Tin tức

Nấm Da Đầu Và Gàu: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nấm da đầu và gàu là 2 tình trạng thường xuất hiện trên da đầu ở cả trẻ em và người lớn, đồng thời có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với nhau. Nếu không thể phân biệt, bạn khó có thể tìm được phương pháp chữa dứt điểm, qua đó để lại biến chứng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về 2 bệnh lý này, bạn đọc hãy cùng tham khảo nguyên nhân, cách điều trị và một số lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.

Nấm da đầu là bệnh gì? Khác biệt với bệnh gàu như thế nào?

Nấm da đầu (hay còn gọi là bệnh ecpet mảng tròn) gây ra ở da đầu bởi vi khuẩn nấm gàu cư trú và gây bệnh. Cần phân biệt với bệnh gàu đơn thuần vì những biểu hiện bên ngoài khá giống nhau, có thể nhầm lẫn nếu không quan sát kĩ càng. 

Khác biệt đầu tiên là, nấm da đầu thường gây bong tróc vảy dạng hình ống khiến người bệnh ngứa ngáy. Còn đối với bệnh gàu, da đầu xuất hiện mảng gàu mỏng, nhỏ, có màu trắng hoặc xám. Người bệnh cũng bị ngứa nhưng việc điều trị dễ dàng hơn, có thể trị khỏi nhanh chóng.

Cần phân biệt nấm da đầu và gàu để có hướng điều trị đúng đắn
Cần phân biệt nấm da đầu và gàu để có hướng điều trị đúng đắn

So sánh giữa tác hại của nấm da đầu và gàu, có thể khẳng định bệnh nấm da đầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm hơn. Nếu bệnh không điều trị sớm da đầu sẽ có nguy cơ bị bội nhiễm do vi nấm ăn sâu vào da, gây nhiễm trùng và biến chứng. Đối với gàu, đơn thuần người bệnh chỉ bị ngứa và có thể cải thiện sau mỗi lần gội đầu.

Dấu hiệu phân biệt giữa nấm da đầu và gàu

Xác định bệnh không đúng sẽ khiến việc điều trị sai cách, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng và diễn tiến mãn tính. Do đó, khi mắc các bệnh lý ngoài da, đặc biệt ở vùng đầu, cần quan sát cẩn thận, phân biệt nấm da đầu và gàu. Cụ thể dựa vào hai tiêu chí sau: 

Về hình thái của nấm da đầu và gàu

Nấm da đầu

Người bệnh sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn của bệnh, cụ thể như sau: 

  • Đầu có cảm giác ngứa ngáy, các vảy nhỏ bắt đầu bong tróc và người bệnh bị rụng tóc 
  • Chuyển sang giai đoạn ngứa dữ dội. Người bệnh cảm thấy rất khó chịu, thường xuyên gãi và trên da đầu bắt đầu xuất hiện mụn
  • Các vết mụn vỡ, lở loét và gây đau. Hiện tượng rụng tóc xuất hiện nhiều hơn, không thể kiểm soát 

Gàu

Các biểu hiện của bệnh gàu thường chỉ gây ra ở lớp sừng. Da đầu đóng thành từng mảng trắng, mỏng hoặc lấm tấm tại da dầu. Các vảy gàu bong ra có màu trắng, hơi bóng, rơi trên vai hoặc tóc

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng này còn gọi là bệnh “cứt trâu”. Khác với nấm da đầu, tình trạng này ít nguy hiểm hơn và có thể tự hết. Ở mức độ nặng, người bệnh cũng cần dùng đến các phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng nhìn chung không quá nghiêm trọng.  

Về vị trí gây tổn thương và tác hại đến người bệnh

Nấm da đầu

Vị trí gây tổn thương chủ yếu ở da đầu, ngoài ra bệnh có thể xuất hiện thêm ở cánh mũi, viền tóc, lông mày và trong ống tai. Bệnh này kéo dài dai dẳng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: 

  • Vùng da đầu tổn thương bị chảy máu, gây đau và kích ứng nghiêm trọng tới người bệnh
  • Các mảng da bong tróc, gây đỏ da đầu, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
  • Gây rụng tóc nghiêm trọng, không điều trị có thể bị hói vĩnh viễn 
Nấm da đầu gây ngứa ngáy dữ dội, nguy cơ biến chứng cao
Nấm da đầu gây ngứa ngáy dữ dội, nguy cơ biến chứng cao

Gàu

Bệnh chủ yếu gây ngứa ngáy ngoài da và khiến người bệnh khó chịu. Nếu dùng loại dầu gội phù hợp có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng này và không để lại biến chứng gì nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây ra nấm da đầu và gàu

Nấm da đầu và gàu đều liên quan mật thiết đến yếu tố vệ sinh hàng ngày. Nếu không vệ sinh đúng cách, không gội đầu thường xuyên chính là yếu tố nguy cơ kích thích các chứng bệnh ngoài da. Ngoài ra, một số nguyên nhân tương đồng khác như sau: Do cơ địa người bệnh và có da đầu nhạy cảm; sử dụng dầu gội không hợp với da đầu. 

Bên cạnh đó, cần chú ý thêm những nguyên nhân riêng biệt của bệnh nấm da đầu và gàu để ngăn chặn triệt để.

Với bệnh nấm da đầu:

  • Chủng nấm Microsporum: Đây là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến ở bệnh nấm da đầu. Sợi tóc gãy gần sát gốc, đốm rụng tóc có màu xám, chủ yếu ở trẻ em khoảng 1-2 tuổi
  • Chủng nấm Trichophyton: Đặc trưng của tình trạng nấm da đầu gây ra bởi bệnh này là các mảng da đầu đỏ hồng, vảy tròn, có thể mưng mủ. Vùng da đầu bị bong tróc, sần sùi, gây ngứa và rụng tóc
  • Chủng nấm Kerion de celse: Nếu người bệnh bị nấm da đầu do vi nấm này có thể xuất hiện các ổ mủ nang lông ở chân tóc. Có khả năng lây lan sang người khác nếu không phòng tránh đúng cách
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là vi nấm, vi khuẩn
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là vi nấm, vi khuẩn
  • Lây nhiễm từ người bệnh khác/động vật: Đây là bệnh có tính chất truyền nhiễm. Nếu vô tình tiếp xúc với vùng da bị nấm hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan từ động vật nếu tiếp xúc với vật nuôi mang mầm bệnh
  • Bệnh lý liên quan khác: Các bệnh lý như á sừng, vảy nến, viêm da,….

Với bệnh gàu:

  • Chủng nấm malassezia: Nguyên nhân gây gàu chủ yếu ở người lớn, nó tác động đến quá trình sản sinh tế bào trên da đầu khiến lượng tế bào này phát triển nhanh, tạo thành mảng gàu
  • Da đầu khô: Tình trạng da đầu khô cũng là nguyên nhân gây gàu. Với nguyên nhân này, người bệnh ít bị đỏ da hoặc sưng vùng da bị gàu

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng là biện pháp tốt nhất để phân biệt giữa nấm da đầu và gàu và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách chẩn đoán phân biệt nấm da đầu và gàu

Người bệnh nên đi khám da liễu, để có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh đang gặp phải. Khi thăm khám và điều trị cho người bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào một số tiêu chí sau đây:

  • Biểu hiện da đầu: Có bong tróc vảy không? Hình dạng vảy? Màu sắc? Tình trạng da đầu sau khi bong tróc
  • Thời gian mắc bệnh: Tình trạng đã kéo dài bao lâu? Người bệnh đã áp dụng biện pháp gì? Có thuyên giảm không?
  • Triệu chứng đi kèm: Người bệnh bị ngứa có kèm đau nhức không? Có bị rụng tóc không? Lượng tóc rụng ít hay nhiều?

Thông qua một số thông tin ban đầu, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ về tình trạng bệnh. Có thể người bệnh sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để xác định cụ thể tác nhân gây bệnh. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân đó, điều trị nhanh chóng và triệt để.

Điều trị nấm da đầu và gàu như thế nào hiệu quả, an toàn?

Dựa vào các thông tin trên, người bệnh có thể phân biệt được nấm da đầu và gàu. Dù là mắc bệnh lý nào cũng nên tiến hành điều trị sớm để giảm các triệu chứng khó chịu ở da đầu của người bệnh. Cụ thể với từng chứng bệnh như sau:

Cách chữa nấm da đầu

Tùy thuộc mức độ nấm da đầu, người bệnh có thể lựa chọn dùng thuốc điều trị hoặc dùng các mẹo dân gian hỗ trợ tại nhà. Để sử dụng đúng cách nhất, người bệnh nên đi thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc chữa nấm da đầu

  • Thuốc bôi: Cải thiện tình trạng ngứa rát da đầu nhanh chóng ngoài da. Tuy nhiên, thuốc bôi chỉ cải thiện triệu chứng tạm thời và khó tiếp cận với các tế bào nấm da đầu ở sâu chân tóc
  • Thuốc uống: Nếu sử dụng thuốc bôi không hiệu quả, người bệnh có thể phải chỉ định dùng thuốc uống. Các dạng thuốc uống có hoạt lực mạnh hơn, tấn công và tiêu diệt vi nấm từ bên trong nên có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, dùng thuốc đường uống cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm như: chóng mặt, mệt mỏi, phát ban,…

Điều trị nấm da đầu bằng mẹo dân gian tại nhà

Với mức độ bệnh nhẹ, các biểu hiện có thể được cải thiện bằng cách áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp này hiệu quả còn tùy người sử dụng do đó cần cân nhắc kỹ càng và kiểm soát khi dùng.

  • Dùng giấm trị bệnh: Dùng giấm giúp loại bỏ da chết và giúp tóc chắc khỏe hơn. Hòa một chút giấm vào nước, dội lên đầu và massage nhẹ nhàng từ 10-15 phút giúp thẩm thấu sâu vào da đầu
Trị bệnh nấm da đầu với tinh dầu dừa
Trị bệnh nấm da đầu với tinh dầu dừa
  • Tinh dầu dừa: Dùng dầu dừa thường xuyên giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi nấm tương đối hiệu quả. Mỗi lần dùng một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa đều vào chân tóc, massage nhanh tầm 30s và để khô tự nhiên. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu có thể gây bết da đầu nên người bệnh cũng cần lưu ý khi dùng  

Cách chữa và loại bỏ gàu

Điều trị bệnh gàu có phần đơn giản hơn so với nấm da đầu. Bệnh có thể thuyên giảm triệu chứng hiệu quả sau một vài lần gội đầu hoặc điều trị bằng các bài thuốc thích hợp. 

Sử dụng các loại dầu gội chuyên dụng cho tình trạng bị gàu

  • Dầu gội Selsun: Thành phần trong dầu gội có tác dụng ức chế khả năng bài tiết bã nhờn, loại sạch gàu. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn ngăn cản tốc độ hình thành lớp sừng, giảm tình trạng tái phát gàu trên da dầu
  • Dầu gội Nizoral: Dầu gội dùng được cho cả nam và nữ, có thể mua dễ dàng ở bất kỳ nhà thuốc nào. Trong dầu gội này có thành phần kháng khuẩn phổ rộng ketoconazole nên có thể coi đây là một loại dược mỹ phẩm trị bệnh gàu ngứa trên da.

Chữa gàu bằng mẹo dân gian tại nhà

  • Mẹo chữa từ sả và vỏ bưởi: Phơi khô cùi bưởi, dập nát vài nhánh sả rồi đem đun sôi hỗn hợp trong vòng 5-7 phút. Để nguội hoặc hòa thêm nước, gội đầu 2-3 lần/tuần để thấy được hiệu quả nhất
  • Bài thuốc từ trứng gà và mật ong: Đánh tan lòng đỏ trứng, thêm 1-2 thìa mật ong, khuấy đều. Massage lên chân tóc 15-20 phút rồi gội thật sạch lại bằng nước ấm. Không chỉ hỗ trợ trị gàu tốt, bài thuốc này còn hỗ trợ trị tóc khô xơ, chẻ ngọn

Lưu ý gì khi điều trị nấm da đầu và gàu

Nấm da đầu và gàu đều là những bệnh lý ngoài da, tuy có thể chữa trị dứt điểm, không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới ngoại hình của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị từ sớm và lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý điều trị tránh nhận biết sai tình trạng bệnh, tốt nhất nên đi khám da liễu ngay khi thấy các biểu hiện ngoài da đầu
  • Loại bỏ những đồ dùng nghi ngờ có nguồn lây nhiễm bệnh
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác tránh lây nhiễm bệnh (với tình trạng nấm da đầu)
 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa bệnh hiệu quả

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Gội đầu thường xuyên, tắm rửa sạch sẽ và lau khô tóc mỗi lần gội
  • Lựa chọn loại dầu gội phù hợp với da đầu, nếu sử dụng thấy tình trạng nấm da đầu hoặc gàu không thuyên giảm, nên đổi loại khác
  • Không đi ngủ nếu tóc ướt
  • Để cho da đầu luôn thoáng mát, chỉ đội mũ, đội khăn khi thật sự cần thiết
  • Xây dựng chế độ ăn giàu lượng kẽm, lượng Allicin và vitamin B
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm ngọt, nhiều đường, giàu vitamin C và hải sản

Nấm da đầu và gàu là hai bệnh lý ngoài da rất dễ nhầm lẫn. Do đó, người bệnh cần chủ động tìm hiểu và nâng cao kiến thức của bản thân về bệnh, cách phòng ngừa bệnh. Đi khám bác sĩ da liễu ngay khi có các biểu hiện bất thường ở da đầu để có hướng xử lý sớm.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Nấm da đầu là tình trạng bong tróc, ngứa ngáy ở trên da đầu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ, khiến người bệnh rơi vào tâm lý tự ti, e ngại. Một số trường hợp dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc mẹo dân gian nhưng chỉ cải thiện được trong […]
Nấm da đầu là một căn bệnh da liễu gây phiền toái bởi nó gây ngứa ngáy, tróc vảy da đầu và rụng tóc. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị không đúng […]
Nấm da đầu là chứng bệnh do vi khuẩn gây ra, khiến người mắc có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời chúng còn có thể gây viêm, bội nhiễm da. Khi đó rất nhiều người thắc mắc liệu nấm da đầu có lây không. Để được giải đáp chi tiết nhất về câu […]
Khi bị nấm da đầu, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo đó là hiện tượng bong tróc và có thể rụng tóc nhiều. Lúc này nếu sử dụng hóa chất hoặc sản phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Cũng bởi vậy rất nhiều […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *