TOP 10 Thuốc Chữa Viêm Cầu Thận Được Đánh Giá Cao Nhất
Trên thị trường hiện nay có nhiều cách điều trị, bài thuốc và nhóm dược phẩm được các bệnh nhân viêm cầu thận quan tâm, sử dụng. Vậy thuốc chữa viêm cầu thận nào mang lại hiệu quả tốt và an toàn nhất? Hãy tham khảo ngay 10 nhóm và bài thuốc được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Top 10 thuốc chữa viêm cầu thận phổ biến nhất
Thuốc chữa viêm cầu thận nào tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay. Đặc biệt, viêm cầu thận là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Do đó, sử dụng thuốc điều trị nào tốt, có những lưu ý gì,… luôn được quan tâm hàng đầu. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp top 10 thuốc điều trị viêm cầu thận đã được kiểm chứng về hiệu quả.
Thuốc đặc trị viêm cầu thận tốt nhất – Kháng sinh
Trong nhiễm trùng tiểu cầu thận nặng, điều trị bằng kháng sinh sớm có thể ngăn chặn phản ứng kháng thể với exoenzyme. Các loại thuốc kháng sinh đặc trị viêm cầu thận hiệu quả nhất:
- Pelicillin V: Penicillin V khi thủy phân bởi dịch tiết dạ dày có tính axit và được cơ thể hấp thu nhanh. Hiệu quả của 250mg penicillin V có thể bằng 400.000 U penicillin.
- Cephalexin: Cephalexin giúp ức chế sự nhân lên của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Đây là chất diệt khuẩn hiệu quả chống lại các vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong cầu thận.
- Erythromycin: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trong các tế bào cầu thận
Thuốc điều hòa huyết áp
Như chúng ta đã biết, một trong những triệu chứng thường gặp nhất của người bị viêm cầu thận là tăng huyết áp. Tình trạng này khiến thận có nguy cơ tổn thương, các biến chứng rủi ro cũng tăng đáng kể.
2 loại thuốc giảm huyết áp được kiểm chứng an toàn và có thể kê đơn cho bệnh nhân viêm cầu thận:
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Phổ biến nhất là eceon, zestril, captopril, Stadovas 5 CAP,…
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): 2 loại phổ biến được khuyên dùng là diovan, cozaar,…
Trong 5 – 7 ngày đầu tiên sử dụng thuốc, người bệnh có thể thay đổi đổi nồng độ điện giải và gặp tình trạng giảm chức năng thận. Sau khi sử dụng 1 – 2 tuần, các triệu chứng mới bắt đầu ổn định. Do đó người bệnh cần thường xuyên làm xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng cơ thể.
Lưu ý: Để sử dụng thuốc điều hòa huyết áp hiệu quả và an toàn nhất, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kèm thuốc lợi tiểu. Đồng thời người bệnh cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn nhạt hoàn toàn để kiểm soát tình trạng viêm cầu thận tốt nhất và tạo điều kiện để thuốc hấp thu vào cơ thể.
Thuốc chữa viêm cầu thận nào tốt? – Thuốc lợi tiểu
Tình trạng viêm nhiễm là nguyên nhân làm suy giảm chức năng lọc của cầu thận khiến chất thải bị ứ đọng trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài dẫn đến triệu chứng sưng phù các chi và tăng huyết áp. Hơn nữa, tình trạng bí tiểu, tích chất lỏng trong nội tạng lâu ngày cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Do đó bên cạnh thuốc điều hòa huyết áp, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm nhóm thuốc lợi tiểu nhằm giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể người bệnh. Loại thuốc lợi tiểu được đánh giá hiệu quả tốt nhất và sử dụng phổ biến gồm Furosemid dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, 2 loại thuốc lợi tiểu khác cũng được kiểm chứng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân viêm cầu thận là bumetanide và diamox.
Thông thường, chỉ cần sử dụng thuốc khoảng 1 tuần, các triệu chứng tăng huyết áp và phù nề do viêm cầu thận sẽ được cải thiện đáng kể. Trong trường hợp cơ địa không đáp ứng được thuốc, bệnh nhân có thể phải lọc máu ngoài cơ thể.
Viêm cầu thận uống thuốc gì? – Thuốc điều trị thiếu máu
Khi mắc viêm cầu thận, chức năng lọc máu có thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này dẫn tới các lượng máu sản sinh ra không đáp ứng đủ nhu cầu của các hoạt động và phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi kéo dài của người bệnh.
Vì vậy, ngay khi có kết quả chẩn đoán bệnh viêm cầu thận, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bổ sung hormone erythropoietin và chất sắt giúp cơ thể tăng sản sinh các tế bào hồng cầu. Ngoài các loại viên uống bổ sung sắt, người bệnh cũng nên đưa các thực phẩm giàu sắt như vào thực đơn hàng ngày để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể do viêm cầu thận.
Các loại thịt đỏ rất giàu sắt nhưng nguồn protein động vật quá dồi dào, không tốt cho việc điều trị viêm cầu thận. Bạn nên ưu tiên các nguồn sắt dồi dào.trong thực vật như: Cần tây, rau dền đỏ, rau đay, đỗ đen, đỗ tương,…
Thuốc giảm cholesterol hỗ trợ điều trị viêm cầu thận
Tương tự như tình trạng tăng huyết áp, các nghiên cứu chỉ ra chỉ số cholesterol trong máu của người bệnh viêm cầu thận cũng rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến tim mạch.
Trong tình trạng mức cholesterol quá xấu, các bác sĩ sẽ dùng thuốc đặc trị để làm giảm chỉ số này xuống ở mức bình thường. Nhóm thuốc thường dùng nhất là Statin – ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch và xơ vữa động mạch.
Thuốc trị viêm cầu thận tốt nhất – Thuốc ức chế miễn dịch
Trường hợp viêm cầu thận do hệ miễn dịch tấn công cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để tránh nhầm lẫn tấn công vào các tế bào khỏe mạnh ở cầu thận. Loại thuốc này có tác dụng làm hạn chế khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu. 2 loại thuốc ức chế miễn dịch thường được kê đơn nhất:
- Cortisteroid: Thuốc cho tác dụng giảm sưng hiệu quả và ức chế miễn dịch
- Cyclophosphamide: Đây là hoạt chất ức chế miễn dịch liều cao thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư. Khi dùng để điều trị cho bệnh nhân viêm cầu thận, các bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng thấp.
Ngoài ra, một số loại thuốc ức chế miễn dịch đều được qua kiểm định an toàn cho người bệnh viêm cầu thận là: Mycophenolate mofetil, Azathioprine, Rituximab, Cyclosporine,…
Lưu ý: Người bệnh thận trọng sử dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ rất nguy hiểm. Do đó bắt buộc cần sự giám sát của bác sĩ điều trị trong quá trình sử dụng thuốc. Trường hợp sử dụng sai liều lượng sẽ khiến bệnh càng tiến triển trầm trọng, gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Thuốc bảo vệ xương
Loãng xương cũng là một biến chứng của viêm cầu thận khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng. Do đó các bác sĩ có thể kê toa bổ sung vitamin D và canxi giúp ngăn ngừa suy yếu xương, đề phòng nguy cơ gãy xương.
Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng thêm các hoạt chất kết dính phosphate để làm giảm lượng photpho trong máu. Điều này góp phần bảo vệ mạch máu hiệu quả trước sự vôi hóa canxi.
Thuốc chữa viêm cầu thận? – Thuốc giãn mạch
Mục đích của việc dùng thuốc giãn mạch trong điều trị viêm cầu thận là giúp chống tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận do viêm nhiễm cầu thận. Từ đó cũng hỗ trợ quá trình điều hòa huyết áp nhằm ngăn ngừa các biến chứng xấu liên quan đến tim mạch. 2 nhóm thuốc giãn mạch hiệu quả nhất:
- Natri nitroprusside : Natri nitroprusside là một thuốc chống tăng huyết áp mạnh. Đồng thời cũng tạo ra sự giãn mạch và tăng hoạt động inotropic của tim.
- Hydralazine: Thuốc làm giảm huyết áp bằng cách gây giãn mạch ngoại biên thông qua việc tác động trực tiếp cơ trơn mạch máu trong mô cầu thận.
Thuốc chữa viêm cầu thận – Thuốc chẹn kênh canxi
Khi cơ thể dung nạp lượng canxi quá lớn sẽ tạo áp lực cho thận phải hoạt động hết công suất để đào thải ra ngoài. Do đó việc dùng thuốc chẹn kênh canxi là cần thiết để giúp ức chế sự di chuyển của các ion canxi trên màng tế bào thận. Qua đó mà ngăn ngừa tình trạng viêm cầu thận diễn biến nghiêm trọng hơn.
Nifedipine là thuốc chẹn kênh canxi dihydropyridine được đánh giá là hiệu quả nhất. Cơ chế cụ thể mà nifedipine làm giảm huyết áp được cho là phần lớn do tác dụng giãn mạch của nó trên các mạch máu ngoại biên. Đồng thời làm giãn cơ trơn mạch vành, ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch.
Điều trị viêm cầu thận bằng thuốc Tây tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại để lại nhiều tác dụng phụ đối với trường hợp người bệnh có thể trạng yếu hay cơ địa mẫn cảm. Hơn nữa, các chuyên gia cũng nhận định viêm cầu thận là 1 bệnh lý có khả năng tái phát lại rất cao nếu không điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh.
Do đó rất nhiều người bệnh viêm cầu thận hiện nay đang có xu hướng tìm hiểu về các bài thuốc nam về độ lành tính và hiệu quả cao. Hiểu được những băn khoăn này, các chuyên gia y học cổ truyền đã gợi ý bài thuốc nam gia truyền 150 tuổi đến từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường đặc trị viêm cầu thận tận căn nguyên bệnh.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm cầu thận
Để quá trình dùng thuốc chữa viêm cầu thận đạt hiệu quả cao nhất và không gây tác động tiêu cực, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nhận được tư vấn về liệu trình thích hợp nhất.
- Không tự ý mua thuốc tại các cơ sở y tế mà không có đơn kê. Đồng thời cũng nghiêm cấm việc tự kéo dài thời gian hay liều lượng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Việc thay đổi liều lượng thuốc cần được thăm khám và do chính bác sĩ điều trị trực tiếp chỉ định.
- Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng các loại thuốc chữa viêm cầu thận.
- Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học nhất để kiểm soát tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo về hàm lượng muối và kali dung nạp vào cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Từ bỏ những thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu và các chất thích khác. Những độc tố từ các chất kích thích này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tạo áp lực cho thận, làm tình trạng viêm cầu thận càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn biến của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa viêm cầu thận phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin được chọn lọc và tổng hợp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết hơn về thuốc chữa viêm cầu thận và lưu ý khi áp dụng. Chúc bạn đọc và người thân luôn dồi dào sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!