TOP 3 Cách Chữa Viêm Cầu Thận Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Hiện nay có 3 hướng điều trị bệnh viêm cầu thận phổ biến nhất: Tây y, mẹo dân gian và Đông y. Hãy cùng chuyên gia – cố vấn y khoa VTV2 kiêm GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Lương y Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu chi tiết các cách chữa viêm cầu thận mang đến hiệu quả an toàn, nhanh chóng nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Chữa viêm cầu thận bằng Tây y
Chữa viêm cầu thận bằng thuốc ức chế miễn dịch
Đây là một phương pháp chữa viêm cầu thận phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp viêm cầu thận do hệ miễn dịch tấn công, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc ức chế miễn dịch để ứng phó với vấn đề này.
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ chữa viêm cầu thận dựa trên tác dụng hạn chế khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên bạn cần làm các xét nghiệm thường xuyên điều chỉnh lượng thuốc sử dụng.
Một số loại thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả nhất được chỉ định chữa viêm cầu thận:
- Corticosteroid: Giúp giảm sưng và ức chế hệ miễn dịch của bệnh nhân, tránh nhầm lẫn tấn công vào các tế bào mô thận khỏe mạnh.
- Cyclophosphamide: Hoạt chất này thường dùng để ức chế hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư. Nếu sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm cầu thận, các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng rất nhỏ.
- Một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác: Azathioprine, Cyclosporine, Rituximab,… giúp kiềm chế tối đa hoạt động của các tế bào bạch cầu.
Điều trị tăng huyết áp để chữa viêm cầu thận
Tăng huyết áp cũng là một biến chứng điển hình nhất của người mắc chứng viêm cầu thận thường gặp phải. Chính vì vậy quá trình điều trị viêm cầu thận không thể thiếu được thuốc điều hòa huyết áp.
Một số loại biện pháp điều hòa huyết áp cho bệnh nhân viêm cầu thận: dùng thuốc ức chế canxi (Amlodipine và Nifedipine), thuốc ức chế thần kinh trung ương (Aldomet), thuốc ức chế men chuyển (Enalapril và Captopril).
Điều trị phù nề
Khi cầu thận bị tổn thương sẽ dẫn đến khả năng lọc suy giảm khiến độc tố tích tụ. Tình trạng này kéo dài gây nên dịch ứ dịch và gây phù nề dưới da chân, tay và mí mắt. Lúc này người bệnh sẽ chỉ định sử dụng thuốc tiêu viêm, giảm phù nề,… để khắc phục triệu chứng khó chịu này. Loại thuốc điển hình nhất được đánh giá hiệu quả cao là Furosemid vì:
- Tăng cường bài tiết để loại bỏ độc tố, giảm ứ đọng dịch trong nội tạng lâu ngày.
- Hỗ trợ lợi tiểu để bài tiết độc tố trong cơ thể
- Đào thải lượng muối dư thừa ra ngoài cơ thể
- Hạ huyết áp, ngăn các biến chứng xấu liên quan đến tim mạch.
- Củng cố xương chắc khỏe, ngừa loãng xương.
- Tái tạo và tăng cường chức năng tế bào mô thận bị tổn thương.
Kháng sinh chữa viêm cầu thận
Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm cầu thận là rất cần thiết để ngừa viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập ồ ạt. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ chỉ định các loại kháng sinh khác nhau.
Với các tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng các penicillin, cephalosorin, ampicillin, amoxicillin,….
Lưu ý: Người bệnh chữa viêm cầu thận bằng kháng sinh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây tác động xấu tới hiệu quả điều trị bệnh.
Chữa viêm cầu thận bằng cách điều trị bí tiểu
Khi cầu thận bị viêm nhiễm, chức năng đào thải độc tố của thận cũng bị suy giảm, dẫn đến phù nề ở chân. Trong trường hợp này, thuốc lợi tiểu sẽ giúp giảm phù, tăng lượng nước tiểu và cải thiện chức năng thận.
Các thuốc lợi tiểu phổ biến nhất là Manitol và Furosemid. Liều dùng cần được điều chỉnh mỗi ngày tùy theo mức độ đáp ứng thuốc của người bệnh.
Lọc màng bụng chữa viêm cầu thận
Phương pháp này được áp dụng khi viêm cầu thận đã diễn biến đến những giai đoạn cuối cùng. Lúc này thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng nên cần sử dụng màng lọc thay thế. Các bác sĩ sẽ đưa các khí cụ chuyên khoa vào màng bụng của bệnh nhân để tiến hành lọc chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định đây vẫn chỉ là một phương pháp tạm thời để duy trì các chức năng sống cho người bệnh. Trên thực tế, khi bệnh lý chưa được giải quyết triệt để sẽ rất dễ tái phát.
Chữa viêm cầu thận bằng chạy thận nhân tạo và ghép thận
Đối với các trường hợp viêm cầu thận mãn tính, người bệnh không đáp ứng thuốc sẽ được chỉ định 2 phương pháp sau:
- Chạy thận nhân tạo: Sử dụng thiết bị chuyên biệt để thay thế chức năng lọc của cầu thận.
- Ghép thận: Thay thế thận tổn thương của người bệnh bằng thận được hiến tặng.
Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận nhanh nhất
Với những người bị viêm cầu thận nhẹ, lương y Tuấn khuyên thay vì chọn sống chung với thuốc Tây, bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian với các thảo dược tự nhiên cũng mang đến hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo dân gian hay nhất mà lương y Tuấn mang đến giúp bạn tham khảo thêm:
- Chữa viêm cầu thận bằng lá lệ chi thảo
Lá lệ chi là vị thuốc có tác dụng giải độc, tiêu phù, lợi tiểu nên giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận như phù nề, tiểu ít, buồn nôn, táo bón…
Nguyên liệu: Lá lệ chi, xa tiền thảo (50g mỗi vị)
Cách thực hiện: Sơ chế sạch 2 vị thuốc sắc trong lửa nhỏ cùng với 500ml. Nước cốt thu được chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống hòa cùng với một ít mật ong.
- Chữa viêm cầu thận bằng râu ngô và rễ cỏ tranh
Kết hợp râu ngô và rễ cỏ tranh sẽ đưa đến giải pháp chữa viêm cầu thận toàn diện. Đây đều là những dược liệu quý có tác dụng lợi tiểu giúp bài tiết độc tố hiệu quả. Kết hợp râu ngô và rễ cỏ tranh là bài thuốc nam giúp khắc phục triệt để các triệu chứng viêm cầu thận.
Nguyên liệu: Râu ngô, rễ lau trắng tươi (50g mỗi loại)
Cách thực hiện: 2 vị thuốc này đem rửa sạch, đun lấy nước uống như trà, thuốc dùng uống hết trong 1 ngày. Nếu duy trì bài thuốc liên tục sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng rất nhanh chóng.
Lưu ý: Bài thuốc chống chỉ định với những người mắc chứng viêm cầu thận do thận, tỳ hư.
- Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận từ rau dừa nước
Rau dừa nước là một loại cây dại, mọc nhiều ở kênh rạch. Kinh nghiệm dân gian có ghi chép lại rằng, rau dừa nước đã được sử dụng từ lâu để điều trị bệnh về chức năng thận như viêm tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu ra máu và đặc biệt là viêm cầu thận.
Bài thuốc điều chế từ rau dừa nước sẽ cho tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng nước tiểu đục kéo dài, tiểu ra máu. Nếu đang tìm kiếm cách chữa viêm cầu thận hiệu quả nhất, bạn đừng nên bỏ qua loại thảo dược tự nhiên này.
Cách thực hiện: Rửa sạch 100g rau dừa nước đem sắc với 500ml nước trong lửa nhỏ, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Để làm thuyên giảm các triệu chứng viêm cầu thận, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian khoảng 10 ngày đến 15 ngày vì thuốc cần khá nhiều thời gian để phát huy tác dụng.
Chữa viêm cầu thận TRIỆT ĐỂ bằng Đông y
Đối với phương pháp này, chuyên trang đã hỏi ý kiến của lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn, cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, được biết: “Trong y học cổ truyền viêm cầu thận thuộc chứng thủy thũng, do phong hàn tà thấp nên gây ứ đọng nước tại thận. Y học cổ truyền đã tập trung sâu vào căn nguyên của bệnh, nghiên cứu các vị thuốc nhằm bổ tỳ, bổ can thận, điều trị viêm cầu thận và tăng sức đề kháng cơ thể.”
Với cơ chế đó, y học cổ truyền mang tới nhiều bài thuốc trị bệnh, nổi bật nhất là:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Cườm thảo (30g), Biển Đậu, Hoài Sơn, Đậu Đỏ, Mã Đề (20g mỗi vị), Quế bì (4g), Đại hồi và Can khương (8g mỗi vị), Tịch thảo (4g).
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch đem sắc thuốc uống hết trong 1 ngày. Nên kiên trì sử dụng để nhanh cải thiện các triệu chứng.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Đậu đỏ, hoài sơn, dĩ thực, đăng tâm, đại hồi, biển đậu, mã đề, quế đơn, gừng khô.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch đem sắc trong lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn ⅓ thì chắt ra. Mỗi ngày sử dụng 1 tháng, cần kiên trì ít nhất 1 tháng để thuyên giảm các triệu chứng.
Lưu ý: Người bệnh cần kiên trì khi áp dụng các bài thuốc dân gian để mang lại hiệu quả tốt nhất vì dược tính của các loại thảo dược cần thời gian khá lâu để phát huy tác dụng. Đồng thời chú ý điều chế bài thuốc đúng cách để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Điều trị viêm cầu thận là quá trình dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ xuyên suốt liệu trình. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thói quen sinh hoạt khoa học để tự nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!