Lá Lốt Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Lá Lốt
Lá lốt là một loại cây quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng. Loại cây này có chứa rất nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, giúp điều trị được nhiều căn bệnh như phong hàn, tê bì tay chân, rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, chảy mồ hôi tay chân, các bệnh da liễu… Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt an toàn, hiệu quả.
Giới thiệu về cây lá lốt
Lá lốt là một loại cây dây leo, có tên khoa học là piper sarmentosum, thuộc họ Hồ Tiêu. Ở miền Nam, nó còn được gọi với tên là lá lốp. Loại cây này mọc trong tự nhiên khá nhiều, hơn nữa việc ươm trồng cũng rất dễ dàng.
Theo đó, bạn chỉ cần giâm cành ở những khu vực đất ẩm ướt như xung quanh hồ nước, nó sẽ mọc lên khá nhanh và tốt tươi. Tuy nhiên, với giống cây thân thảo này cần tránh trồng ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, điều kiện râm mát là thích hợp nhất.
Cây lá lốt được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc, có chiều dài trung bình từ 30 – 40cm. Từng bộ phận có đặc điểm riêng biệt như sau:
- Phần thân khá yếu ớt và có nhiều đốt nhỏ.
- Phần lá thuộc dạng lá đơn, tán rộng xòe to, phần trên phiến có từ 5 – 7 gân xanh nổi lên và khoảng nửa phía trên có màu xanh nhạt hơn.
- Phần hoa thì mọc thành từng cụm tại nách lá, màu trắng và khá lâu tàn.
- Quả của cây lá lốt là loại quả mọng và bên trong có chứa hạt.
Giải đáp vấn đề lá lốt có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị hơi cay, nồng và mang tính ấm, vì vậy có khả năng giúp làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau. Do đó, dược liệu này được dùng khá phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, trị mụn nhọt, hay chứng ra nhiều mồ hôi tay chân,…
Còn theo y học hiện đại phân tích, thành phần dinh dưỡng trong lá lốt có là vitamin C 34mg, sắt 4.1mg,… Đặc biệt trong rễ lá lốt chứa benzyl axetat, phần thân và lá chứa chất beta-caryophylen và alkaloid. Vì vậy, ngoài là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng, lá lốt còn được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá lốt bạn nên biết
Như đã nói, cây lá lốt có nhiều tác dụng tốt, do đó bạn có thể tận dụng để chữa trị nhiều bệnh bệnh lý. Điển hình là một số bài thuốc từ cây lá lốt phía dưới đây bạn có thể tham khảo:
Điều trị đau bụng
- Bạn lấy khoảng 20g lá lốt tươi, đem rửa thật sạch và để ráo nước.
- Cho vào nồi nấu cùng 300ml nước, đun cạn còn 100ml thì tắt bếp.
- Chia lượng nước này làm hai phần bằng nhau, rồi dùng uống hết trong ngày.
Chữa tổ đỉa ở bàn tay
- Bạn chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ hết cặn bã, tạp chất.
- Để ráo nước, rồi giã nát phần lá lốt này để lọc lấy nước cốt uống hết trong ngày.
- Còn phần bã, bạn cho thêm khoảng 3 chén nước vào nồi nấu sôi lên.
- Sau đó dùng phần nước này ngâm rửa vùng da tay bị tổ đỉa, đồng thời đắp cả bã thuốc lên chỗ vết thương để bệnh chóng khỏi.
- Mỗi ngày bạn thực hiện mẹo này 2 lần, kiên trì chỉ sau khoảng 1 tuần vết thương sẽ se khô lại và các triệu chứng khó chịu thuyên giảm đáng kể.
Lá lốt trị đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh
- Bạn cần chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, đem nấu chung với 2 bát nước.
- Đun lửa nhỏ, đến khi cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp.
- Để nguội bớt rồi dùng nước này uống vào sau bữa tối để đạt được công dụng tốt nhất.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc liên tục trong 10 ngày, bạn sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm hẳn.
Chữa sưng đau ở đầu gối
- Bạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá lốt, cùng 20g ngải cứu.
- Các nguyên liệu đem rửa nhiều lần với nước cho thật sạch, rồi giã nát.
- Sau đó mang đi chưng cùng với giấm và đắp trực tiếp lên vùng đầu gối bị sưng đau.
- Kiên trì áp dụng đều đặn trong 10 ngày, bạn sẽ thấy đầu gối bớt sưng đau, đi lại, di chuyển dễ dàng hơn.
Bài thuốc trị ra mồ hôi chân và tay nhiều
- Bạn dùng 30g lá lốt, đem thái nhỏ, rồi mang đi sao vàng hạ thổ.
- Tiếp tục cho nguyên liệu vào nồi sắc cùng với 3 bát nước, đến khi cạn chỉ còn 1 bát thì tắt bếp.
- Chia lượng nước này làm 2 phần bằng nhau và uống hết luôn trong ngày.
- Thực hiện bài thuốc này liên tục trong khoảng 1 tuần, sau đó nghỉ 4 ngày, rồi tiếp tục chu kỳ 1 tuần tiếp theo.
Lá lốt trị mụn
- Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu là 15g lá lốt, 15g lá chanh, 15g lá tía tô, 15g lá ráy, 15g cây chanh.
- Với cây chanh thì đem bỏ vỏ bên ngoài, sau đó đem phơi khô rồi giã nhỏ để rắc lên những vùng da bị tổn thương.
- Các nguyên liệu còn lại thì đem rửa thật sạch, giã nát rồi đắp lên những vùng da đang bị mụn.
- Bạn cần kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần, trong ít nhất 3 ngày để cải thiện tình trạng mụn.
Cải thiện viêm nhiễm âm đạo
- Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu là 50g lá lốt, 20g phèn chua và 40g nghệ.
- Đem các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm nước ngập các nguyên liệu.
- Thời gian đun khoảng 20 phút, đến khi các dược chất trong nguyên liệu tiết ra nước thì tắt bếp.
- Đợi khi nước nguội bớt, bạn dùng để ngâm rửa âm đạo. Bên cạnh đó, lúc nước thuốc còn nóng, chị em có thể tận dụng để xông hơi nhằm mang đến kết quả tối ưu nhất.
Trị viêm tinh hoàn
- Người bệnh chuẩn bị 12g lá lốt, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 4g cam thảo, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 6g sơn thù.
- Mang các dược liệu đi rửa sạch, rồi nấu cùng với 600ml nước. Đun lửa nhỏ cho cạn còn 200ml thì tắt bếp.
- Chia nước này ra thành các phần nhỏ và uống hết ngay trong ngày.
Chữa phù thũng do bệnh suy thận
- Bạn chuẩn bị 20g lá lốt, 10g rễ tầm gai, 10g lá đa lông, 10g cà gai leo, 10g mã đề, 10g rễ mỏ quạ.
- Đem dược liệu đi rửa sạch rồi nấu cùng 500ml nước, đun đến khi cạn còn 150ml thì tắt bếp.
- Nước thuốc này bạn nên uống hết trong ngày, kiên trì áp dụng từ 3 – 5 ngày để có thể cải thiện các triệu chứng tốt nhất.
Bài thuốc lá lốt trị viêm xoang hiệu quả cao
- Sử dụng lá lốt tươi đem rửa sạch, rồi vò nát.
- Sau đó dùng nhét vào mũi nhằm mục đích để các tinh chất của dược liệu tác động được vào các xoang.
- Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Giải cảm
- Bạn cần chuẩn bị 20g lá lốt, 5 nhánh hành hương, nửa củ hành tây, 2g gừng, 1 tép tỏi, 1 nắm gạo, cùng các gia vị cần thiết.
- Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, sau khi hạt gạo nở bung thì cho các nguyên liệu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Trị rắn cắn và say nấm
- Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm 50g lá khế, 50g lá lốt và 50g lá đậu ván trắng.
- Mang các nguyên liệu đi rửa thật sạch, rồi giã nát và thêm vào lượng nước vừa đủ.
- Lọc lấy phần nước này uống nhằm kéo dài thời gian để di chuyển người bệnh tới cơ sở y tế.
Một số lưu ý cần nhớ trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ lá lốt
Mặc dù lá lốt mang đến nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, hơn nữa cũng tương đối an toàn và lành tính, nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn có thể gây hại đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Với một người có sức khỏe bình thường, trung bình một ngày chỉ nên dùng 50 – 100g lá lốt. Nếu lạm dụng quá liều lượng này có thể gây ra những phản ứng phụ làm người bệnh bị mệt mỏi, uể oải, khó chịu,…
- Những bệnh nhân đang mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng và nóng bức trong người nếu ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến môi lưỡi bị khô, cảm giác khát nước vô cùng khó chịu. Đặc biệt nếu cố tình ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra táo bón.
- Những dưỡng chất có trong lá lốt gần như sẽ được giữ nguyên và không bị mất đi khi nấu chín. Chính vì vậy, bạn có thể thoải mái chế biến theo nhiều cách khác nhau mà vẫn có thể hấp thụ được tối đa mọi giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công dụng và các bài thuốc từ lá lốt. Nhìn chung, thực phẩm này có thể giúp điều trị khá nhiều bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn và tận dụng hết hiệu quả.