Yến Khanh says:

      tắm thế này phải hàng tháng ấy bác ạ, chứ ngày 1 ngày 2 chưa ăn thua. Em nghĩ bác cứ cho con đi khám rồi dùng thuốc chữa cho dứt điểm, chứ tắm lá nó lai dai mãi cũng khổ. Trẻ con ngứa ngáy tí là khó chịu, bứt rứt lắm

    2. Linh Chi says:

      Tốt nhất mom nên dẫn bé đi thăm khám, mua thuốc cho bé sử dụng, vừa kết hợp thuốc, vừa kết hợp phương pháp tắm bằng lá khế cũng ok. Nước lá khế nó sát khuẩn da khá tốt đó

  4. Sữa bò tươi says: Trả lời

    Thím nào cho con dùng thuốc mề đay đỗ minh rồi thì review giúp em vs ạ. Con em 8t liệu dùng được thuốc này chưa?

    1. Phạm Yến Phượng says:

      Em chưa cho bé nhà e sử dụng thử thuốc này nữa, nhưng nãy lướt web thấy bài này bé sử djng thuốc xong phụ huynh của bé cũng khen thuốc ghê lắm, chắc cũng hiệu quả đấyhttps://camnangbenhdalieu.com/bai-thuoc-me-day-tre-em-gan-150-tuoi-cua-nha-thuoc-do-minh-duong-co-con-phu-hop-voi-nguyen-nhan-gay-benh-hien-nay-n4251.html

    2. Nguyễn Thị Bích Trâm says:

      Em đánh giá khá cao thuốc đấy chế, con chế 8t dùng vô tư nhé, hồi đó bé nhà e bị mề đay mói có 7t, e cũng dẫn bé qua nhà thuốc cho bsi thăm khám và điềuu trị đây. Nói chung bsi bên nhà thuốc thăm khám nhiệt tình lắm, e đánh giá rất cao sự tận tâm của bác sĩ. Đợt đó bé nhà e khám và điều trị với bsi tuấn, thăm khám xong bác tuấn kê cho bé nhà e đơn thuốc, trước khi ra về còn dặn dò đủ thứ, Sử dụng thuốc theo lời căn dặn của bsi tầm 2 tuần hơn thấy mẩn đỏ trên cơ thể bé cũng có dấu hiệu lặn, mà được cái sử dụng thuốc nam bé ko bị nóng trong người, chứ đợt sử dụng thuốc tây, nóng trong người bé cứ quấy khóc miết. Sử dụng thuốc được 1 tháng rưỡi, mẩn đỏ ở chân lặn bớt, vùng bụng và lưng thì lặn hẳn. Sử dụng thuốc được gần 2 tháng cũng kết thúc liệu trình điều trị, mẩn đỏ toàn cơ thể lặn hết, sau mấy tuần liền cũng ko thấy mẩn đỏ tái phát lại như trước. Thấy bé khỏe mình cũng an tâm

    3. Nguyễn Thị Thánh Thý says:

      thuốc này có nặng mùi nặng vị ko chị, mùi vị nặng quá e sợ con em không chịu uống ấy

    4. Tâm Nghiên says:

      Thuốc mề đay đỗ minh được bào chế thành dạng cao tinh chát và viên hoàn rổi, ko có kiểu như thuốc nam đun sắc thông thường đâu nên mùi vị cũng dễ chịu hơn, mỗi lân uống thì pha thuốc trực tiếp vào nước nóng thôi, uống nhanh lắm

    5. macao si mê says:

      @NThý Bé uống xong rồi chị cho bé ngậm kẹo hay ăn trái cây gì ngọt ngọt là được ấy chị. Cu cậu nhà e ban đầu cũng khóc lóc ko chịu uống thuốc, e cũng chơi chiêu này ấy. Chứ thuốc ko thể nào ngọt lịm như kẹo được đâu, cũng hơi có vị đắng nhẹ mới gọi là thuốc chứ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *