Tin tức

Dị Ứng Bột Ngọt Do Nguyên Nhân Nào, Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Bột ngọt là một loại gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên có rất nhiều người bị dị ứng bột ngọt, gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Nếu như không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ gặp phải những khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và công việc hàng ngày.

Dị ứng bột ngọt là gì? Nguyên nhân do đâu?

Bột ngọt (mì chính) – tên gọi của một loại gia vị thường sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thực chất, bột ngọt là Monosodium glutamate (MSG), chất này được chỉ ra rằng có thể gây dị ứng trong nhiều trường hợp.

Người bệnh bị dị ứng bột ngọt còn được gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. 

Thực chất đây là tình trạng cơ thể bị kích ứng bởi với thành phần Monosodium glutamate (MSG)
Thực chất đây là tình trạng cơ thể bị kích ứng bởi với thành phần Monosodium glutamate (MSG)

Tuy nhiên, bột ngọt không phải loại gia vị nguy hiểm do tình trạng dị ứng không phổ biến, chỉ xuất hiện ở một số đối tượng nhất định. Nguyên nhân chính có thể do cơ thể bị dị ứng với thành phần Monosodium glutamate, sử dụng bột ngọt chất lượng không tốt hoặc do các tác nhân gây dị ứng khác. Cụ thể là:

Nguyên nhân gây dị ứng không xuất phát từ bột ngọt

Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân gây các biểu hiện dị ứng là do bột ngọt nhưng thực chất không phải. Một số biểu hiện tương tự như nổi mẩn ngứa, mệt mỏi, khó chịu, rối loạn nhịp tim,… nhưng đây chỉ là sự trùng hợp do người bệnh có thể gặp kích ứng với một số tác nhân khác như:

  • Dị ứng thức ăn: Trường hợp dị ứng này thường gặp khi người bệnh sử dụng hải sản (đặc biệt là các loại động vật có vỏ); các loại hạt (đậu phộng, lạc,…);….Người bệnh lầm tưởng do những món ăn này được chế biến cùng với bột ngọt. 
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng rất dễ gây các biểu hiện dị ứng. Hiện tượng này trùng hợp với thời điểm người bệnh dùng các món ăn chứa bột ngọt nên dễ gây hiểu lầm.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến một số biểu hiện tương tự như dị ứng nhưng không xuất hiện mẩn đỏ. Người bệnh cũng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với trường hợp này

Dị ứng bột ngọt do cơ địa người bệnh nhạy cảm với MSG

Thành phần chính của bột ngọt là Monosodium glutamate (MSG) – tác nhân có thể gây dị ứng. Đặc biệt ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng nói chung và nhạy cảm với MSG nói riêng.

Dị ứng bột ngọt có thể do cơ địa nhạy cảm
Dị ứng với bột ngọt có thể do cơ địa nhạy cảm

Tuy nhiên, nếu sử dụng một hàm lượng bột ngọt vừa đủ sẽ không bị dị ứng.Trường hợp thường xuyên dùng nhiều bột ngọt gây dư thừa Glutamate. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chức năng đào thải của cơ quan gan, thận, dây thần kinh cảm giác và hoạt động của trí não sẽ rất nguy hiểm

Dị ứng bột ngọt không quá nguy hiểm nếu người bệnh tiết chế sử dụng bột ngọt trong bữa ăn hoặc sử dụng gia vị khác để thay thế. Trường hợp có triệu chứng dị ứng cũng không cần quá lo lắng, tình trạng này có thể giảm sau  2 – 3 giờ mà không cần dùng thuốc.

Do bột ngọt giả

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng là do sử dụng phải bột ngọt giả, kém chất lượng. Khi đó, trong bột ngọt có thể bao gồm cả nhiều chất độc hại, gây kích ứng cho cơ thể. Trường hợp này không phải dị ứng với thành phần MSG trong bột ngọt mà là dị ứng hóa chất. Người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện khác như buồn nôn, đau đầu, đau bụng,… Do đó, cần thận trọng khi mua và lựa chọn bột ngọt.

Dấu hiệu bị dị ứng bột ngọt cần cảnh giác

Các triệu chứng của tình trạng này có nhiều điểm tương đồng với tình trạng dị ứng thông thường. Người bệnh cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như:

  • Nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu khắp người
  • Đau nhức đầu, có thể kèm theo biểu hiện đau ngực
  • Có triệu chứng xuất tiết, sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)
  • Cảm giác tê buốt xung quanh miệng kèm theo nóng rát và đau khi sờ vào
  • Chảy nước mắt, nhức và sưng mắt
  • Ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp
  • Bứt rứt, khó chịu trong người, dễ cáu gắt

Người bệnh cần đến bác sĩ ngay nếu như xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Rối loạn nhịp tim, cảm thấy tim đập nhanh và rõ
  • Đau nhức đầu, đau tức ngực, choáng váng, hoa mắt
  • Khó thở do phù nề ở cổ họng
  • Một số biểu hiện khác của sốc phản vệ

Khi gặp các biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện biện pháp cấp cứu và khai thông đường thở kịp thời. Tuyệt đối không để  tình trạng bít tắc đường thở kéo dài có thể gây suy hô hấp, hôn mê và đe dọa đến tính mạng

Cách xử lý khi bị dị ứng bột ngọt như thế nào?

Tình trạng dị ứng bột ngọt không nguy hiểm, do đó người bệnh không cần lo lắng nếu gặp các triệu chứng trên. Các biểu hiện có thể tự biến mất sau đó 2-3 tiếng nếu người bệnh không tiếp tục sử dụng bột ngọt.

Khi gặp các biểu hiện dị ứng, nghi ngờ do bột ngọt gây ra, lương y Tuấn cho biết người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà như sau:

  • Dừng sử dụng các món ăn chứa bột ngọt
  • Pha một cốc nước chanh ấm, thêm vài hạt muối. Uống từ từ và nghỉ ngơi hoàn toàn trong 15-20 phút 
  • Cố gắng nôn toàn bộ thực phẩm đã ăn ra là biện pháp tốt nhất
  • Uống nhiều nước ấm giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện các tình trạng ngứa ngáy ngoài da
Uống nhiều nước cải thiện tình trạng bệnh
Uống nhiều nước cải thiện tình trạng bệnh
  • Không tự ý sử dụng thuốc dị ứng hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, tránh gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe
  • Sau khi bình phục, người bệnh cũng cần kiêng bột ngọt hoàn toàn một thời gian, đặc biệt lưu ý nếu đi ăn ngoài

Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, có những dấu hiệu cấp tính, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế. Nếu đã sử dụng thuốc trước đó, nên mang theo thuốc để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý triệu chứng dị ứng kèm theo sử dụng thuốc.

Trường hợp chưa dùng thuốc, cần lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc dị ứng. Bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi để xác định triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như: Loại thức ăn đã dùng? Lượng bột ngọt đã cho? Loại thuốc đã sử dụng? Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cần lưu ý để cung cấp thông tin chính xác, phục vụ điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc bác sĩ có thể sử dụng cho người bệnh bị dị ứng bột ngọt như:

  • Tiêm Epinephrine nếu người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ. Thuốc này có tác dụng chống sự co thắt phế quản gây suy hô hấp, giúp người bệnh khai thông đường thở khi bị sốc phản vệ. 
  • Sử dụng thuốc dị ứng kháng H1 nhằm cải thiện các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, khó chịu
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài nhằm giảm tình trạng ngứa ngáy ngoài da, sưng đỏ mề đay.

Lưu ý và phòng ngừa dị ứng bột ngọt

Mặc dù cơ thể bị dị ứng với bột ngọt không phải tình trạng phổ biến, tuy nhiên cũng cần cảnh giác khi sử dụng. Nếu dùng không đúng cách và quá liều lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần lưu ý:

  • Không nêm bột ngọt khi nhiệt độ quá cao: Không thêm bột ngọt khi món ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, có thể làm biến chất các thành phần trong bột ngọt và gây dị ứng. Do đó, cần kiểm soát nhiệt độ, nêm nếm ở 70-90 độ C là tốt nhất
  • Không nêm bột ngọt khi nhiệt độ thấp: Nếu nêm nếm bột ngọt ở nhiệt độ thấp, bột ngọt có thể không tan hoàn toàn và dễ gây dị ứng.
  • Thời điểm phù hợp để nêm nếm: Tốt nhất các món ăn nên được nêm nếm sau khi đã đun sôi và tắt bếp. Sau khi thêm bột ngọt, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Đối với các món ăn như gỏi, salad, nên hòa tan bột ngọt và gia vị khác với một chút nước sôi rồi trộn đều với món ăn
Nêm nếm tại thời điểm thích hợp giúp giữ nguyên hương vị của bột ngọt và món ăn
Nêm nếm tại thời điểm thích hợp giúp giữ nguyên hương vị của bột ngọt và món ăn
  • Không dùng bột ngọt với thực phẩm ngọt: Trong các thực phẩm này có chứa vị ngọt tự nhiên, sử dụng bột ngọt có thể làm thay đổi vị ngọt của món ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tránh kết hợp bột ngọt với đồ chua: Trong đồ chua có chứa một lượng acid tương đối lớn. Khi gặp bột ngọt, acid có thể gây phá hủy và biến đổi các chất trong thành phần gây dị ứng, ảnh hưởng đến người sử dụng
  • Tránh sử dụng cùng đồ ăn chiên rán: Dầu mỡ, đặc biệt là thành phần lipit có thể gây biến đổi các chất có trong bột ngọt. Do đó, nếu rắc trực tiếp bột ngọt lên bề mặt món ăn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày người sử dụng
  • Hạn chế sử dụng thịt gia cầm, phomai, cá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong những thực phẩm kể trên chứa hàm lượng bột ngọt tương đối nhiều. Do đó, nếu người bệnh có cơ địa nhạy cảm và đã từng dị ứng với mì chính cần lưu ý khi sử dụng nhóm thực phẩm này
  • Hạn chế sử dụng một số thực phẩm chế biến sẵn: Thịt bò khô, nước dùng/nước hầm mua sẵn, các phụ gia thực phẩm khác
  • Sử dụng với hàm lượng vừa phải: Bột ngọt nói chung không tốt cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều và thường xuyên. Nên hạn chế lượng dùng với mỗi bữa ăn và không nêm nếm bột ngọt với những món ăn không cần thiết

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho người bệnh một số thông tin cần biết về dị ứng bột ngọt. Có thể khẳng định, đây không phải tình trạng nguy hiểm và chỉ xảy ra ở một số đối tượng nhất định, không phổ biến. Nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh cũng có thể để lại nhiều biến chứng khó lường. Do đó, các bạn đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay cho chuyên gia để được tư vấn cụ thể. Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường làm việc tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00-17h30. Các lương y, bác sĩ của nhà thuốc luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người bệnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *