Tin tức

Tiêm Vaccine Bị Nổi Mẩn Đỏ Do Đâu Và Cách Khắc Phục

Tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ, nổi mề đay khiến nhiều người lo lắng, không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin lý giải nguyên nhân và biện pháp xử trí cần thiết khi gặp phải tình trạng này. 

Giải đáp nguyên nhân sau tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ

Sau khi tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ, mề đay, dị ứng là những phản ứng phụ ai cũng có thể gặp phải. Ở đại đa số người bệnh, các phản ứng ở mức độ nhẹ như châm chích trên da, ngứa râm ran, nổi mẩn thì một số đối tượng lại có biểu hiện phù nề, phồng rộp với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau.

Tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ xuất hiện với những mức độ khác nhau tùy theo từng đối tượng. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 5 tới 10 phút, phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người. Tuy nhiên, một số người nhận thấy tình trạng mề đay, mẩn đỏ sau khi tiêm khoảng 24h, thậm chí có trường hợp sau tiêm 8 – 20 ngày mới xuất hiện.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, về bản chất, nổi mẩn đỏ, mề đay sau khi tiêm phòng so với tình trạng mãn tính không có điều gì khác biệt. Vậy tình trạng mẩn đỏ này có phải là một phản ứng bình thường sau khi tiêm vaccine hay không.

Tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ khiến nhiều người lo lắng
Tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ khiến nhiều người lo lắng

Giải thích vấn đề này, chuyên gia cho rằng, sau tiêm vaccine về bị nổi mẩn đỏ có thể chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có tác nhân dị nguyên xâm nhập. Nhiệt độ cơ thể tăng cao sau đó gây sốt, sau sốt thường xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa.

Tình trạng này thường chỉ là phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine và đa số mọi người đều có thể gặp phải. Chúng sẽ khỏi nhanh chóng sau 1 – 2 ngày nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, ở những đối tượng có cơ địa dị ứng thì nguy cơ nổi mẩn đỏ kéo dài hoặc tái phát mề đay sau tiêm phòng là rất cao.

Đặc biệt, nếu điều kiện thời tiết chuyển lạnh, sức đề kháng suy giảm sẽ khiến cơ thể tích tụ độc tố. Vaccine khi đó sẽ là yếu tố phụ kích thích dị ứng mẩn đỏ tái phát với mức độ dày hơn, nghiêm trọng hơn.

Nổi mẩn đỏ, mề đay sau tiêm vaccine có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng sau khi chích ngừa bị nổi mẩn đỏ thường là phản ứng xảy ra do sự đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể khi tiếp xúc với kháng thể. Vì vậy, đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm, thông thường sau một thời gian, biểu hiện sẽ tự hết.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phân biệt tình trạng bị nổi mẩn đỏ sau khi tiêm vaccine với một số phản ứng chỉ điểm có tính chất nguy hiểm khác như phù mạch, mề đay kéo dài sau khi tiêm để có phương án xử trí kịp thời và nhanh chóng nhất.

Biện pháp điều trị nổi mẩn đỏ sau khi tiêm vaccine

Nổi mẩn đỏ sau khi tiêm phòng nên xử lý như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau khi xử lý tại chỗ, tình trạng đi tiêm vacxin về bị nổi mẩn đỏ có thể được can thiệp bằng các phương pháp Tây y, Đông y hoặc mẹo tại nhà.

Sau tiêm vaccine nổi mẩn đỏ thường do phản ứng khi tiếp xúc với kháng thể
Sau tiêm vaccine nổi mẩn đỏ thường do phản ứng khi tiếp xúc với kháng thể

Thực tế, vấn đề dị ứng sau tiêm vắc xin hoàn toàn có thể can thiệp và chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra, đồng thời tăng cường sức đề kháng và đào thải độc tố ở trong cơ thể.

Tây y

Khi tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ, mề đay, dị ứng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc Tây bao gồm:

  • Thuốc uống kháng histamine: Các bác sĩ da liễu cho rằng việc sử dụng các loại thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm nhanh chóng các biểu hiện ngứa ngáy, châm chích ở trên da.
  • Thôi bôi có chứa menthol: Tác dụng của loại thuốc này là làm giảm hiện tượng nổi mẩn ngứa, khó chịu, giảm ngứa và giảm nổi mẩn sau khi tiêm phòng.
  • Kem dưỡng ẩm: Đây là sản phẩm hiệu quả trong việc làm giảm hiện tượng kích ứng, khô rát, ngứa ở trên da do dị ứng hoặc nổi mẩn đỏ sau khi chích ngừa.
  • Omaizumab: Đây là một trong những loại thuốc được kê cho người có tiền sử mắc bệnh mề đay mãn tính hoặc có cơ địa dị ứng.
Thôi bôi có chứa menthol thường được bác sĩ chỉ định
Thôi bôi có chứa menthol thường được bác sĩ chỉ định

Người sau tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và chỉ định sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc theo đúng liều lượng, đúng cách để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Mẹo dân gian

Sau tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ có sao không, phải làm thế nào để nhanh hết triệu chứng. Nếu tình trạng này do phản ứng của cơ thể, các mẹo dân gian có thể giúp bạn làm thuyên giảm triệu chứng. Các bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu an toàn, thân quen, đảm bảo an toàn, lành tính.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp trị nổi mẩn đỏ dân gian chỉ cho hiệu quả ở một số trường hợp nhất định. Những mẹo dân gian thường được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Giảm tình trạng tiêm vacxin xong bị nổi mẩn đỏ bằng lá khế: Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 300g lá khế đem rửa sạch đất cát, bụi bẩn rồi đun cùng với nước trong khoảng thời gian 20 phút, sau đó chờ nước nguội và tắm. Nếu được kết hợp cùng với vỏ bưởi, lá ổi, lá sả để xông hơi thì bài thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  • Dùng lá lốt: Lá lốt có chứa các thành phần giúp làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt, da tay, da chân. Bạn cần sử dụng khoảng một nắm lá lốt, thêm muối trắng, đem đun chung với nước trong vòng 15 phút. Nước sau đó nên đổ ra chậu, hòa thêm nước ấm và dùng để tắm.
  • Sử dụng khoai tây: Bạn có thể dùng một vài lát khoai tây để làm các nốt mẩn đỏ thuyên giảm sau khi tiêm vaccine. Củ khoai tây sau khi rửa sạch, đem thái lát để đắp lên vùng da bị mẩn. Chờ sau khoảng 15 phút thì đem bỏ lát khoai tây đi và rửa sạch lại da một lần nữa với nước sạch.
Khoai tây có thể làm giảm các nốt mẩn đỏ
Khoai tây có thể làm giảm các nốt mẩn đỏ

Các mẹo dân gian chỉ có hiệu quả với các trường hợp tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ hoặc dị ứng sau tiêm nhẹ, cấp tính. Tình trạng nổi mề đay hoặc dị ứng mãn tính thì các bài thuốc nói trên thì có tác dụng giảm tạm thời triệu chứng và cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp sớm.

Đông y

Tiêm vaccine bị nổi mẩn đỏ có sao không là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra thời gian gần đây. Sau tiêm vắc xin nếu bị nổi mẩn do phản ứng tự nhiên của cơ thể thì bạn không nên quá lo lắng. Các bài thuốc Đông y có thể giúp điều trị dị ứng, mề đay từ căn nguyên, đảm bảo sự an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Nếu như bài thuốc phù hợp với cơ địa của bạn thì chắc chắn sẽ cho hiệu quả tốt, lâu dài. Đặc biệt, các bài thuốc này đều sử dụng dược liệu từ tự nhiên, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng da. Dưới đây là bài thuốc với các dược liệu cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị: Cần chuẩn bị khoảng 12g bạch tiễn bì, 12g ngân hoa, 10g địa phu tử, 10g tiêu tân lang, 10g lúc mạch, 10g cúc hoa, 10 màng mề gà, 10g bạch phục linh.
  • Cách sử dụng: Cho toàn bộ các nguyên liệu nói trên vào sắc chung với khoảng nửa lít nước trong thời gian 20 phút, sau đó gạn lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày.
Thuốc Đông y điều trị tình trạng dị ứng đảm bảo an toàn, lành tính
Thuốc Đông y điều trị tình trạng dị ứng đảm bảo an toàn, lành tính

Thuốc Đông y đảm bảo tính an toàn nhưng thường không cho tác dụng ngay như thuốc tân dược. Người bệnh cần tới các đơn vị khám chữa để được bác sĩ bắt mạch, kiểm tra, kê đơn phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kiên trì thực hiện bài thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong một thời gian để cơ thể thích nghi, có tác động rõ ràng nhất đối với tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, mề đay.

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ sau khi tiêm vaccine

Để hạn chế tình trạng bị nổi mẩn đỏ, mề đay sau, bên cạnh việc tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm chủng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng trước, trong và sau tiêm như hải sản, tôm,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, tránh dùng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Nên tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn,…
  • Đa phần các trường hợp sau tiêm vaccine nổi mẩn đỏ sẽ ở mức độ nhẹ, nên bạn cần áp dụng chế độ ăn uống, chăm sóc da phù hợp để biểu hiện thuyên giảm.

Khi nổi mẩn đỏ kéo dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời, phù hợp.

Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề tiêm vaccine nổi mẩn đỏ để quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích, giúp bạn có phương án xử trí kịp thời, phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *