Bệnh học

Viêm Cầu Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị

Viêm cầu thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất về thận. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về bản chất, dấu hiệu cũng như những kiến thức cơ bản khác về căn bệnh thận này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay của bệnh lý này.

Viêm cầu thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận là gì?

Lý giải về viêm cầu thận bệnh học, trước tiên lương y Tuấn giải thích rằng cầu thận là 1 bộ lọc được tạo thành từ các mạch máu nhỏ xíu. Bộ phận này có nhiệm vụ lọc và điều tiết máu, các chất điện giải và đưa chất thải vào nước tiểu. 

Như vậy, viêm cầu thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm nhiễm tại các tiểu cầu thận và các mạch máu của thận. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, về lâu dài có thể dẫn tới hội chứng suy thận. Bệnh lý này được chia thành 2 nhóm cấp và mạn tính.

Viêm cầu thận nguy hiểm không?

Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi (kể cả trẻ em) và giới tính nào nên chúng ta không nên chủ quan bởi có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe:

  • Suy thận cấp và mãn tính: Chức năng cầu thận bị suy giảm trong thời gian dài khiến chất thải tích tụ, thận phải hoạt động quá tải gây suy thận cấp hoặc mãn tính. Lúc này người bệnh cần lọc máu nhân tạo liên tục để duy trì sự sống.
  • Thận hư: Chức năng lọc máu của thận suy giảm đáng kể có thể dẫn tới hội chứng thận hư. Khi đó, nồng độ cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến phù chân tay, bụng và mí mắt.
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp mãn tính cũng là 1 biến chứng của viêm cầu thận. Thậm chí người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cần cảnh giác

Cũng theo thầy thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó phải kể đến:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp là streptococcus nhóm A có thể xâm nhập qua cổ họng, vào sâu đến cầu thận gây viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân chính làm khởi phát viêm cầu thận ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nguyên nhân khiến cầu thận bị viêm nhiễm
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là nguyên nhân khiến cầu thận bị viêm nhiễm
  • Lupus ban đỏ

Đây là tình trạng hệ miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh do sự nhầm lẫn của các tín hiệu thần kinh. Nếu kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng, điển hình là viêm cầu thận lupus.

  • Thoái hóa tinh bột

Bệnh thoái hóa tinh bột xảy ra khi protein tích tục bất thường trong các cơ quan và mô của bạn. Trường hợp chúng tập trung quá mức ở mô cầu thận khiến khu vực này bị sưng, viêm cấp tính.

  • U hạt Wegener

Bệnh u hạt Wegener (u hạt đại mạch) xảy ra khi các mạch máu trong cơ thể viêm nhiễm bất thường. Tình trạng này khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu để hoạt động (trong đó có cầu thận), gây viêm cấp tính. Tuy nhiên nguyên nhân này thường rất hiếm gặp (kể cả ở người trưởng thành).

  • Viêm đa nốt động mạch

Đây là căn bệnh tấn công trực tiếp vào các động mạch chủ gây tắc nghẽn nghiêm trọng. Điều này khiến các cơ quan nội tạng không nhận được đủ oxy để duy trì hoạt động, vì thế mà hình thành viêm cầu thận.

Triệu chứng viêm cầu thận điển hình

Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận rất đa dạng, khó xác định. Một số trường hợp bệnh tiến triển một cách lặng lẽ không biểu hiện nhiều dấu hiệu, Tuy nhiên một số trường hợp có thể nhận biết được các triệu chứng điển hình sau:

Tăng huyết áp

Đây là biểu hiện đặc trưng nhất để nhận biết viêm cầu thận:

  • Người bệnh xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp bất thường kèm với đau đầu, choáng.
  • Tăng huyết áp diễn ra thường xuyên hơn khi người bệnh trải qua các đợt viêm cầu thận cấp tính. 
  • Người bệnh có thể gặp biến chứng tai biến mạch máu não và suy tim.

Phù nề

Đây là triệu chứng rất đặc trưng vì hoạt động của thận bị suy giảm khiến nước ứ đọng lại cơ quan này gây phù ở 1 số bộ phận trên cơ thể:

Phù nề là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh
Phù nề là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh
  • Người bệnh phù nề nặng ở chân, mặt và mí mắt. Tình trạng phù phù xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng, giảm dần về chiều.
  • Ngoài ra, triệu chứng phù có thể đi kèm với tràn dịch màng phổi và màng tinh hoàn.

Tiểu ra máu

Khi viêm cầu thận xảy ra, người bệnh sẽ nhận thấy rõ ràng nhất sự thay đổi của màu nước tiểu do ảnh hưởng bởi các tổn thương ở thận:

  • Người bệnh đi tiểu kèm cả máu, tuy nhiên triệu chứng này diễn ra không thường xuyên.
  • Người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, thậm chí không tiểu được.
  • Viêm nhiễm ở cầu thận khiến hoạt động đào thải đào thải độc tố bị suy giảm nên lượng nước tiểu ít hơn nhiều so với bình thường. 

Bên cạnh những triệu chứng đặc trưng kể trên, người bệnh còn có thể gặp những biểu hiện bất thường khác như: Khó thở, chân tay bị phát ban, đau nhức khớp, cân nặng sụt bất thường, sốt nhẹ, đau bụng và thắt lưng,…. thậm chí có thể thiếu máu nên cơ thể rất mệt mỏi.

Những phương pháp điều trị viêm cầu thận hiệu quả hiện nay

Về vấn đề điều trị, dự phòng bệnh, lương y Tuấn cho biết, muốn chữa trị hiệu quả cần dựa vào tình trạng bệnh cấp hay mãn tính và các nguyên nhân gây bệnh để xác định mức độ nghiêm trọng ở từng đối tượng. Đó là lý do, tùy vào từng tình trạng mà người bệnh sẽ được khuyên nên lựa chọn trị bằng phương pháp Tây y hay Đông y. 

Điều trị viêm cầu thận bằng Tây y

Sau khi chẩn đoán bệnh bằng các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị theo phác độ phù hợp nhất:

Điều trị viêm cầu thận bằng thuốc Tây

Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến với bệnh viêm cầu thận ở giai đoạn nhẹ. Các loại thuốc Tây sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh, ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Điều trị viêm cầu thận bằng thuốc Tây
Điều trị viêm cầu thận bằng thuốc Tây
  • Thuốc ổn định huyết áp: Loại thuốc này giúp kiểm soát áp suất tại thành mạch máu, ngăn biến chứng về tim mạch. 1 số loại thuốc được dùng phổ biến là eceon, zestril, captopril,…
  • Thuốc lợi tiểu: Tình trạng bí tiểu không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm tích tụ chất lỏng lâu dài trong nội tạng. Do đó các bác sĩ thường chỉ định 1 số loại thuốc lợi tiểu điển hình như bumetanide, diamox,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trường hợp viêm cầu thận do hệ miễn dịch tấn công cần dùng loại thuốc này để tránh nhầm lẫn tấn công vào các tế bào khỏe mạnh ở cầu thận. 1 số loại thuốc điển hình là cyclosporin, tacrolimus,… Tuy nhiên thuốc gây tác dụng phụ nguy hại nên chỉ được dùng khi bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
  • Điều trị phù nề: Người bệnh tuân thủ ăn nhạt tuyệt đối (không quá 15g muối mỗi ngày) kết hợp dùng thuốc chống phù nề được bác sĩ kê đơn.
  • Điều trị hạ huyết áp: Việc hạ huyết áp xuống mức trung bình sẽ góp phần bảo vệ chức năng thận. Các bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril,… để hạ huyết áp cho người bệnh.
  • Nhiễm trùng cầu thận: Điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Một số loại thuốc khác: Vitamin D2, canxi, các nguyên tố vi lượng,… để hỗ trợ hoạt động bài tiết.

Phẫu thuật điều trị viêm cầu thận

Trường hợp viêm cầu thận diễn biến nặng, người bệnh được chỉ định các phương pháp điều trị thay thế để ngăn ngừa các biến chứng. Điển hình là:

  • Thẩm nhân phúc mạc: Phương pháp lọc máu trong cơ thể thông qua lớp niêm mạc ở khoang bụng. Bác sĩ đặt tại thành bụng 1 ống nhỏ để truyền dịch vô trùng vào lọc sạch máu. Thủ thuật này áp dụng được cả với bệnh nhi nhỏ tuổi.
  • Thay huyết tương: Phương pháp loại bỏ phần chất lỏng của máu (huyết tương) và thay thế bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương hiến tặng.
  • Chạy thận: Sử dụng các thiết bị hiện đại lọc máu và đưa vào cơ thể người bệnh.

Trường hợp xấu nhất, phương án cuối cùng là ghép thận. Sau điều trị người bệnh cũng cần được giám sát thận trọng để tránh rủi ro không mong muốn.

Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận tại nhà

Trong trường hợp viêm cầu thận nhẹ, nhiều người bệnh có xu hướng tìm hiểu về các mẹo dân gian để làm thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy phương pháp này không để lại tác dụng phụ nhưng thời gian phát huy tác dụng khá lâu, Do đó người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để tránh chậm trễ điều trị, ảnh hưởng về sau. Một số mẹo hay nhất bạn đọc có thể tham khảo:

Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận rất an toàn và hiệu quả
Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận rất an toàn và hiệu quả
  • Chữa viêm cầu thận bằng lá nhãn: Người bệnh rửa sạch lá nhãn tươi đun uống thay nước hàng ngày sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng nhanh chóng.
  • Chữa viêm cầu thận bằng cây dừa nước: Theo y học cổ truyền, cây dừa nước tính bình có tác dụng thanh nhiệt, mát gan và bổ thận, lợi tiểu. Để khắc phục tình trạng bí tiểu, bạn có thể nấu nước cây rau dừa nước để uống hàng ngày. 

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn về bệnh viêm cầu thận. Tuy được tổng hợp rất chọn lọc nhưng không thể thay thế được các chẩn đoán y khoa hiện đại. Do đó khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường người bệnh cần thăm khám kịp thời để xác định được hướng điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *