Tin tức

Dị Ứng Thức Ăn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Dị ứng thức ăn là hiện tượng xảy ra khi cơ thể của bạn phản ứng quá mức với một loại chất đặc biệt có trong thành phần của thức ăn. Tình trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy dị ứng thức ăn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như thế nào? Có cách nào khắc phục bệnh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này.

Dị ứng thức ăn là gì? Cơ chế dị ứng xảy ra như thế nào?

Dị ứng thức ăn là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với một loại protein đặc biệt nào đó trong thức ăn.

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra với cả những món ăn lần đầu hoặc những món quen thuộc đã từng ăn trước đó

Tình trạng dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở những người có cơ địa dị ứng hoặc trẻ nhỏ, người cao tuổi.

Bởi những đối tượng này có hệ miễn dịch tương đối yếu, dễ xuất hiện phản ứng khi tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng. 

Dị ứng thức ăn là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một loại thực phẩm
Dị ứng thức ăn là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một loại thực phẩm

Phản ứng dị ứng xảy ra khi cơ thể nhận ra một loại protein nào đó có trong thức ăn là tác nhân gây hại. Khi đó, cơ thể sản sinh kháng thể IgE và tạo ra histamin – nguyên nhân chính gây dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.

Ngoài lượng histamin được tạo ra, phản ứng dị ứng còn kích thích sản sinh các chất trung gian hóa học, làm thoát huyết tương và giãn mao mạch dưới da.

Hậu quả khiến xuất hiện tình trạng phù nề khu trú hoặc toàn thân, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau bụng, buồn nôn.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra với mọi loại đồ ăn, nhưng phần lớn là các trường hợp ăn đồ lần đầu. Vì kháng thể IgE sau lần đầu tiếp xúc, đánh giá nguồn thức ăn này là tác nhân gây kích ứng và giải phóng histamin ở lần sau, dù chỉ ăn một lượng nhỏ. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bị dị ứng với thực phẩm. Một số yếu tố nguy cơ tác động đến tình trạng này như:

Ảnh hưởng của độ tuổi

Trẻ nhỏ và người cao tuổi là hai đối tượng dễ mắc tình trạng dị ứng với thực phẩm nhất. Bởi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ phản ứng với thực phẩm dung nạp vào cơ thể.

Một số thực phẩm thường gây dị ứng với trẻ như sữa bò, món ăn từ các loại hạt có vỏ, hải sản,…

Dị ứng thức ăn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ
Dị ứng thức ăn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ

Người cao tuổi cũng có thể gặp tình trạng dị ứng do sức đề kháng suy giảm. Bên cạnh đó các cơ quan đóng vai trò thanh lọc và bài tiết cũng bị suy giảm chức năng, làm hạn chế khả năng lọc và đào thải chất độc, chất gây kích ứng trong cơ thể, sinh ra các phản ứng dị ứng

Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, dị ứng thức ăn được coi là một bệnh có tính chất gia đình tức là yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có bố mẹ hay gặp tình trạng dị ứng thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ di truyền như sau:

  • Cả bố mẹ có bệnh dị ứng, tỷ lệ trẻ bị dị ứng là 50-80%
  • Cả bố mẹ có bệnh dị ứng và một anh/em ruột cũng bị dị ứng, tỷ lệ di truyền bệnh là 85%
  • Bố hoặc mẹ bị dị ứng, tỷ lệ trẻ bị dị ứng là 20-40%
  • Bố hoặc mẹ bị dị ứng và một anh/em ruột cũng bị dị ứng, tỷ lệ di truyền bệnh là 40-50%
  • Bố mẹ và người thân không bị dị ứng, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ 5-15%

Cơ địa người bệnh dễ gây dị ứng thức ăn

Những người có cơ địa dị ứng là cơ thể có sự thiếu hụt Filaggrin – yếu tố cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da cũng rất dễ bị dị ứng thức ăn.

Hậu quả là da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây dị ứng và xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, sưng đau, ngứa ngáy ngoài da.

Nguồn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Dị ứng thức ăn có thể xảy ra với nhiều loại thực phẩm. Trong đó, phổ biến nhất là nhóm thực phẩm như: sữa, động vật có vỏ (tôm, cua, ngao, sò, ốc,….), trứng, các loại cá, các loại hạt có vỏ (đậu phộng, đậu nành,….)

Hạn chế các nguồn thực phẩm từ hải sản nếu có cơ địa dị ứng
Hạn chế các nguồn thực phẩm từ hải sản nếu có cơ địa dị ứng

Có nhiều người cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng cần chú ý khi sử dụng các thực phẩm này. Nhiều trường hợp sau khi ăn người bệnh sẽ bị mẩn ngứa ngoài da, khó thở,… rất nguy hiểm. 

Ảnh hưởng của môi trường

Môi trường sống ô nhiễm (không khí, bụi bẩn, hóa chất,…) cũng là một yếu tố gây bệnh cần chú ý. Tác hại từ môi trường có thể tác động đến các yếu tố gây dị ứng trong cơ thể và gây ra phản ứng dị ứng với thức ăn.

Người bệnh có bệnh lý nền khác

Có một số bệnh lý nền có khả năng làm tăng nguy cơ mắc dị ứng với thực phẩm. Đặc biệt là bệnh béo phì.

Béo phì làm tăng khả năng gây viêm, khiến người bệnh nhạy cảm hơn với thực phẩm dung nạp vào cơ thể, dễ sinh ra phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, một số bệnh lý như chàm, hen suyễn, nổi mề đay mẩn ngứa vô căn,… cũng là bệnh lý nền có thể gây dị ứng ngoài da.

Các dấu hiệu dị ứng thức ăn điển hình

Nhận biết triệu chứng của dị ứng thức ăn sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý phù hợp và kịp thời. Cần chú ý nếu sau khi ăn thấy có các dấu hiệu sau đây:

  • Nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, các vết mề đay có thể lan rộng tới cả khu vực miệng và vòm họng
Ngứa ngáy toàn thân là một triệu chứng điển hình
Ngứa ngáy toàn thân là một triệu chứng điển hình
  • Ngứa ngáy, khó chịu, gãi liên tục khiến vùng da bị tổn thương đỏ ửng
  • Miệng khô, khát nước
  • Phù nề, sưng đau các vị trí như mặt, mí mắt, môi, họng, lưỡi 
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Người bệnh đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)
  • Khó thở, thở rít (tình trạng nguy hiểm xảy ra do vùng cổ họng bị tác động và sưng, gây bít tắc đường thở)
  • Cảm thấy mất hết sức lực, hoa mắt, chóng mặt

Dị ứng thức ăn và tình trạng không dung nạp thức ăn là 2 hiện tượng có những triệu chứng khá giống nhau, khiến nhiều người bệnh chủ quan không xử lý sớm.

Theo đó để phân biệt, người bệnh lưu ý một số vấn đề:

Với dị ứng thức ăn:

  • Là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Đặc trưng với các biểu hiện mẩn ngứa ngoài da, sưng phù nề mặt – cổ họng, khó thở
  • Tình trạng này gần như xảy ra mỗi lần sử dụng thực phẩm gây dị ứng, dù chỉ với 1 lượng nhỏ
  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm sữa, các loại hạt, hải sản, cá,…

Với tình trạng không dung nạp thức ăn:

  • Không ảnh hưởng đến tính mạng
  • Đặc trưng với các biểu hiện ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, đau nhức đầu, tâm lý thay đổi
  • Tình trạng này không phải lúc nào cũng xảy ra và thường chỉ có phản ứng khi ăn một lượng quá nhiều
  • Hiện tượng này thường chỉ xảy ra với một số thực phẩm như bơ sữa, lúa mì, đồ uống có cồn

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết? Có nguy hiểm không?

Dị ứng thức ăn thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với thực phẩm gây kích ứng hoặc sau vài giờ.

Người bệnh có các chứng như viêm da, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, táo bón, ra mồ hôi,…thường xuất hiện triệu chứng muộn hơn (có thể sau vài ngày).

Thời gian kéo dài của bệnh phụ thuộc vào cơ địa và mức độ dị ứng. Thông thường, các triệu chứng sẽ tự khỏi sau 4-24 tiếng nếu người bệnh ngừng sử dụng thức ăn có nguy cơ.

Tình trạng nặng hơn có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc lâu hơn nếu có biến chứng nặng.

Dị ứng thức ăn không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở tình trạng nặng bệnh có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm, với triệu chứng:

  • Hoa mắt, chóng mặt dữ dội
  • Thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng khắp người
  • Khó thở, đau tức ngực khi gắng sức thở
  • Tụt huyết áp đột ngột
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh
  • Rơi vào trạng thái mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê nếu không được xử lý ngay

Khi gặp những biểu hiện này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời. 

Chẩn đoán và điều trị dị ứng thức ăn như thế nào?

Khi có các biểu hiện đặc trưng của dị ứng thức ăn, người bệnh cần cảnh giác và đi thăm khám sớm để có phương hướng điều trị thích hợp.

Không tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa rõ nguyên do và phải ngừng sử dụng thực phẩm có nghi ngờ ngay khi có biểu hiện dị ứng.

Các phương pháp chẩn đoán dị ứng thức ăn

Khi đến thăm khám tại các bệnh viện, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần ghi nhớ và chuẩn bị tâm lý để trả lời một số câu hỏi thăm khám của bác sĩ.

Các câu hỏi xoay quanh những thực phẩm sử dụng, thời gian bị dị ứng, tiền sử gia đình và các biện pháp điều trị đã sử dụng.

Chỉ định các xét nghiệm cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp
Chỉ định các xét nghiệm cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ phải làm một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng, mức độ dị ứng như:

  • Xét nghiệm máu (còn gọi là xét nghiệm Panel dị ứng): Nhằm kiểm tra lượng kháng thể IgE sản sinh gây phản ứng với thực phẩm dung nạp vào cơ thể. 
  • Test da: Phương pháp này có độ chính xác cao. Nhân viên y tế sẽ trực tiếp tiêm một lượng chất nghi ngờ gây dị ứng từ thực phẩm (dạng đã chiết xuất) vào vùng da tay hoặc da lưng. Theo dõi trong vòng 15-20 phút các biểu hiện ngoài da để đánh giá mức độ dị ứng
  • Test thử thách thực phẩm nghi ngờ: Kiểm tra này được thực hiện khi 2 xét nghiệm trên không cho kết quả chính xác. Lượng thức ăn đưa vào cơ thể có thể tăng từ từ cho đến khi đủ để kết luận

Dị ứng thức ăn uống thuốc gì? (Thuốc Tây y)

Trước khi điều trị, người bệnh cần loại bỏ, dừng ăn toàn bộ thức ăn nghi ngờ gây dị ứng. Tùy mức độ dị ứng thức ăn người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng H1: Hoạt động theo cơ chế đối kháng với histamin. Một số loại thuốc thường dùng như: Promethazin; Fexofenadin; Loratadin;… Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần lưu ý khi dùng
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Chỉ định trong trường hợp người bệnh xuất hiện các biểu hiện khó thở, thở nông do phù nề cổ họng. (Ví dụ như: Fenoterol; Terbutaline;…)
Dùng thuốc cải thiện triệu chứng và cấp cứu ở mức độ nặng
Dùng thuốc cải thiện triệu chứng và cấp cứu ở mức độ nặng
  • Thuốc giảm ngứa ngoài da: Giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Thuốc dạng kem bôi, sử dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Thuốc dùng trong cấp cứu sốc phản vệ: Nếu người bệnh có biểu hiện sốc phản vệ sẽ được chỉ định dùng Ephedrin (dạng tiêm). Thuốc này thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và được thực hiện bởi người có chuyên môn

Các nhóm thuốc Tây y cải thiện triệu chứng tương đối nhanh. Tuy nhiên, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, khi có bất kỳ biểu hiện gì của dị ứng thức ăn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp dân gian chữa dị ứng thức ăn

Với trường hợp dị ứng thức ăn mức độ nhẹ, không xuất hiện các triệu chứng quá phát, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện ngay tại nhà, như sau:

  • Uống nước giấm táo: Người bệnh chỉ cần dùng 1-2 thìa giấm táo (cả bã và nước), pha thêm nước ấm và mật ong uống 2 lần mỗi ngày, sẽ giúp giảm triệu chứng dị ứng nhanh chóng.
  • Uống nước gừng: Gừng có tính nóng ấm có khả năng cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa ngoài da. Đun nước gừng và cho thêm 1-2 thìa mật ong và uống hàng ngày.
Ăn tỏi sống cũng là một biện pháp chữa dị ứng thức ăn
Ăn tỏi sống cũng là một biện pháp chữa dị ứng thức ăn
  • Ăn tỏi sống: Trong thành phần tỏi sống chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống lại các phản ứng dị ứng rất tốt. Người bệnh có thể dùng 3 tép tỏi sống mỗi ngày, sử dụng giãn cách trong ngày tránh gây đầy bụng khi ăn quá nhiều

Ngoài ra, còn nhiều phương pháp dân gian khác có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng trong các trường hợp nặng, sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng, khó kiểm soát, gây biến chứng nguy hiểm.

Người bị dị ứng thức ăn nên kiêng gì và lưu ý gì để bệnh nhanh khỏi?

Người bệnh bị dị ứng thức ăn cần lưu ý giữ gìn và kiêng khem cẩn thận trong quá trình điều trị để bệnh nhanh khỏi. Cụ thể cần lưu ý những điều sau đây:

  • Loại bỏ hoàn toàn nguồn thức ăn nghi ngờ gây dị ứng ra khỏi thực đơn
  • Đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị đúng cách, không tự ý dùng thuốc
  • Cần lựa chọn và kiểm tra kĩ thực phẩm trước khi ăn. Nên tránh xa các thực phẩm gây dị ứng
  • Cần chú ý một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng mẫn cảm chéo như: Các loại sữa, các loại hạt, các loại cá
  • Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị dị ứng, người mẹ cần tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chọn sữa phù hợp nhất cho trẻ
  • Một số loại thức ăn cần thiết cho chế độ dinh dưỡng nên không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn hàng ngày được. Do đó, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay thế bằng các nhóm thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương đương
Lưu ý khi sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Lưu ý khi sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Trẻ nhỏ có khả năng mắc dị ứng cao hơn mọi đối tượng khác, nên ba mẹ cần lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày. 
  • Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trước 6 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp gây dị ứng thức ăn
  • Vệ sinh môi trường sống và làm việc thường xuyên, tránh để bụi bẩn bám dính vào dụng cụ nấu ăn có thể gây dị ứng
  • Nếu là người có cơ địa dễ dị ứng thức ăn, người bệnh nên chuẩn bị bữa ăn mang theo khi phải đi công tác hoặc đi du lịch
  • Với trẻ nhỏ ở độ tuổi đi học, cần thông báo cho những người liên quan về tình trạng dị ứng cũng như những nhóm thực phẩm cần tránh sử dụng 
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể hạn chế được nguy cơ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh

Dị ứng thức ăn là tình trạng thường gặp, có thể coi là một phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với thức ăn. Tuy tình trạng này thường là không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng cần cảnh giác, cần đi bệnh viện ngay nếu có biểu hiện của sốc phản vệ.

Quan trọng hơn, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng để phòng ngừa bệnh.

Đọc ngay:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *